Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn phân tích "thói đời"  của Trần Tú Xương

Viết bài văn phân tích "thói đời"  của trần tú xương
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.574
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trần Tú Xương, tên thật là Trần Ngọc Tú, là một nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Ông sinh ngày 1 tháng 1 năm 1770 tại làng Đông Hồ, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Trần Tú Xương được biết đến với tác phẩm "Thói đời", một bài thơ nổi tiếng trong văn học Việt Nam.

"Thói đời" là một bài thơ ngắn nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống và con người. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát, với những câu thơ ngắn gọn, súc tích nhưng đầy tác động. Trong bài thơ, Trần Tú Xương đã phân tích một cách tinh tế về những thói quen, tư duy và hành vi của con người trong cuộc sống hàng ngày.

Đầu tiên, Trần Tú Xương đã nhắc đến thói quen của con người trong việc đánh giá và phê phán người khác. Ông viết: "Người ta nói người ta, người ta nói người ta / Một lòng một dạ, một lòng một dạ". Ý nghĩa của câu thơ này là con người thường có xu hướng chỉ trích và phê phán người khác mà không nhìn vào chính mình. Thói quen này thường dẫn đến sự ghen tỵ, ganh đua và không đồng lòng trong xã hội.

Tiếp theo, Trần Tú Xương đã phân tích về tư duy và hành vi của con người trong việc đánh giá giá trị của một người. Ông viết: "Người ta nói người ta, người ta nói người ta / Một lòng một dạ, một lòng một dạ". Ý nghĩa của câu thơ này là con người thường chỉ coi trọng những người giàu có, quyền lực và thành công trong xã hội. Họ thường đánh giá giá trị của một người dựa trên tài sản và vị trí xã hội mà họ đạt được, mà không quan tâm đến phẩm chất và đức hạnh của người đó.

Cuối cùng, Trần Tú Xương đã nhấn mạnh về sự tạm bợ trong cuộc sống. Ông viết: "Người ta nói người ta, người ta nói người ta / Một lòng một dạ, một lòng một dạ". Ý nghĩa của câu thơ này là con người thường sống trong sự tạm bợ, không thật lòng và chân thành trong mọi hành động và lời nói. Họ thường giữ khoảng cách và không chia sẻ thật lòng với người khác, dẫn đến sự cô đơn và xa cách trong xã hội.

Từ những phân tích trên, ta có thể thấy rằng bài thơ "Thói đời" của Trần Tú Xương đã phản ánh một cách chân thực và sâu sắc về những thói quen, tư duy và hành vi của con người trong cuộc sống hàng ngày. Bài thơ đã gợi mở cho người đọc suy ngẫm về những vấn đề xã hội và nhân văn, đồng thời khuyến khích mọi người sống chân thành, đồng lòng và chia sẻ yêu thương với nhau.
3
1
Minh Ngọc
07/12/2023 20:47:09
+5đ tặng

Trần Tế Xương (bút danh là Tú Xương) là nhà thơ trào phúng nổi tiếng, có lẽ ông là nhà thơ trào phúng đặc sắc nhất trong nền văn học của nước nhà. Thơ trào lộng, châm biếm, đả kích của Tú Xương sở dĩ được nhiều người yêu thích vì có tính chất trữ tình (trong tiếng cười có nước mắt).

Nhắc đến thơ trào phúng của Tú Xương thì phải nhắc đến bài thơ Thói đời – một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của thi sĩ này.

Thơ Tú Xương nặng về nhân tình thế thái, triết lý đạo làm người. Chủ đề này vốn dễ khô khan, nhưng ông đã vận dụng cách nghĩ, cách nói của nhân dân, giữ được tính sinh động thời sự của sự kiện, nên câu thơ đúc kết giáo lý mà vẫn gần gũi, giản dị.

Người bảo ông điên, ông chẳng điên,
Ông thương ông tiếc hoá ông phiền.
Kẻ yêu người ghét hay gì chữ,
Đứa trọng thằng khinh chỉ vị tiền.
Ở bể ngậm ngùi cơn tới lạch,
Được voi tấp tểnh lại đòi tiên.
Khi cười khi khóc khi than thở,
Muốn bỏ văn chương học võ biền!

Bài thơ có bố cục theo thể thơ Đường luật, thất ngôn bát cú: bốn câu đầu nếu lên cái nhìn của xã hội đối với những người có chữ nhưng nghèo khổ như ông; bốn câu sau nói đến thái độ chán chường với thời cuộc, với xã hội và với chính cái nghề làm thơ ca của ông.

Nói đến Tú Xương, chúng ta nghĩ ngay đến một số phận hẩm hiu, một cuộc đời với toàn những thất bại và trắc trở. Bao nhiêu tài sản của cha ông để lại, Tú Xương đã “hiến dâng” cả cho khoa cử, nhưng rồi khoa cử lại phụ bạc ông một cách tàn nhẫn và trắng trợn.

Từ thuở 15 tuổi (1885), ông đã bắt đầu con đường khoa cử và cũng chính trong lần này, nhà thơ đã đón nhận sự hắt hủi đầu tiên. Hai lần thất bại nữa, đến năm 24 tuổi (1894), ông mới nhận được của khoa cử cái tú tài, cái tú tài vô dụng, nhưng đã làm khổ ông không ít và cũng chỉ có chừng ấy, dù sau đó Tú Xương đã đến với khoa cử bốn lần nữa; lần cuối cùng là năm 1906, để rồi năm sau (1907) nhà thơ vĩnh viễn từ giã cõi đời.

Cũng chỉ bởi khoa cử mà con người đó đã phải “Kẻ yêu người ghét hay gì chữ,/Đứa trọng thằng khinh chỉ vị tiền”. Vì nghèo mà ông đã phải sống bám vào người vợ tảo tần suốt trọn cuộc đời. Tất cả sự thật này nhà thơ Vị Xuyên đã không một mảy may che dấu. Thi sĩ đã quay cái nhìn vào chính mình, ông không ngừng tìm cách xác định con người ông trong cuộc đời.

Mặc dù, từ thế kỉ XIX, các văn nhân nho sĩ nước ta đã có nói đến cái tôi thay vì cái ta chung chung như trước, nhưng không ai nói nhiều và nói kĩ như Tú Xương.

Bằng thơ phú, nhà thơ đã tự họa một bức chân dung với đầy đủ các chi tiết. Tuy nhiên không phải nhà thơ chỉ mô tả phần ngoại diện, trái lại ông còn chiếu rọi “đôi mắt” vào tận các hang cùng, ngõ hẻm của tâm hồn mình. Có thể nói nhà thơ đã cố tìm một bút pháp hay một ngôn từ để diễn tả cho trọn vẹn, chính xác những gì ông nhận thấy khi trực diện với chính bản thân.

Ở bể ngậm ngùi cơn tới lạch,
Được voi tấp tểnh lại đòi tiên.

Tú Xương không hề tìm cách nói quanh co để giấu che bớt sự thật hay để văn chương hóa. Trái lại, nhà thơ đã phô bày không úp mở, gạn lọc, ông còn muốn tô đậm nét nữa là khác. Ta nên hiểu sự nói thật của ông là một trực tính tự nhiên và cũng là sự liêm khiết của kẻ hiểu biết.

Hơn nữa, ông lại chính là nạn nhân, là người trong cuộc đã gánh chịu bao nhiêu bất hạnh, trắc trở: nạn nhân của một bản chất nghệ sĩ ngông nghênh, nạn nhân của một buổi giao thời và trực tiếp, gần gũi nhất là nạn nhân của nghèo túng và hỏng thi. Vậy thì nói ra, dĩ nhiên là nói trong niềm tin sẽ được nghe, được thông cảm, cũng là cách làm cho vơi bớt đi những “ngổn ngang trăm mối trong lòng” đó.

Phải chăng thất bại có to lớn đấy, nỗi đớn đau có dằn vặt mình đấy, song nhà thơ vẫn còn yêu đời và còn ham sống nên ông can đảm bộc bạch tất cả cái gì riêng tư của mình mà không sợ ai cười chê hay mai mỉa. Ông đã tự khách quan hóa chính mình để mà “tự trào”, tự cười mình.

Khi cười khi khóc khi than thở,
Muốn bỏ văn chương học võ biền!

Gia thế càng xuống dốc, càng quẫn bách thì khoa cử lại như toa rập để đẩy ông vào bước đường cùng. Công danh, sự nghiệp, nhân phẩm, tất cả thảy đều phải đi qua cổng trường thi. Nhưng khoa cử phụ bạc thì mọi công trình xây dựng cho chính bản thân cũng như xã hội đều tiêu tan.

Chính vì nền giáo dục theo lề thói phong kiến lạc hậu, quá khe khắt đã bóp nghẹt và bóp chết đi biết bao nhân tài, biết bao kẻ giàu thiện chí. Hơn nữa, nền giáo dục khuôn mẫu, từ chương đó cũng chẳng tạo ra được những người có sáng kiến kinh doanh, thực nghiệm và thực dụng.

Và nhà thơ, người đã đón nhận từ thất bại này đến thất bại khác, hầu như cứ mỗi lần đi thi là mỗi lần ông hỏng thi, hơn ai hết, ông đã thấm thía trọn nghĩa của sự đớn đau, cay đắng, chua chát, tủi hổ đến mức thốt lên rằng “Muốn bỏ văn chương học võ biền!”

Nhìn chung, Thói đời là một bài thơ mang tính chất đả kích, phê phán xã hội đương thời lúc bấy giờ, chính xã hội đó đã đẩy ông và gia đình vào cảnh lầm than, đói nghèo, bị người đời khinh rẻ. Có thể nói đây là một trong những bài thơ hay nhất của Tú Xương.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×