Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích bài thơ thu vịnh

phân tích bài thơ thu vịnh
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
293
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài thơ "Thu vịnh" là một tác phẩm của nhà thơ Hàn Mặc Tử, được viết vào thời kỳ cuối đời của ông. Bài thơ này mang đậm tình cảm bi thương, lưu luyến với quê hương và tuổi thơ đã qua.

Bài thơ được chia thành 3 phần, mỗi phần gồm 4 câu. Phần đầu tiên miêu tả cảnh thu với những hình ảnh tĩnh lặng như "mây trắng bay qua núi xanh", "gió lùa lá vàng rơi", tạo nên một không khí yên bình, thanh tịnh. Phần thứ hai là lời tâm sự của người viết, ông nhớ về quê hương, những kỷ niệm tuổi thơ và những người bạn đã xa cách. Phần cuối cùng là lời chia tay, ông nhìn lại quê hương và những kỷ niệm đã qua, biết rằng không thể quay lại được nữa.

Bài thơ "Thu vịnh" mang đến cho người đọc một cảm giác nhẹ nhàng, sâu lắng và đầy tình cảm. Những hình ảnh mùa thu được tạo nên bởi những từ ngữ tinh tế, màu sắc và âm điệu của từng câu thơ. Từng câu thơ như một bức tranh tĩnh, đưa người đọc đến với không gian thu và cảm nhận được sự thanh tịnh, yên bình của mùa thu.

Bài thơ cũng thể hiện tình cảm bi thương, lưu luyến của người viết với quê hương và tuổi thơ đã qua. Những kỷ niệm và những người bạn đã xa cách được ông nhớ mãi, tạo nên một tâm trạng buồn lẻn và sâu sắc. Tuy nhiên, ông cũng nhận thức rằng thời gian không thể quay lại và ông phải chấp nhận sự thay đổi và chia tay.

Từng câu thơ trong bài thơ "Thu vịnh" đều được xây dựng một cách tinh tế, sử dụng ngôn ngữ đẹp và hình ảnh sắc nét. Từng từ ngữ, từng cụm từ đều được chọn lọc kỹ càng để tạo nên một bức tranh tĩnh mỹ về mùa thu và tâm trạng của người viết.
2
0
Th Vinh
16/11/2023 19:30:18
+5đ tặng

Thiên nhiên mùa thu của quê hương làng cảnh Việt Nam, dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Khuyến đẹp một cách thanh cao, gợi cảm, hồn hậu, khiến chúng ta càng thêm yêu, thêm quý quê hương đất nước của mình.

Nguyễn Khuỵến nổi tiếng với chùm thơ ba bài viết về mùa thu Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm. Có lẽ Nguyễn Khuyến đã viết theo lối “chùm ba” của Đỗ Phủ - đại thi hào Trung Quốc này nổi tiếng với “Tam biệt”, “Tam lại”...). Theo nhận xét của Xuân Diệu thì trong ba bài thơ mùa thu của Nguyễn Khuyên, bài thơ Thu vịnh mang cái hồn cua cảnh vật mùa thu hơn cả, cái thanh, cái trong, cái nhẹ, cái cao. Thu vịnh mang cái thần của cảnh mùa thu xứ Bắc và cả tâm sự u uấn của thi nhân:

Trời thu xanh ngắt mấy từng cao.

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

Nước biếc trông như tảng khói phủ,

Song thưa để mặc bóng trăng vào

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái

Một tiếng trên không ngỗng nước nào?

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

Bức tranh vẽ mùa thu được tác giả phác họa với không gian thoáng đãng. Nến trời chấm phá một nét nhẹ, mềm của cảnh trúc:

Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

Mùa thu của xứ Bắc có bầu trời cao xanh trong đã hiện lên trong thơ Nguyễn Khuyến là “trời thu xanh ngắt”. Màu sắc ấy là màu của trời thu mà cũng là cái tình tha thiết của thi nhân đối với mùa thu, đối với quê hương lang cảnh. Không gian mở ra thăm thẳm “mấy tầng cao”, một cần trúc (trúc chứ không phải là tre) vươn lên trên nền trời thu “xanh ngắt”. Nét cong mềm của “cần trúc” vươn lên một cách thanh cao, không ủy mị như rặng liễu đìu hiu buông xuống trong thơ mùa thu của Xuân Diệu. Từ láy “lơ phơ” gợi tả vẻ thưa thớt của những lá trúc lay động bởi gió heo may mùa thu. Từ láy "hát hiu” gợi được sự rung động của cành trúc, hay là sự rung động của tâm hồn thi nhân trước cảnh thu, trời thu đượm buồn?

Bức tranh mùa thu trong Thu vịnh cứ được thêm hòa sắc mới, đường nét, hình ảnh mới:

Nước biếc trông như tầng khói phủ

Song thưa để mặc bóng trăng vào

Hình ảnh mùa thu được pha thêm màu “nước biếc", thêm một sắc xanh tha thiết nữa, màu của áo thu trong xanh, với “khói phủ” nhạt nhòa. “Khói” dãy gợi nhứ “khói sóng" trong thơ Thối Hiệu “Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai . Cảnh đêm thu thật là huyền diệu. Lại thêm có trăng. Thi nhân mở ra đón trăng “Song thưa để mặc bóng trăng vào". Trong đêm thu thanh tĩnh, trăng là người bạn tri kỉ của thi nhân. Có ánh trăng thu, bức tranh mùa thu trong thơ thêm sáng. Mọi vật trong đêm thu được pha thêm ánh trăng huyền ảo, mộng mơ.

Cảnh thu thêm huyền hoặc, từ màu hoa cho đến tiếng chim:

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái

Một tiếng trên không ngỗng nước nào?

Hoa mùa thu không đổi, không có sắc màu vì khói phủ nhạt nhòa hay nhà thơ mất hết ý niệm về thời gian? “Mấy chùm trước giậu" làm sao biết được đó là hoa gì, màu sắc như thế nào. Chỉ biết đó là “hoa năm ngoái”. Tứ thơ của Nguyễn Khuyến còn trừu tượng hơn, ở đây chẳng có hoa đào, hoa cúc gì cả. Hình ảnh “hoa năm ngoái” thể hiện thời gian ngưng đọng, tâm trạng bất biến của thi nhân. Câu thơ thể hiện một nỗi buồn man mác. Âm thanh mùa thu là một tiếng ngỗng trời xa lạ “ngỗng nước nào”. Tiếng ngỗng trời lạnh cả không gian mùa thu đã làm thổn thức nỗi lòng của thi nhân.

Đêm thu huyền diệu dã gợi cảm hứng cho nhà thơ. Thi hứng cũng chợt đến trong nỗi niềm u uẩn của thi nhân:

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút.

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

Trước cảnh thu huyền diệu, nhà thơ đã bộc lộ trực tiếp nỗi lòng của mình. Theo quan điểm của Nguyễn Khuyến mà cũng là quan điểm của các nhà thơ chân chính, thơ gắn liền với nhân cách, nhân cách lớn thì thơ lớn.

Rung động trước mùa thu, cất bút định làm thơ, Nguyễn Khuyến cảm thấy “thẹn với ông Đào”. Ông Đào ở đây tức là Đào Tiềm (Đào Uyên Minh), một nhà thơ nổi tiếng ở Trung Quốc thời Lục Triều. Ông đỗ tiến sĩ, ra làm quan, rồi chán ghét cảnh quan trường thối nát đã treo ấn từ quan, lui về ẩn dật và có bài Qui khứ lai từ rất nổi tiếng. Sao cụ Nguyễn lại “thẹn” với ông Đào? Thái độ này chưa từng thấy đối với các thi nhân cổ kim. về khoa bảng, ông Đào đỗ tiến sĩ, cụ Nguyễn cũng đỗ tiến sĩ, cụ Nguyễn lại còn có Tam Nguyên, người đời gọi cụ là Tam Nguyên Yên Đổ. Về tài học, thơ của Nguyễn Khuyến kém gì thơ Đào Uyên Minh? Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ cổ điển lớn nhất của nước nhà được Xuân Diệu phong là “Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam" và hết lời ngợi ca. Có lẽ cụ Nguyễn “thẹn với ông Đào'' là về khí tiết. Cụ Nguyễn thiếu cái dũng khí của ông Đào, người đã tư quan một cách dứt khoát, trở thành một nhân vật lừng danh về khí tiết trong giới quan trường Trung Hoa. Còn Nguyễn Khuyến thì lúng túng khi ra làm quan (thời đó ra làm quan tránh sao khỏi là tay sai của giặc Pháp) và lừng khừng khi đồng cảm của người đời. Đã về ẩn dật rồi, cụ Nguyễn vẫn còn chưa nguôi ân hận về những năm tham gia guồng máy chính quyền thối nát tàn bạo thời bấy giờ. Câu thơ của một tấm lòng chân thực là nỗi niềm u uẩn của một nhân cách lớn, của một nhà thơ lớn.

Thu vịnh là một bài thơ hay viết về mùa thu cua Nguyễn Khuyến. Bức tranh mùa thu với màu sắc thanh đạm, đường nét uyển chuyển, không gian cao rộng, cảnh  vật huyền ảo dưới ánh nắng trắng trong thể hiện nỗi lòng tha thiết của nhà thơ đối với quê hương đất nước. Nhân vẻ đẹp của đêm thu. Nhà thơ cũng bộc bạch tâm sự sâu kín, chân thật của mình hết sức cảm động.

Thiên nhiên mùa thu của quê hương làng cảnh Việt Nam, dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Khuyến đẹp một cách thanh cao, gợi cảm, hồn hậu, khiến chúng ta càng thêm yêu, thêm quý quê hương đất nước của mình.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Thắng
16/11/2023 19:38:58
+4đ tặng

Bằng những hành ảnh gần gũi thân thương của làng qua trong cảnh mùa thu từ mây, trời, ngọn trúc, mặt nước, ánh trăng, và những âm thâm quen thuộc của gió, tiếng ngỗng… Cũng chính vì vật mà bài thơ đã mang một nét riêng, một cảnh đẹp nhưng lại ẩn chứa những nỗi lòng khó có thể diễn tả hết được. Cũng chính qua bài thơ, góp phần nào khẳng định được tình yêu quê hương đất nước, tình yêu thiên nhiên tha thiết của nhà thơ, và cái tình yêu đó được thể hiện hết sức tinh tế và uyên thâm không mấy ai có thể diễn tả được.

Như đã nói, Nguyễn Khuyến thường dành tình cảm đặc biệt cho quê hương làng cảnh Việt Nam. Ông có một chùm thơ nổi tiếng viết về mùa thu gồm có 3 bài Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm đều đặc tả phong cảnh làng quê. Phân tích Thu vịnh cũng như chùm thơ này sẽ thấy, Nguyễn Khuyến đã sáng tác theo lối “chùm ba” của đại thi hào Trung Quốc – Đỗ Phủ.

Đối với bài “Thu vịnh”, Xuân Diệu từng nhận xét rằng đây là bài thơ trong ba bài về mùa thu của Nguyễn Khuyến mang cái hồn, cái chất của mùa thu hơn cả. Qua “Thu vịnh”, mùa thu xử Bắc hiện lên rõ nét, tinh tế và cũng ẩn chưa những tâm sự sâu kín của người viết:

Trời thu xanh ngắt mấy từng cao.

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

Nước biếc trông như tảng khói phủ,

Song thưa để mặc bóng trăng vào

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái

Một tiếng trên không ngỗng nước nào?

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

Mở đầu bài thơ, tác giả phác họa một bức tranh không gian thoáng đãng. Trên nền trời được chấm phá một nét mỏn, mềm của cành trúc:

Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

“Trời thu xanh ngắt” là điểm đặc trưng đầu tiên của mùa thu xứ Bắc. Nhưng màu xanh ấy không chỉ là màu của trời thu mà còn ẩn chứa tình yêu tha thiết của người viết đối với mùa thu cũng như làng cảnh quê hương.

Không gian ngày mùa thu còn mở ra thăm thẳm với “mấy tầng cao”. Giữa màn trời xanh ngắt, một cành trúc vươn lên thật thanh cao mà không đìu hiu như “rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang” như trong thơ của Xuân Diệu. Từ láy “lơ phơ” khi tả cành trúc cũng thật gợi hình, nó gợi tả sự thưa thớt của lá trúc, nên trước gió mùa thu không ngừng lay động. Còn cơn gió “hắt hiu” là gió như thế nào? Đúng hơn, cái sự “hắt hiu” đó là những rung động, là nỗi buồn mơ hồ mà tâm hồn người thi nhân cảm thấy khi đứng trước cảnh thu đượm buồn.

Nhưng rồi bức tranh mùa thu trong “Thu vịnh” được Nguyễn Khuyến cho thêm sắc màu mới, đường nét và hình ảnh mới. Cái không khí mùa thu xứ Bắc vì thế thêm đa đa dạng hơn:

Nước biếc trông như tầng khói phủ

Song thưa để mặc bóng trăng vào

Và mùa thu được pha thêm màu “nước biếc”, mùa thu được khoác lên chiếc áo mới với màu xanh tha thiết. Gợi hình, gợi cảm hơn nữa khi áo thu trong xanh hòa quyện cùng “khói phủ” nhạt nhòa. Như cảnh đêm thu còn huyền diệu hơn thế khi có thêm trăng.

Người thi nhân mở cửa để đón trăng “Song thưa để mặc bóng trăng vào”. Cũng như nhiều nhà thơ khác, trăng là người bạn tri kỉ của Nguyễn Khuyến. Và có lẽ, nếu không có sự hiện diện của trăng, bức tranh mùa thu sẽ thiếu đi nhiều sự thi vị. Cảnh vật trong đêm được bao trùm bởi ánh trăng sẽ trở nên huyền ảo, mộng mơ hơn.

Cảnh đêm thu ấy càng trở nên huyền hoặc hơn khi có sự góp mặt của tiếng chim, của “giậu hoa”;

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái

Một tiếng trên không ngỗng nước nào?

Hoa mùa thu vẫn thế, không có sắc màu, là bởi khói phủ nhạt nhòa hay người viết đã không còn ý niềm về dòng thời gian trôi. Nên chỉ biết là hoa năm ngoái, mà chẳng rõ “mấy chùm trước giậu” là hoa gì, có màu sắc ra sao. Điều này khiến tứ thơ của Nguyễn Khuyến thêm trừu tượng và dường như đó cũng là tâm trạng bất biến của người viết. “Một tiếng trên không ngỗng nước nào?”, câu thơ mang một nỗi buồn man mác, khi âm thanh của mùa thu là một tiếng ngỗng trời xa lạ, cái xa lạ khiến lòng người thi nhân thổn thức.

Nguyễn Khuyến viết bài thơ với cảm hứng từ một đêm thu huyền diệu, nhưng cũng chính trong đêm thu ấy mà niềm thi hứng lại mang nỗi niềm u uẩn.

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào

Trước cảnh thu đẹp mà buồn man mác, Nguyễn Khuyến đã bộc lộ nỗi lòng mình. Với Nguyễn Khuyến cũng như với các nhà thơ chân chính, thơ sẽ luôn gắn liền với nhân cách. Nhân cách lớn thì thơ lớn.

Khi rung động trước cảnh đêm thu, toan cất bút làm thơ, Nguyễn Khuyến lại cảm thấy “thẹn với ông Đào”. Ông Đào Nguyễn Khuyến nhắc đến là Đào Tiềm – nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc xưa kia. Ông thẹn bởi so với “ông Đào” vì cái khí tiết của ông trong giới quan trường Trung Hoa khi dứt khoát từ quan. Nghĩ về mình, Nguyễn Khuyến làm quan trong thời buổi khó tránh khỏi việc là tay sai của giặc Pháp. Bởi vậy, khi đã về quê sống ẩn dật, ông vẫn luôn ân hận về những năm làm việc trong bộ máy chính quyền thối nát tàn bạo thời ấy. Như vậy, phân tích Thu vịnh ta không chỉ thấy một bức tranh mùa thu đẹp huyền ảo mà còn thấy được tấm lòng chân thực cũng như niềm u uẩn một nhà thơ, một nhân cách lớn Nguyễn Khuyến.

Một lần nữa cần khẳng định rằng “Thu vịnh” là một bài thơ thơ viết về mùa thu. Qua bài thơ, bức tranh mùa thu hiện lên thật thanh đạm, uyển chuyển và cũng thật huyền ảo. Bên cạnh đó, “Thu vịnh” còn là nỗi lòng tha thiết của nhà thơ đối với quê hương đất nước. Bởi vậy, phân tích Thu vịnh ta như thấy, Nguyễn Khuyến miêu tả vẻ đẹp của đêm mùa thu và cũng là bộc bạch những nỗi niềm sâu kín. Qua bài thơ “Thu vịnh” người đọc sẽ cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên của làng quê Việt Nam, từ đó càng thêm yêu quý quê hương mình.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×