Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một bài văn khoảng 500 chữ thuyết phục một người bạn từ bỏ lối sống thụ động

viết một bài văn khoảng 500 chữ thuyết phục một người bạn từ bỏ lối sống thụ động
3 trả lời
Hỏi chi tiết
1.039
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Lối sống thụ động không chỉ là một thói quen đáng trách mà còn là một cách sống không đáng để trải nghiệm. Đối với một người bạn của tôi, tôi muốn thuyết phục anh ta từ bỏ lối sống thụ động và thay thế nó bằng một cách sống tích cực và đầy năng lượng.

Đầu tiên, hãy xem xét những hậu quả tiêu cực của lối sống thụ động. Khi chúng ta không hoạt động và chỉ ngồi yên, cơ thể chúng ta trở nên yếu đuối và không khỏe mạnh. Điều này dẫn đến sự mất cân bằng về sức khỏe và có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe như béo phì, tim mạch và tiểu đường. Bên cạnh đó, lối sống thụ động cũng ảnh hưởng đến tinh thần của chúng ta. Khi chúng ta không hoạt động và không tham gia vào các hoạt động tích cực, chúng ta dễ rơi vào tình trạng buồn bã, căng thẳng và cảm thấy mệt mỏi về tinh thần.

Thứ hai, hãy nhìn vào những lợi ích của một lối sống tích cực và năng động. Khi chúng ta tham gia vào các hoạt động thể chất như tập thể dục, chạy bộ hoặc tham gia các môn thể thao, cơ thể chúng ta được kích thích và trở nên khỏe mạnh hơn. Điều này giúp chúng ta có thể sống một cuộc sống khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ. Bên cạnh đó, hoạt động thể chất cũng giúp chúng ta giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng. Khi chúng ta vận động, cơ thể tổng hợp endorphin - chất gây hưng phấn tự nhiên, giúp chúng ta cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc hơn.

Thứ ba, hãy nhìn vào những thành công mà những người tích cực và năng động đã đạt được. Những người này thường có tinh thần lạc quan và quyết tâm để đạt được mục tiêu của mình. Họ không ngại khó khăn và luôn sẵn lòng đối mặt với thử thách. Bằng cách tham gia vào các hoạt động tích cực, chúng ta có thể phát triển kỹ năng quản lý thời gian, tăng cường sự tự tin và rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề. Tất cả những điều này sẽ giúp chúng ta trở thành những người thành công và hạnh phúc trong cuộc sống.

Cuối cùng, hãy nhìn vào tương lai và những gì mà lối sống tích cực và năng động có thể mang lại. Khi chúng ta sống một cuộc sống tích cực, chúng ta có thể tận hưởng mọi khoảnh khắc và trải nghiệm cuộc sống một cách đầy đủ. Chúng ta có thể thấy rõ rằng cuộc sống không chỉ là việc tồn tại mà còn là việc thực sự sống. Bằng cách tham gia vào các hoạt động tích cực, chúng ta có thể khám phá và phát triển tiềm năng của bản thân, tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ và xây dựng một tương lai tươi sáng.

Vì vậy, tôi thật lòng khuyên bạn hãy từ bỏ lối sống thụ động và tham gia vào một cuộc sống tích cực và năng động. Hãy tận hưởng mọi khoảnh khắc và trải nghiệm cuộc sống một cách đầy đủ. Hãy đặt mục tiêu và quyết tâm để đạt được chúng. Hãy trở thành người tích cực và thành công trong cuộc sống.
1
1
quangcuongg
03/12/2023 10:00:21
+5đ tặng

Lối sống thụ động có thể làm mất đi nhiều cơ hội và niềm vui trong cuộc sống. Đôi khi, để thay đổi tình hình và đạt được mục tiêu, việc bước ra khỏi khuôn khổ thoải mái là cần thiết. Hãy xem xét những lợi ích của việc từ bỏ lối sống thụ động và chấp nhận thách thức mới.

Lối sống thụ động có thể tạo ra sự chán chường và thiếu động lực. Bạn có thể cảm thấy bị mắc kẹt trong một vòng lặp đơn điệu và không thấy sự tiến triển. Đó là lúc bạn cần một thay đổi, một bước ngoặt trong cuộc sống.

Bằng cách bỏ qua sự thoải mái và thách thức bản thân, bạn có thể mở ra cánh cửa cho những trải nghiệm mới, kiến thức mới và cơ hội mới. Đôi khi, những thách thức là cơ hội để phát triển và đạt được sự tiến bộ. Nếu bạn không đối mặt với những thách thức, bạn có thể bỏ lỡ những khoảnh khắc quan trọng để phát triển.

Một lối sống tích cực và chủ động không chỉ giúp tăng cường tinh thần lạc quan mà còn giúp bạn xây dựng lòng tin vào bản thân. Bạn sẽ nhận ra rằng bạn có thể vượt qua những khó khăn và đạt được những mục tiêu mà bạn từng nghĩ là khó khăn.

Hãy nhìn nhận rằng thay đổi là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Việc chấp nhận thách thức sẽ giúp bạn trở nên mạnh mẽ và đảm bảo rằng cuộc sống của bạn luôn tươi mới và đầy đủ ý nghĩa.

Cuộc sống là một cuộc phiêu lưu, và việc từ bỏ lối sống thụ động sẽ giúp bạn trải nghiệm nhiều điều mới mẻ. Hãy dũng cảm đối mặt với những thách thức, đưa ra những quyết định tích cực và chủ động để tận hưởng mọi khoảnh khắc trong cuộc sống. Thay vì đợi chờ, hãy hành động và làm chủ cuộc sống của bạn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Trương Mộc An
03/12/2023 10:07:59
+4đ tặng

Ở khắp mọi nơi chúng ta đều có thể bắt gặp hiện tượng ỷ lại. Đặc biệt là thế hệ trẻ từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội. Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta đưa ra vấn đề này bởi đây là một hiện tượng đang xảy ra ngày càng nhiều trong xã hội.

Ỷ lại là một công thói xấu cần phải loại trừ. Thói ỷ lại chính là hiện tượng không có ý thức tự giác trong quá trình học tập làm việc mà toàn phải chờ người khác làm cho mình. Học sinh đi học thì không chịu học bài, chỉ chờ thầy cô đọc cho rồi chép sẵn, rồi đến khi thi không có trong những gì giáo viên cho thì chịu chết đây là một hiện tượng ỷ lại trong học đường mà chúng ta cần lên án. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sự sáng tạo của thế hệ trẻ. Có những bạn còn không tự dọn dẹp được phòng của mình mà ỷ lại vào bố mẹ, không thức dậy đứng dậy đúng giờ. Bên cạnh đó có một số bạn trẻ còn ngại giao tiếp và trở thành một căn bệnh phổ biến.

Nguyên nhân của hiện tượng ỷ lại này đa phần là do lỗi lớn ở các bạn trẻ, đầu tiên chúng ta phải kể đến nguyên nhân do môi trường xung quanh mà có thể kể đến đó chính là do gia đình. Thời niên thiếu cha ông ta đã trải qua những cuộc sống vô cùng khó khăn nên luôn muốn con cháu mình luôn được hưởng hạnh phúc, ấm no. Và đặc biệt rất nhiều bố mẹ muốn con tập trung vào học tập nên không muốn con phải làm bất cứ việc gì hết. Điều này dẫn đến hậu quả là giới trẻ ngày nay quá phụ thuộc vào gia đình, bố mẹ, nhiều đứa trẻ còn không biết cầm chổi quét nhà, không biết làm bất cứ việc gì hết. Đồng thời kéo theo đó là bệnh thành tích khiến cho học sinh không còn tính tự lập. Cả giáo viên và học sinh đều thích kiểu học vẹt, học đối phó để lấy căn bệnh thành tích. Sự thiếu kiến thức trong môn lịch sử chính là lỗ hổng lớn cho việc chạy đua với điểm ảo với thành tích.

Sự phụ thuộc quá nhiều vào người khác gây nên những hậu quả rất lớn về tương lai cho các em. Nhiều bạn trẻ cảm thấy hụt hẫng mất phương hướng khi bước vào đời, khi lập gia đình không thể cáng đáng cáng được hết công việc dẫn đến việc bị khủng hoảng. Những điều này đều ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của các em sau này chính vì thế ngay từ bây giờ hãy tập thói quen tự tập cho các em, tránh hiện tượng ỷ lại, dựa dẫm vào người khác.

Thói ỷ lại là một thói quen chúng ta cần lên án, phê bình, tất cả mọi người hãy tự đứng trên đôi chân của mình, hãy tự chuẩn bị cho mình những kỹ năng cần thiết nhất để khi bước vào đời không bị bỡ ngỡ và cảm thấy khủng hoảng trước những khó khăn thử thách.

2
0
Lê Nhi
03/12/2023 10:35:36
+3đ tặng

Ai đó đã nói: “Ở đời, đừng mượn hơi ai mà thở”, một câu nói ngắn gọn mà hàm súc đã nêu lên được thói quen xấu vốn đang là vấn đề nhức nhối trong giới trẻ Việt Nam hiện nay – thói quen ỷ lại. Và thông qua bức ảnh được nêu trên ta lại có cái nhìn rõ nét hơn về tật xấu ấy.

Bức ảnh miêu tả vô cùng rõ nét hình ảnh người mẹ đang chật vật đẩy xe dưới mưa tầm tã, nước ngập ngang chân. Điều đáng nói chính là trên chiếc xe ấy có con trai, một thanh niên trẻ tuổi đang ngồi và được bọc kỹ càng dưới cái áo mưa thân không dính một hạt nước. Một bức ảnh mẹ đón con đi học về tưởng chừng bình thường nhưng thực chất đang tố cáo sự tiêu cực trong nhân phẩm của bạn trẻ trong tấm ảnh nói riêng và giới trẻ nói chung: Sự dựa dẫm, thiếu tính tự lập.

Ỷ lại, một thói quen thường gặp hay cụ thể hơn là những bạn trẻ Việt. Ỷ lại, tức sống bám, sống dựa vào người khác, thiếu đi tính độc lập, tự chủ cần có của một người. Nếu bạn cảm thấy quen với việc có người luôn sẵn lòng giải quyết mọi vấn đề cho mình, thấy khó chịu khi thiếu sự chăm lo từng ly từng tí của người thân hay thích thú trước những cái được bày sẵn trước mắt, điều đó có nghĩa là bạn đã mắc bệnh sống dựa, sống bám. Hay nói một cách tổng quát, ỷ lại là sống nhờ vả vào người khác, cảm thấy khó khăn, luôn né tránh việc “tự lực cánh sinh”.

Có một sự khác biệt ở thế hệ trẻ Việt Nam và thế hệ trẻ của các nước bạn, đó là khi ở tuổi 18, họ đã phải chuyển ra ngoài sống tự lập thì ở nước ta, thanh niên 23-24 tuổi vẫn ngồi ở nhà ngửa tay xin tiền bố mẹ là chuyện thường. Không khó để bắt gặp những cảnh tượng bố mẹ đưa con đi học, đến giờ về lại đón, mặc cho con mình đã là học sinh cấp ba hay sinh viên đại học.

Ở nhà lại xuất hiện hình ảnh mẹ dọn dẹp phòng ốc cho con cái, giặt giũ, phơi phóng. Bố thì luôn miệng nhắc con học bài và đáp lại là đứa con “bảo bố” con đang bận chơi, hưởng thụ.

Lại nói đến ở trên trường, giáo viên đọc, học sinh chép, Toán thì làm theo bài mẫu, Văn thì không có dàn ý – mười bài giống như một, không có sáng tạo, không một chút tư duy. Tất cả những điều trên chính là bức tranh toàn cảnh về những mầm non tương lai của đất nước mà bức tranh trên chỉ là một mảnh ghép nhỏ.

Vậy còn đâu một tương lai của một dân tộc khi con người không thể tự lập, tự lo cho chính bản thân mình? Sự ỷ lại tạo ra lớp thanh niên lười nhác, thiếu kinh nghiệm, kỹ năng sống, luôn rụt rè, nhút nhát.

Không những thế ỷ lại còn bào mòn cả trí thông minh, sáng tạo của những cá nhân vốn tràn đầy nhiệt huyết, sự mới mẻ của tuổi trẻ.

Vậy nguyên nhân của thói xấu ấy là ở đâu? Kỳ lạ thay nói lại xuất phát từ tình thương, niềm hy vọng. Cha mẹ quá yêu con, xót con nên “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”, không dám cho con tiếp xúc với đời, sợ con vấp ngã mà bao bọc con thật kỹ dưới đôi cánh của mình. Nhưng một sai lầm mà bậc phụ huynh không nhận ra đó là họ đã vô tình ngăn cản sự trưởng thành, phát triển của con mình khiến chúng trở nên nhút nhát, hướng nội, hình thành tâm lý trông đợi ở người khác.

Sau này khi ra đời chúng sẽ không tránh được sự bỡ ngỡ, hoảng sợ trước cuộc sống quá sức bấp bênh do chúng tựa như cây dương xỉ sống bám cây cổ thụ. Một khi cổ thụ già yếu như cha mẹ có lúc không trụ vững nữa thì dương xỉ cũng khó mà tồn tại. Lại nói đến ở trường do chạy theo thành tích, điểm cao mà vô tình tạo ra phương pháp “học vẹt”, “học tủ”. Đây chính là sự giết chết tri thức, tạo ra vỏ ngoài hào nhoáng nhưng bên trong mục ruỗng. Đây cũng là một trong những lý do mà hiệu quả làm việc nhóm của người Việt luôn thấp.

Người này ỷ lại người kia, người kia dựa kẻ nọ tạo ra phản ứng dây chuyền để tất cả đều sụp đổ. Cũng không thể hoàn toàn do bố mẹ và thầy cô mà còn ở chính những con người trẻ tuổi lười nhác, luôn lợi dụng sự quan tâm của mọi người để trốn tránh trách nhiệm, thiếu tinh thần cầu tiến, thiếu đam mê và ước mơ.

Đó là tất cả những gì đang kìm hãm sự tiến bộ của thế hệ trẻ Việt hiện tại. Một minh chứng cụ thể là thay vì đứng xuống phụ mẹ để xe có thể đi nhanh hơn thì cậu thanh niên cao lớn lại để mẹ ốm yếu đẩy xe còn mình thì ung dung ngồi sau. Điều này vừa khiến bản thân mình bị người khác chê cười, xem thường vừa thể hiện một nhân cách dựa dẫm “bám váy mẹ”. Trong khi ở cái tuổi đó đáng lẽ phải chở mẹ đi chứ không phải ngồi co ro trú mưa như thế.

Để cải thiện liệu có còn kịp! Không có gì là không thể nhưng cần có quyết tâm. Trước hết là ở chính các bạn trẻ, phải có tính tự giác, tự phụ giúp cha mẹ, tự làm việc của chính mình. Thoát ra khỏi cuộc sống khuôn mẫu, sự áp đặt để thoát ra khỏi cuộc sống ăn bám, nhàm chán, tạo cho bản thân một hình tượng tự lập “Đầu đội trời, chân đạp đất”.

Về cha mẹ thì nên nới vòng tay để con mình có thể thỏa sức vươn đôi cánh ra ngoài, để chúng bước đi, tự đứng lên khi ngã, dạy cho chúng kỹ năng sống, đẩy chúng ra đời, tự sống, tự sinh tồn.

Nhà trường thì nên bỏ việc giải đáp mọi thắc mắc của học sinh, thay vào đó nên để học sinh tự tìm hiểu, khám phá, khơi dậy trong trong chúng sự tò mò, đam mê để tự thấy hứng thú và có động lực để làm tốt.

Theo phương châm: Không có người giúp thì sẽ chẳng có kẻ nhờ, khi chúng thiếu cần, chúng ta có thể cho họ mượn cần để tự câu một con cá.

Thay đổi phương pháp giáo dục là biện pháp tốt nhất để thay đổi các thói quen ỷ lại trước khi chúng cắm rễ vào giới trẻ. Đây là công cuộc cần sự hỗ trợ của tất cả mọi người, của toàn xã hội vì một tương lai tươi đẹp của toàn đất nước.

Tóm lại, thói xấu ăn bám vào gia đình, thầy cô là vấn nạn cấp thiết được xử lý ở nước ta. Nên cha mẹ đừng vì tình cảm của mình mà lỡ tay làm hại con cái. Đừng vì thành tích ảo mà phá vỡ trí tưởng tượng của mầm non đất nước. Và quan trọng nhất, đừng vì biếng nhác mà làm hỏng tương lai.

Vì giúp Tổ quốc vươn lên, theo kịp các nước bạn, mỗi người dân cần có trách nhiệm đẩy lùi thói ỷ lại, phòng ngừa việc sống bám, đừng là cây dương xỉ mà hãy là một gốc cổ thụ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo