Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau:

Tam đại con gà

Xưa có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ”, đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt.

Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ.

Một hôm, dạy sách Tam thiên tự, sau chữ “tước” là chim sẻ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì”. Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy vậy, trong lòng vẫn thấp thỏm.

Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới thầm xin khấn ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì” không. Thổ công cho ba đài được cả ba.

Thấy vậy, thầy lấy làm đắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào:

-Dủ dỉ là con dù dì… Dủ dỉ là con dù dì…

Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy:

-Chết chửa! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì”?

Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa”, nhưng nhanh trí thầy vội nói gỡ:

-Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ “kê”, mà “kê” nghĩa là “gà”, nhưng tôi dạy thế là dạy cho cháu biết đến tận tam đại con gà kia.

Nhà chủ càng không hiểu, hỏi:

-Tam đại con gà là nghĩa làm sao?

-Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà!

1. Văn bản trên là thể loại văn bản gì? Chỉ ra 2 đặc điểm để xác định thể loại văn bản trên.

2. Em hay giải thích nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ”.

3. Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện trên.

4. Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì?

2 trả lời
Hỏi chi tiết
386
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
1. Văn bản trên là một câu chuyện ngắn.
Đặc điểm thể loại văn bản:
- Câu chuyện có một cốt truyện rõ ràng.
- Câu chuyện có mục đích giảng dạy hoặc truyền đạt một thông điệp.

2. "Xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ" có nghĩa tường minh là dù bạn xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ thì cuối cùng bạn vẫn sẽ được đánh giá dựa trên những hành động và thành tựu của mình. Nghĩa hàm ẩn của câu này là việc nói chữ chỉ là một phần nhỏ trong việc đánh giá một người, điều quan trọng hơn là hành động và thành tựu của người đó.

3. Ý nghĩa của câu chuyện là nhấn mạnh việc không nên đánh giá một người chỉ dựa trên bề ngoài hay những điều rõ ràng, mà cần xem xét toàn diện về hành động và thành tựu của người đó. Câu chuyện cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học hành và kiến thức.

4. Bài học rút ra từ câu chuyện là không nên đánh giá một người chỉ dựa trên bề ngoài hay những điều rõ ràng, mà cần xem xét toàn diện về hành động và thành tựu của người đó. Ngoài ra, câu chuyện cũng nhắc nhở về tầm quan trọng của việc học hành và kiến thức.
0
0
Dannz
24/11/2023 21:37:34
+5đ tặng
  1. Văn bản trên là một câu chuyện dân gian, thể loại truyện kể. Đặc điểm để xác định thể loại văn bản này là:

    • Câu chuyện có tính chất giả tưởng, không thực tế (như việc thầy giáo xin thổ công để biết chữ).
    • Câu chuyện mang tính giáo dục, nhằm truyền đạt một bài học cho người nghe (ở đây là bài học về sự dối trá và sự dốt nát).
  2. Câu “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ” có nghĩa tường minh là những người xấu thường giả vờ làm những việc tốt để che giấu bản chất của mình, những người dốt thường giả vờ biết nhiều chữ để che giấu sự ngu dốt của mình. Nghĩa hàm ẩn của câu này là lời cảnh báo về những người giả dối, giả vờ, không chân thật trong cuộc sống.

  3. Ý nghĩa của câu chuyện là cảnh báo mọi người về những kẻ giả dối, giả vờ, không chân thật. Đồng thời, câu chuyện cũng nhắc nhở chúng ta rằng dù có cố gắng che giấu, bản chất thật sự của một người sẽ được phơi bày.

  4. Bài học rút ra từ câu chuyện này là chúng ta không nên giả dối, giả vờ hoặc cố gắng che giấu bản chất thật của mình. Hãy sống một cách chân thật và trung thực. Đồng thời, chúng ta cũng cần phải cẩn thận với những người giả dối, giả vờ trong cuộc sống.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Thắng
24/11/2023 21:40:11
+4đ tặng
1. Văn bản trên là thể loại văn bản truyện cười
Xưa có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ”, đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt.
Câu 2:

Không ai tự nhận mình xấu xa và kẻ xấu thì thường giả danh làm người tốt để kết giao với nhiều người. Và kể cả họ làm sai việc gì đi chăng nữa họ cũng cố gắng bao biện cho hành động sai trái của mình và thể hiện bản thân rất tốt đẹp. Trong cuộc sống những kẻ này chúng ta cần phải tránh xa bởi lời nói và hành động của người này thường đi ngược lại với nhau.

Trong môi trường công sở chúng ta sẽ dễ dàng gặp những kẻ “Xấu hay làm tốt” vẻ bề ngoài họ là một người hòa đồng, sẵn sàng giúp đỡ bạn ở mọi lúc mọi nơi nhưng thực tế thì ẩn sau sự tốt đẹp ấy chính là một người xấu tính, họ có thể thoải mái nói xấu bạn, có thể dìm hàng bạn với đồng nghiệp khác. Cũng có những người làm ít nhưng lúc nào cũng kể công và tỏ vẻ bận rộn..

Câu 3

Truyện này thực sự là một tác phẩm hài hước và thông minh, không chỉ mang tính giải trí mà còn có sự sâu sắc trong việc phê phán những tật xấu và thói quen không tốt trong xã hội. Điểm mấu chốt là việc nói lên điểm yếu, hư tật của một phần nhân dân thông qua các tình huống độc đáo và nhân vật dễ thương.

Câu 4

Bài học về sự dốt, sự tự phụ, và sự cố gắng che đậy thực tế trong truyện có thể giúp mọi người tự nhìn vào bản thân mình, thúc đẩy việc cải thiện và phát triển. Chính vì vậy, truyện “Tam đại con gà” không chỉ là một câu chuyện hài hước mà còn là một tác phẩm mang ý nghĩa sâu sắc, đem lại nhiều cảm xúc và suy ngẫm cho độc giả.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo