Câu 1:
-PTBĐ: tự sự
Câu 2:
người bán (chủ hiệu) và người mua (Anh mua kính)
Câu 3:
trong chuyện, anh dốt mua kính để biết đọc chữ
Câu 4:
- Để xác nhận/đính chính lại việc anh dốt không biết chữ mà lại đi mua kính, chê kính không tốt nên không xem được chữ. Ẩn sau đó có thể là tiếng cười mỉa mai, châm biếm, trào phúng nhân vật anh chàng mua kính. ( đoạn: Chủ hiệu lấy làm lạ, liếc thấy anh ta cầm cuốn lịch ngược mà xem, sinh nghi, liền hỏi: - Sao đôi nào cũng chê xấu cả? Anh ta đáp: - Xấu thì bảo xấu chứ sao! Kính tốt thì tôi đã xem chữ được rồi! )
Câu 5:
- Thói học đòi (bắt chước, đua đòi) của con người.
Câu 6:
- Bài học ở đây là cần tìm hiểu căn nguyên của vấn đề chứ không nên bắt chước người khác. Hình thức bên ngoài không bao giờ có thể bao che cho sự yếu, kém của con người giống như anh chàng dốt kia học đòi chỉ vì nghĩ mua kính và mang (đeo) kính là có thể đọc được chữ. Anh dốt ta không hiểu vấn đề là do anh không biết chữ mà lại nghĩ chiếc kính là lí do của việc biết đọc chữ hay không và điều đó rất không nên. Tóm gọn lại, bài học của văn bản trên là không nên học đòi và cần phải biết bản chất của vấn đề và nguyên nhân của sự việc.
(nguyên nhân, vấn đề ở đây là anh dốt không hề biết rằng mình không biết chữ (dốt chữ) nên nhìn theo mấy cụ già mang kính là biết đọc được chữ nên nghĩ nếu mang kính mình cũng sẽ đọc được, vậy nên anh dốt ấy dù có thử hàng ngàn cái kính cũng chắc sẽ không bao giờ đọc được chữ.)