TUẦN 1 THÁNG 12
ĐỀ 1( Học sinh làm vào vở soạn văn nộp vào chiều thứ 2( 4/12))
I. ĐỌC - HIỂU (6 điểm)
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
(Trích Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh)
Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận
Câu 2: Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông.
B. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
C. Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
D. Trong cuộc kháng chiến chống phát-xít Nhật.
Câu 3: Văn bản nghị luận về nội dung gì?
A. Truyền thống chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
B. Tinh thần đoàn kết trong xây dựng đất nước ta.
C. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
D. Truyền thống hiếu học của nhân dân ta.
Câu 4: Vấn đề nghị luận của bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta nằm ở vị trí nào?
A. Câu mở đầu tác phẩm B. Câu mở đầu đoạn hai
C. Câu mở đầu đoạn ba D. Phần kết luận.
Câu 5: Để chứng minh làm rõ tinh thần yêu nước của đồng bào ta ngày nay, tác giả đã nêu những biểu hiện của lòng yêu nước, đó là những biểu hiện nào?
A. Tất cả mọi người đều có lòng yêu nước
B. Từ tiền tuyến đến hậu phương đều có hành động yêu nước
C. Mọi nghề nghiệp, mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi đều thi đua yêu nước.
D. Cả ba phương án trên.
Câu 6: Trong bài văn trên, Bác Hồ viết về lòng yêu nước của nhân dân ta trong trời kì nào?
A. Trong quá khứ B. Trong hiện tại
C. Trong quá khứ và hiện tại D. Trong tương lai
Câu 7: Câu “Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào
A. Sử dụng biện pháp so sánh. B. Sử dụng biện pháp liệt kê
C. Sử dụng biện pháp ẩn dụ. D. Sử dụng biện pháp nhân hóa.
Câu 8: Bài văn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta đề cập đến lòng yêu nước của nhân dân ta trong những lĩnh vực nào?
A. Trong việc xây dựng đất nước.
B. Trong công cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược.
C. Trong việc giữ gìn sự giàu đẹp của tiếng Việt.
D. Tất cả đều đúng
Câu 9. Thông điệp mà tác giả muốn gửi tới chúng ta qua văn bản tinh thần yêu nước của nhân dân ta là gì?
Câu 10. Qua văn bản trên, em hãy cho biết em cần phải làm gì để thể hiện trách nhiệm bảo vệ chủ quyền đất nước ta.
ĐỀ 2( Học sinh làm vào vở soạn văn nộp vào chiều thứ 5 ( 7/12))
I. ĐỌC - HIỂU (6 điểm)
“Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao!”
(Trích Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng)
Câu 1: Phép lập luận nào được sử dụng chủ yếu trong bài văn?
A. Chứng minh B. Bình giảng C. Bình luận D. Phân tích
Câu 2: Theo em hiểu, lối sống giản dị là
A. Là lối sống gần gũi với thiên nhiên
B. Là lối sống không cầu kì, phù hợp với hoàn cảnh của bản thân và xã hội.
C. Là lối sống khép mình, ít chia sẻ với xung quanh.
D. Là lối sống xa hoa, khoa trương với mọi người xung quanh
Câu 3: Vì sao Bác Hồ rất giản dị trong lời nói và bài viết?
A. Vì Bác sinh ra ở nông thôn. B. Vì Bác muốn nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
C. Vì thói quen. D. Vì Bác có năng khiếu thơ văn.
Câu 4: Trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, theo tác giả Phạm Văn Đồng, điều quan trọng cần làm nổi bật khi nói về Bác là gì?
A. Cuộc đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất của Người.
B. Lối sống bình dị của Người từ bữa ăn, làm việc cho đến lối cư xử đối với mọi người.
C. Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn.
D. Đức tính giản dị và tâm hồn cao thượng của Người.
Câu 5: Chứng cứ nào không được tác giả dùng để chứng minh sự giản dị trong bữa ăn của Bác Hồ trong đoạn trích Đức tính giản dị của Bác Hồ?
A. Bác thích ăn những món được nấu rất công phu.
B. Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm.
C. Chỉ vài ba món giản đơn.
D. Ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm
Câu 6: Đức tính giản dị của Bác Hồ được chứng minh qua các phương diện nào?
A. Bữa ăn hằng ngày, nhà ở B. Việc làm
C. Trong lời nói, bài viết của mình D. Tất cả đều đúng
Câu 7: Viết về sự giản dị của Bác Hồ, tác giả đã dựa trên những cơ sở nào?
A. Nguồn cung cấp thông tin từ những người phục vụ của Bác
B. Sự tưởng tượng, hư cấu của tác giả
C. Sự hiểu biết tường tận kết hợp với tình cảm yêu kính chân thành, thân thiết của tác giả đối với đời sống hàng ngày và công việc của Bác Hồ.
D. Những buổi tác giả phỏng vấn Bác Hồ.
Câu 8: Nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn là
A. Luận điểm ngắn gọn, tập trung, sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
B. Sử dụng nhiều phương pháp nghị luận như chứng minh, giải thích, nêu vấn đề
C. Luận chứng phong phú, cụ thể, xác thực.
D. Tất cả đều đúng
Câu 9. Qua bài văn “Đức tính giản dị của Bác Hồ” này, em hiểu như thế nào là đức tính giản dị và ý nghĩa của nó trong cuộc sống?
Câu 10. Qua văn bản về đức tính giản dị? Em sẽ làm gì để rèn luyện đức tính ấy?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
– Chăm chỉ, sáng tạo, học tập, lao động; có mục đích, động cơ học tập đúng đắn, học tập để mai sau xây dựng đất nước, hiểu học tập tốt là yêu nước.
– Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các giá trị văn hoá- đạo đức truyền thống của dân tộc.
– Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp khả năng như: tham gia bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, xoá đói giảm nghèo, chống tiêu cực, tham nhũng, tham gia những hoạt động mang tính xã hội như hiến máu tình nguyện, làm tình nguyện viên…
– Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |