Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
1. Hai câu đề
- Hai câu đề giới thiệu một nét mới của khoa thi Đinh Dậu:
Nhà nước ba năm mở một khoa
Trường Nam thi lẫn với trường Hà
- Thời gian mở khoa thi: Ba năm mở một khoa.
- Hình thức thi: Trường Nam thi lẫn với trường Hà.
à Sự lộn xộn, láo nháo, lôi thôi, thiếu nề nếp, quy củ của cuộc thi.
=> Sự lộn, nhốn nháo, thấy được tình cảnh của đất nước, sự áp đảo của ngoại bang.
2. Hai câu thực
Hai câu thực miêu tả cảnh nhập trường và xướng danh bằng hai nét vẽ rất đặc sắc:
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ
Ậm ọe quan trường miệng thét loa
- Sĩ tử:
+ Vai đeo lọ à dáng dấp luộm thuộm
+ Lôi thôi sĩ tử: đảo ngữ à nhấn mạnh vẻ nhếch nhác, không gọn gàng của những sĩ tử.
=> Câu thơ vẽ nên viễn cảnh hài hước, chua chát. Họ không có tư thế của những sĩ tử đi thi, của người làm chủ kiến thức trong kì thi.
- Quan trường: dáng vẻ ra oai, nạt nộ
+ Ậm ọe quan trường: đảo ngữ à làm nổi bật đối tượng người coi thi nói năng ậm ọe, ấp úng, ra oai, gượng gạo.
+ Miệng thét loa: sự nhốn nháo, quá lộn xộn của cảnh trường thi.
=> Trường thi không còn là chốn tôn nghiêm, nề nếp nữa, quá lộn xộn, quá ồn ào, khác nào cảnh họp chợ, nên quan trường mới ậm ọe và thét loa như thế.
=> Tú Xương đối rất chỉnh làm hiện lên hai hình ảnh trung tâm của trường thi. Sĩ tử thì lôi thôi nhếch nhác, mất di cái vẻ nho nhã thư sinh. Quan trường, giám thị cũng chẳng còn cáu phong thái nghiêm trang, trịnh trọng vốn có.
3. Hai câu luận
Hai câu luận tô đậm bức tranh Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu bằng hai bức biếm họa về ông Tây và mụ đầm:
Cờ kéo rợp trời, quan sứ đến
Váy lê quét đất, mụ đầm ra
- Quan sứ, mụ đầm à làm tăng sự lố bịch của cuộc thi.
- Cờ kéo rợp trời: đón tiếp trang nghiêm, linh đình.
- Váy lê quét đất: cách ăn mặc lòe loẹt, lố lăng.
=> Sự phô trường về hình thức, nhố nhăng, lôi thôi.
- Phép đối:
Quan sứ >< bà đầm
Cờ kéo >< váy lê
=> Bức tranh biếm họa về trường thi đầy rẫy những đối lập, ngược đời, trớ trêu.
=> Nghệ thuật trào phúng độc đáo trong phép đối của Tú Xương thể hiện nỗi đau, nỗi nhục mất nước được cực tả một cách cay đắng, lạnh lùng qua cặp câu luận này.
4. Hai câu kết
- Hai câu kết như một lời than. Nguồn mạch trữ tình như được chiết xuất ra từ những điều mắt thấy, tai nghe, từ những nhố nhăng, lôi thôi, lộn xộn trong ngoài, trên dưới nơi trường Nam năm Đinh Dậu:
Nhân tài đất Bắc nào ai đó
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà
- Câu hỏi: Nhân tài đất Bắc nào ai đó à lời kêu gọi những người có lòng tự tôn dân tộc hãy thức tỉnh để trông cảnh nước nhà.
- Ngoảnh cổ: thái độ, tâm thế không cam tâm sống mãi trong cảnh đời nô lệ.
- Cảnh nước nhà: hiện trạng đất nước và nỗi nhục mất nước.
=> Tú Xương là một trong hàng vạn sĩ tử dự khoa thi Hương năm Đinh Dậu. Ông là người tham dự, là người chứng kiến,… Từ nỗi đau của người hỏng thi mà ông ngẫm về cái nhục của sĩ tử, của trí thức, của nhân tài đất Bắc. Thể hiện tấm lòng yêu nước, căm ghét bọn thực dân xâm lược, thức tỉnh lòng tự tôn dân tộc.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |