Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Sưu tầm 1 số bài thơ trào phúng của Hồ Chí Minh

sưu tầm 1 số bài thơ trào phúng của Hồ Chí Minh . Chỉ ra tiếng cười đó
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
3.850
2
2
Thắng
27/11/2023 21:13:43
+5đ tặng

Nhìn tổng quát, hài hước châm biếm ở “Nhật ký trong tù” là rất đa dạng. Một mặt đó là sự đa dạng về sắc thái, về cung bậc. Đây vừa là nụ cười tố cáo đả kích, đánh gục kẻ thù, vừa là nụ cười châm biếm, mỉa mai vào những hiện tượng, tính cách lỗi thời, phản động, vừa là nụ cười thức tỉnh đồng đội và là nụ cười lạc quan của bản thân. Đa dạng nhưng nhất quán ở chất trữ tình, “Trào phúng là áo mặt, trữ tình là cốt lõi” (Xuân Diệu).

            Mặt khác, đó còn là sự đa dạng về các kiểu nụ cười thể hiện ở một vốn văn hóa sâu sắc, uyên thâm của Người. Điều đó giải thích tại sao mọi tầng lớp nhân dân, mọi lứa tuổi và nhiều dân tộc trên thế giới đều có thể tiếp cận tập thơ này của Bác.

            Trước hết, tính hài hước châm biếm trong tập thơ có sự kết hợp một nụ cười của nhà Nho. Bác vốn xuất thân trong gia đình Nho học uyên thâm, nên chịu ảnh hưởng. Cái cười của nhà Nho xưa là cái cười đặc biệt; phỉ báng cười đã đành, mà trữ tình đau xót cũng làm bật lên tiếng cười mỉa mai, chua chát. Khi nhà Nho thấy cần thiết phải châm biếm đả kích thì họ quan niệm một lối đả kích châm biếm kín đáo, không sỗ sàng. Họ muốn đánh một ngọn đòn hiểm hóc, rất nhẹ nhàng nhưng rất đau, đau lâu dài, đau dai dẳng. Nụ cười đó thấm thía, nhức nhối, điểm huyệt hơn là công phá. Ta nói nhà Nho “thâm” lắm, chính là chỗ đó. Các nhà Nho xưa của ta, ai cũng ý thức châm biếm trong văn chương.

            Sáng tác “Nhật ký” trên tứ thơ Đường, mà lại bằng chữ Hán, nên thi tứ chịu ảnh hưởng. Dĩ nhiên trong đó ta tìm thấy nụ cười điểm xuyết bằng sự hài hước của nhà Nho. Cái nhẹ nhàng mà trào lộng đến sâu sắc, thâm thúy qua một chữ “thái bình” khi nói về xã hội Trung Quốc (Ở Lai Tân). Là nụ cười hồn hậu, kín đáo khi so sánh cái chết của người tù và của Di, Tề xưa (Lại một người nữa) nhưng cũng không kém xót xa, tiếng cười như phỉ nhổ vào chế độ nhà tù phi nhân đạo đó. Và tự nhiên hơn, bâng quơ hơn khi hỏi: “Sao trước không vô quách chốn này” (Cờ bạc) để được cờ bạc thoải mái hơn, không ai quấy nhiễu. Cái xã hội nhiễu nhương ấy cứ bị bóc trần thực chất qua cái cười thâm thúy ấy!

            Nụ cười đa dạng còn là sự kết hợp nụ cười của một nhà báo. Nhà báo quan tâm đến tính thời sự của vấn đề nhiều hơn. Sự phát hiện ra cái cười chính là sự phát hiện trong bản thân sự việc mâu thuẫn, cái lố bịch chứa đựng cái hài. Và nụ cười tủm tỉm, sâu cay, cứng nhọn của nhà báo bật ra. Bác là nhà báo xuất sắc, viết đến 1.524 bài báo (từ 1919-1969) dưới 53 bút danh khác nhau… Mà “Nhật ký” chẳng qua là sự ghi chép sự việc hằng ngày trong tù dưới con mắt của một “phóng viên báo chí” tài nghệ. Ta đã có dịp phân tích một cảnh hài hước, như là thiên phóng sự về cuộc vượt ngục của một người tù (Anh ấy muốn trốn). Trong “Nhật ký” có lắm điều như thế (Nhân các báo đưa tin đại hội hoan nghênh Viky, Nhà lao Quả Đức…).

            Bằng con đường tự học, Bác đã nắm vững kiến thức văn hóa Đông Tây, kim cổ, nhất là trong việc tiếp xúc nền văn hóa phương Tây. Bác tự đào tạo mình thành một trí thức, sau đó, do tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, người trở thành một trí thức cách mạng, một người yêu nước, một chiến sĩ Cộng sản chân chính. Nụ cười của Bác trong “Nhật ký” cũng thấm đượm tính trí tuệ, tế nhị và cũng kiên cường vượt qua gian khổ cũng là vì lẽ đó.

            Bài “Thịt chó ở Bào hương”, ẩn dấu sau một lời khen tế nhị, hàm súc bao điều là một nụ cười trí tuệ sắc sảo, châm biếm bọn lính giải tù nhân rất thạo trong việc “ăn” - hiểu theo sự liên tưởng nhiều nghĩa của nó.

            Đặc biệt trong tính đa dạng của các nụ cười trong “Nhật ký” người ta còn thấy cả nụ cười kiểu Anh, kiểu Pháp, kiểu Á Đông nữa. Đúng là như vậy!

            Người Anh nổi tiếng về lối cười “phớt Ăng-lê” lạnh lùng. Nó bắt người ta cười khi nước mắt chảy ra, và bắt ta buồn thắt ruột nhưng vẫn phải cười. “Thành tựu cao nhất của thái độ hóm hỉnh là sự chế nhạo xen kẽ sự ái ngại, ghét bỏ xen lẫn với lòng thương. Người ta có thể đề phòng họ, sợ họ vay tiền hay mượn tên mình để vay nợ, nhưng họ là người đáng yêu và hấp dẫn”<2>. Đó là phong cách hóm hỉnh Anh.

            Một tù nhân được cảnh mưa phùn không ngớt giam hãm tâm hồn mình trong hàng triệu sợi dây chằng chịt của mối thất vọng ão não (Tiết Thanh minh). Vậy, không ở đâu có lối thoát ư? Người cai ngục chỉ ra lối công đường ở đằng xa. Cái lối cười đến lạnh lùng, buồn thắt ruột mà vẫn phải cười cợt. Đó là nụ cười của người Anh vậy!

            Ngược lại người Pháp lại có lối hài hước đầy tư duy, trí tuệ, thuần lý trí đầy thú vị, giản đơn, thường nêu ra bằng những nghịch lý, triết lý sâu xa, châm biếm, giễu cợt, “cái giễu chết tươi” vào thẳng kẻ thù.

            Phân tích bài “Cấm hút thuốc lá”, Roger Đemix (Pháp) đã phát hiện được nụ cười kiểu Pháp đến là thú vị. Ông viết: “Trong một trường hợp khác, lối châm biếm của Người lại chuyển sang kiểu Pháp. Hãy cho phép tôi gọi là kiểu châm biếm cãi lý. Cấm hút thuốc đấy nhé! Tên lính ngục tịch thu thuốc của anh bỏ vào bao hắn:

                                    Hút thuốc nơi này cấm gắt gao

                                    Thuốc anh nó tịch bỏ vào bao

                                    Nó thì kéo tẩu tha hồ hút

                                   Anh hút, còng đây tay ghé vào”<3>.

            Cách cười ruồi nói mát ý vị này, cách cảm xúc này đã mang đậm dấu ấn của bản sắc Người. Người nắm vững tiếng Pháp, sử dụng ngôn ngữ Pháp ý vị trong văn chính luận. Hơn nữa, Người thu thập lối tư duy người Pháp, và Bác thể hiện ở đây. Điều trên có thể giải thích được trên cơ sở biết rằng khi còn hoạt động ở Pháp, Người “thích đọc Sêchxpia, Đicken bằng tiếng Anh, Lỗ Tấn bằng tiếng Trung Quốc, Huygô, Dola bằng tiếng Pháp”<4> và Người từng quen biết và chịu ảnh hưởng của Anaton Phơrăngxơ - là những nhà văn hài hước châm biếm sắc sảo.

            Tuy có sự đa dạng như thế, nhưng tựu trung vẫn nhất quán ở kiểu cười Việt Nam, mang đậm đà tính dân tộc Việt Nam trong từng nụ cười của Bác.

            Nói về Bác, về thơ văn của Bác, người ta đã đi sâu tìm hiểu nhiều khía cạnh trong thơ văn Bác và có những thành công nhất định. Song nói gọn nhất, đúng nhất về văn thơ Bác, có lẽ chúng ta không thể nào không đồng ý nhận định sau đây của Phong Lê: “Con người đã bôn ba khắp năm châu bốn biển, sử dụng sành sỏi bao nhiêu thứ tiếng, con người ấy vẫn là một mẫu mực tuyệt vời của văn phong dân tộc với mọi lớp người, thuộc mọi lứa tuổi, mọi trình độ khác nhau, bất cứ ở phương trời nào, nhưng trên tất cả, vẫn là nhằm nói và viết cho đồng bào mình. Con người giàu có bao nhiêu kiến thức, tiếp thu và tiêu hóa bao nhiêu tinh hoa nhân loại, nhưng thấm sâu vào tất cả vẫn là một cái gì rất Việt Nam, và rất “Bác”, không giống ai và không ai bắt chước được”<5>.

            Có một đức tính truyền thống của người Việt Nam khó giải thích là từ xửa, từ xưa ông cha ta sống rất cực khổ, gặp muôn vàn khó khăn, tưởng không có gì vui, không thể nào vui được, ấy vậy mà lạc quan, yêu đời tin tưởng ở tương lai tươi đẹp. Đó là tinh thần lạc quan của người lao động để vượt mọi gian khổ.

            Người Việt Nam hay hát hò mà cũng hay cười, cười vì thích thú, sung sướng như ca dao đã nói:

 Con người có miệng có môi

  Khi buồn thì khóc, khi vui thì cười.

            Ngay khi không có gì để cười cũng tìm cách để cười:

Xắn quần bắt kiến cười chơi

Trèo cây rau má đánh rơi mất quần.

            Cái cười Việt Nam trong dân ca, truyện dân gian: Hóm hỉnh, thông minh; trong văn học cổ điển: Tế nhị, có chiều sâu của Tú Xương, Nguyễn Khuyến… Cái cười phong phú của Nguyễn Du, châm biếm bọn “trọng thần” khiếp nhược, gian ác và sĩ diện, đạo đức giả kiểu Hồ Tôn Hiến, bọn hôi tanh vì tiền Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh và trào lộng gã ăn chơi, yếu đuối như Thúc Sinh và đặc biệt cái cười chính trị, nhân nghĩa đầy tính chiến đấu, đứng trên đầu bọn cướp nước và bán nước của Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu…<6>

            Súc tích từ mọi bão táp của bao nhiêu cuộc đời trong bấy nhiêu thế kỷ, tiếng cười Việt Nam nhất định phải có những màu sắc khác nhau trên những loại đối tượng đấu tranh khác nhau. Những nụ cười hoặc gay gắt hoặc nhẹ nhàng hoặc chỉ là tiếng cười gằn, cười nửa miệng, cười chua chát nhếch môi, cười say sưa khoái trá, ít nhiều cũng cho ta thấy cuộc sống ngày xưa, dù chưa thỏa mãn. Nếu một mặt văn chương trào phúng phải từ hiện thực mà ra, thì ngược lại, qua những nụ cười này, ta thấy được phần nào bóng dáng của hiện thực in hình. Tiếng cười Việt Nam quả là niềm tự hào của nòi giống quê hương.

            Là một chiến sĩ Cộng sản yêu nước chân chính, Bác đã tiếp thu và kế thừa, phát huy nụ cười truyền thống đó thành một lợi khí vừa chính trị, vừa nghệ thuật, một loại vũ khí tối tân thành cái cười Cộng sản rất khỏe, lạc quan vô hạn, phân biệt rõ bạn thù, đạp lên cường quyền, vượt mọi gian nguy. Cái cười của Bác không ồn ào mà lắng đọng sâu kín kết tinh của cả một đời cách mạng.

            Cái cười trong “Nhật ký trong tù” cũng chính là cái cười đó. Tuy là viết bằng chữ Hán nhưng tập thơ thể hiện đa dạng các sắc thái hài hước, châm biếm, không như nhận định của Văn Tân và Nguyễn Hồng Phong cho rằng: “Chữ Hán thật sự đã hạn chế nhiều khả năng biểu hiện, nhất là khả năng biểu hiện những thái độ châm biếm, trào lộng”<7>.

            Như vậy, nhiều người đã nói hoàn toàn đúng đến sự kết hợp giữa một “cốt cách cổ điển” với những “sáng tạo hiện đại”<8>, giữa truyền thống và cách tân, giữa “phương Đông và phương Tây trong nội dung và hình thức của những tác phẩm của Hồ Chủ tịch”<9> như là nét đặc sắc trong văn thơ Bác nói chung cũng như trong tính hài hước châm biếm trong tập “Nhật ký trong tù” nói riêng… Dẫu vậy, vấn đề không phải chỉ ở chỗ phát hiện cho thấy tính châm biếm hài hước của Bác có những âm điệu khác nhau. Vấn đề còn là ở chỗ, và thật sự thể hiện ở “Nhật ký” là các âm điệu khác nhau ấy lại gắn bó, hài hòa với nhau trong một tổng thể, không hề có một sự ngăn cách, một đường hằn, một ranh giới nào… như ánh sáng là kết tinh của bảy màu vậy.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×