Ghép lại câu chứa thành phần khởi ngữ có trong đoạn (3) và chỉ rõ thành phần ấy. Xác định 02 phép liên kết hình thức có trong đoạn số (3)
(1)"Tôi muốn đưa các bạn đi chu du một vòng qua những hòn đảo thiêng liêng trong quần đảo Trường
Sa. Vậy Trường Sa là gì? Trường Sa ở đâu? Nếu tôi đọc số kinh tuyến, vĩ tuyến nơi vị trí của hòn đảo thì chắc
các bạn cũng khó mà hình dung được, vì nó trìu tượng quá, mông lung quá. Các bạn hãy nhìn lên bản đồ.
(2)Tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta trên bản đồ thế giới trông giống như một bà mẹ già gầy
gò đội nón lá, lưng còng gập có lẽ vì phải gánh quá nhiều sứ mệnh lịch sử. Bà mẹ đáng thương ấy vẫn còn lặn
lội thân cò, bước thập thững bên bờ sóng. Tấm lưng còng gập quay ra đại dương. Cái phên dậu giữ cho tấm
lưng còng ấy khỏi lạnh chính là Trường Sa đấy.
(3)Còn Trường Sa, nói theo chữ của các cụ ta xưa thì nó là một dải cát dài. Nhưng cái hòn đảo tôi dẫn
các bạn tới còn chưa có cả cát nữa kia. Nó mới đang là một vùng san hô ngầm còn chìm sâu dưới nước ba
mét. Các chàng lính trẻ của chúng ta đã dựng chòi giữa sóng gió hoang vu để canh giữ, bảo vệ.
(Trích Đảo chìm Trường Sa - Trần Đăng Khoa)
Câu 1. Chép lại câu chứa thành phần khởi ngữ có trong đoạn (3) và chỉ rõ thành phần ấy (0.5 điểm)
Câu 2. Xác định 02 phép liên kết hình thức có trong đoạn số (3) (0.5 điểm)
Câu 3. Theo văn bản, tác giả muốn đưa bạn đọc đi đâu? (0.5 điểm)
Câu 4. Trong văn bản, Tổ quốc được so sánh với hình ảnh nào? Nêu hiệu quả nghệ thuật. (0.75 điểm)
Câu 5. Trong văn bản, Trường Sa và Hoàng Sa được so sánh với hình ảnh nào? Nêu hiệu quả nghệ thuật của
phép so sánh ấy. (0.75 điểm)
Câu 6. Em có suy nghĩ và tình cảm như thế nào với những người lính biển trong văn bản? (1.0 điểm)