Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phương thức tổng phân hợp trình bày cảm nhận của em về tình bà cháu

hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phương thức tổng phân hợp trình bày cảm nhận của em về tình bà cháu được thể hiện trong đoạn thơ ''lên bốn tuổi cháu đã quên mùi khói ...cứ bảo là vẫn được bình yên'' có một câu hỏi tu từ và một lời dẫn trực tiếp
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
202
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Tình bà cháu được thể hiện trong đoạn thơ "Lên bốn tuổi cháu đã quên mùi khói...cứ bảo là vẫn được bình yên" khiến tôi cảm nhận được sự ấm áp và yên bình trong mối quan hệ này.

Câu hỏi tu từ "Lên bốn tuổi cháu đã quên mùi khói" đặt ra một câu hỏi về sự thay đổi của thời gian và tình cảm. Điều này cho thấy sự trưởng thành và quên đi những ký ức khó khăn trong quá khứ.

Lời dẫn trực tiếp "Cứ bảo là vẫn được bình yên" thể hiện sự tin tưởng và an ủi từ bà đối với cháu. Bà luôn mong muốn cháu có một cuộc sống yên bình và hạnh phúc.

Tôi cảm nhận được tình yêu thương và sự chăm sóc từ bà đối với cháu. Bà luôn đồng hành và hỗ trợ cháu trong cuộc sống.

Tình bà cháu được thể hiện qua việc cháu quên đi mùi khói, như một cách để cháu tìm lại sự bình yên và hạnh phúc.

Đoạn thơ này cho thấy mối quan hệ đặc biệt giữa bà và cháu, nơi mà tình yêu và sự quan tâm không bao giờ phai nhạt.

Tình bà cháu được thể hiện qua sự hiểu biết và sự chia sẻ giữa hai người. Bà luôn lắng nghe và tôn trọng ý kiến của cháu.

Tôi cảm nhận được sự ấm áp và an lành trong mối quan hệ này. Bà là nguồn động viên và niềm tự hào của cháu.

Tình bà cháu được thể hiện qua sự gắn kết và tình cảm chân thành. Bà luôn ở bên cháu trong mọi hoàn cảnh.

Đoạn thơ này cho thấy tình bà cháu là một tình yêu vô điều kiện, không bị ảnh hưởng bởi thời gian hay khoảng cách.

Tôi cảm nhận được sự trân trọng và biết ơn từ cháu đối với bà. Cháu luôn nhớ đến những kỷ niệm và sự quan tâm từ bà.

Tình bà cháu được thể hiện qua sự giao lưu và học hỏi từ nhau. Bà là người thầy đầu tiên của cháu, giúp cháu trưởng thành và phát triển.
1
0
Tạ Nguyên Đức
27/11/2023 20:13:17
+5đ tặng

Bếp lửa là bài thơ được sáng tác bởi tác giả Bằng Việt trong những năm đầu 1963, tác giả đã có những kỉ niệm không thể quên cùng người bà, những năm tháng được bà che chở yêu thương, nuôi nấng đến ngày trưởng thành.

Tác giả đã có những hồi tưởng bếp lửa ấm áp giữa cái lạnh "chờn vờn sương sớm", người bà nhóm bếp lửa lên bao vất vả, khó khăn. Cháu thương bà biết mấy nắng mưa, những đêm hôm trái gió trở trời người cháu càng thương bà của mình nhiều hơn.

Dòng hồi tưởng của tác giả bắt đầu từ những năm tháng khổ cực của nạn đói năm 1945, sự nghèo đói len lỏi vào mọi nơi của xã hội. Lúc này cháu ở cùng bà quen thuộc chính là cảm giác cay nơi sống mũi vì khói, chính điều này đã làm cho người cháu nhớ đến bà nhiều hơn.

Vì hoàn cảnh mẹ cha phải đi công tác xa, người bà một tay nuôi nấng người cháu, chăm lo từng miếng ăn giấc ngủ. Trải qua những lần giặc đốt cháy nhà bà vẫn vững lòng giúp người cha nơi tiền tuyến vẫn an tâm công tác, người bà giàu lòng hi sinh, sự chịu khó đó chính là những hình ảnh đại diện cho nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam cần cù, yêu thương và nhân hậu.

Mỗi lần bếp lửa nhóm lên lại không đơn thuần là nguyên liệu mà còn là ngọn lửa yêu thương trong lòng bà, người bà còn mang niềm tin và sự sống truyền lại cho nhiều thế hệ tiếp theo.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Lê Nhi
27/11/2023 23:32:53
+4đ tặng

Bằng Việt viết bài thơ “Bếp lửa” khi ông đang công tác ở nước ngoài. Hình ảnh người cháu hay cũng chính là hóa thân của nhà thơ vào nhân vật trữ tình suy tưởng về kỉ niệm xã xưa về hình ảnh bếp lửa quê hương và người bà hiền hậu, vất vả, gian lao. Tình cảm ấy được tái hiện thiết tha và cảm động làm xúc động lòng người.

Hình ảnh bếp lửa trở thành điệp khúc mở đầu bài thơ với giọng điệu sâu lắng, khẳng định hình ảnh “bếp lửa” như một dấu ấn không bao giờ phai mờ trong tâm tưởng của nhà thơ. Xuất phát từ nỗi nhớ ấy, tất cả những hình ảnh, ngôn từ hiện lên qua dòng hoài niệm. Trong kí ức đó, cuộc đời của bà thật nhiều “lận đận”, trải qua nhiều “nắng mưa” vất vả. Bà cần mẫn lo toan, chịu thương chịu khó, thức khuya dậy sớm vì bát cơm, manh áo của con cháu trong gia đình, vần thơ chứa đựng bao nhiêu nghĩa nặng tình sâu. Cháu vô cùng cảm phục và biết ơn bà:

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Bà đã nhóm bếp lửa trong suốt cuộc đời bà, đã trải qua nắng mưa “mấy chục năm rồi”. Bếp lửa không chỉ được nhen lên bằng nhiên liệu củi rơm mà còn được nhen lên từ ngọn lửa của sức sống, lòng yêu thương “luôn ủ sẵn” trong lòng bà, của niềm tin vô cùng “dai dẳng”, bền bỉ và bất diệt. Ngọn lửa là những kỉ niệm ấm lòng, là niềm tin thiêng liêng kì diệu nâng bước cháu trên suốt chặng đường dài. Ngọn lửa là sức sống, lòng yêu thương, niềm tin mà bà truyền cho cháu.

Bà không chỉ nhóm bếp lửa bằng đôi tay già nua gầy guộc, mà bằng tất cả tấm lòng đôn hậu luôn “ấp iu nồng đượm” của bà đối với cháu.

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ…

Điệp từ “nhóm” được lặp lại 4 lần, đan kết với những chi tiết rất thực và gần gũi thân quen với mỗi con người, với mọi gia đình chúng ta. Vị ngọt bùi của khoai sắn, hương vị ngọt ngào của nồi xôi gạo mới… đều do bàn tay tần tảo của bà “nhóm” lên. Bà đã nhen nhóm, nuôi dưỡng trong lòng con cháu bao “niềm yêu thương”, bao ước mơ, hoài bão và hi vọng. Tâm hồn và khát vọng tuổi thơ đã sáng bừng lên từ ngọn lửa do bà “nhóm” suốt mấy chục năm trời.

Nếu trước đây, đó là ngọn lửa hồng được nhóm lên niềm tin trong những ngày gian khổ khó khăn vì giặc giã, đói kém thì bây giờ “ngọn lửa” ấy còn “nhóm” lên trong tâm hồn tác giả bao nhiêu vẻ đẹp khác nữa. “Nhóm bếp lửa …” ấy là cái bếp có thật, ngọn lửa, ánh sáng và hơi ấm có thật. “Nhóm niềm yêu thương” có nghĩa là bà truyền cho người cháu tinh ruột thịt nồng đượm. “Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui” hay cũng chính là bà mở rộng tấm lòng đoàn kết, gắn bó với làng xóm, quê hương. Cuối cùng, người bà kỳ diệu ấy “nhóm dậy”, khơi dậy và bồi đắp cho tác giả về tâm hồn, nhân cách sống.

Âm điệu trong đoạn thơ này dào dạt như sóng trào dâng, lan tỏa như lửa ấm. Có lẽ cảm xúc đang dâng trào, đang tỏa ấm trong trái tim nhà thơ. Mỗi câu, mỗi chữ cứ hồng lên, nồng ấm biết bao tình cảm nhớ thương, ơn nghĩa. Từ hình ảnh bếp lửa cụ thể, bài thơ đã gợi đến ngọn lửa với ý nghĩa trừu tượng, khái quát. Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa – ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.

Trong kí ức của đứa cháu, hình ảnh người bà phảng phất màu sắc cổ tích. Nghĩ về bếp lửa, nghĩ về bà, nhà thơ thốt lên ngợi ca. cảm xúc dồn nén bỗng ùa ra, trào lên:

“Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”.

Có thể nói, câu thơ: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!” thật đặc biệt. Chỉ tám chữ mà chứa đựng bao tình cảm, cảm xúc. Hình ảnh bà và bốp lửa hiện lên thật vĩ đại “thiêng liêng” mà cũng thật bình dị, gần gũi. Dấu gạch nối ở giữa là sự “im lặng giữa các từ”, là một dấu lặng đầy nghệ thuật chứa đựng bao cảm xúc và suy nghĩ không thể diễn tả hết bằng ngôn từ, dẫu là những ngôn từ rất cô đúc của thơ ca.

Bốn câu thơ cuối tiếp tục thể hiện một cách đằm thắm tình thương nhớ, lòng kính yêu và biết ơn của đứa trẻ bé bỏng nay đã đi xa. Cuộc đời mới thật vui, thật đẹp, đã “có ngọn khói trăm tàu”, đá “cố ngọn lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả”, nhưng cháu vẫn không nguôi nhớ bà, nhớ bếp lửa gia đình yêu thương. Giọng thơ trở nên thắm thiết, ngọt ngào:

Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
– Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?…

Không gian và thời gian xa cách, dù cuộc đời có đổi thay, cuộc sống vật chất có đầy đủ hơn nhưng tình thương nhớ bà thiết tha mãnh liệt. Tinh cảm ấy đã trở thành thường trực trong tâm hồn tác giả. Câu hỏi tu từ và dấu lặng đã khép lại bài thơ thật khéo, thật hay có sức ám ảnh day dứt trong tâm trí độc giá. Nhà thơ hỏi nhưng cũng là nhắc nhở chính mình phải luôn nhớ tới ngọn lửa quê hương, nhớ tới người bà đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho đứa cháu phương xa.

Với những câu thơ đầy cảm xúc, Bằng Việt đã dựng lên bức chân dung người bà bình dị, thầm lặng mà ẩn chứa một trái tim đầy nhân ái, khoan dung. Các câu thơ như những luồng sáng hắt ra từ ngọn lửa ếm nóng làm thâm thìa tâm can người đọc.

Trong hành trình cuộc đời của mỗi con người, có những ngày tháng, những kỷ niệm và con người không thể nào quên. Bằng Việt đã kể cho ta kí ức đẹp về người bà mà ông yêu quý, kính trọng với giọng điệu tâm tình sâu lắng, hình ảnh thơ giàu sức liên tưởng, suy ngẫm. “Bếp lửa” chính là món quà quý giá mà Bằng Việt gửi đến cho độc giả chúng ta. Nó nhắc nhở tuổi trẻ chúng ta về tình cảm thủy chung với gia đình, quê hương, với những gì đã nhen nhóm, nuôi dưỡng tâm hồn ta trong suốt cuộc đời.

Từ những tình cảm thiết tha và cảm động của người cháu khi nghĩ về nỗi vất vả, gian lao của người bà, bài thơ biểu hiện một triết lí sâu sắc: Những gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng bước con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Tình yêu đất nước bắt nguồn từ lòng yêu quý ông bà, cha mẹ, từ những gì gần gũi và bình dị nhất.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×