Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

08/12/2023 20:08:26

Phân tích 3 khổ thơ đầu bài thơ Đêm nay bác không ngủ

Phân tích 3 khổ thơ đầu bài thơ Đêm nay bác không ngủ(có trích thơ)
1 trả lời
Hỏi chi tiết
84
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài thơ "Đêm nay bác không ngủ" của nhà thơ Nguyễn Đức Sơn có 3 khổ thơ đầu như sau:

1. "Đêm nay bác không ngủ
Ngồi viết thơ trăng tròn trời đêm"

Khổ thơ này thể hiện tâm trạng của tác giả khi ông không thể ngủ được và quyết định ngồi viết thơ. Từ "đêm nay" và "không ngủ" cho thấy ông đang trải qua một trạng thái không yên tĩnh, có thể do những suy nghĩ, cảm xúc hoặc tình huống đặc biệt. Trăng tròn trời đêm là một hình ảnh tượng trưng cho sự thanh tịnh, sự hoàn thiện và cũng có thể là nguồn cảm hứng cho ông viết thơ.

2. "Trăng tròn trời đêm, bác viết thơ
Viết cho đời thêm một chút tình thơ"

Khổ thơ này thể hiện mục đích của tác giả khi viết thơ, đó là để gửi gắm những cảm xúc, tình cảm của mình vào những dòng thơ. Từ "viết cho đời" cho thấy ý muốn chia sẻ, gửi gắm những tâm tư, tình cảm của mình cho mọi người. Tình thơ ở đây có thể hiểu là tình cảm, tình yêu, sự tưởng tượng và sáng tạo trong việc viết thơ.

3. "Trăng tròn trời đêm, bác viết thơ
Viết cho đời thêm một chút tình thơ
Viết cho đời thêm một chút tình người"

Khổ thơ cuối cùng thể hiện mong muốn của tác giả khi viết thơ, đó là muốn mang đến cho đời thêm một chút tình thơ và tình người. Tình thơ ở đây có thể hiểu là sự tưởng tượng, sáng tạo và cảm xúc trong việc viết thơ. Tình người có thể hiểu là tình yêu, lòng nhân ái và sự chia sẻ. Tác giả muốn thông qua những dòng thơ của mình, gửi gắm những giá trị tinh thần và nhân văn cho đời và người đọc.
2
0
Little Wolf
08/12/2023 20:08:59
+5đ tặng

Minh Huệ với bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Độc đáo bởi vì một nhà thơ xứ Nghệ, sử dụng làn điệu dân ca hát dặm Nghệ Tĩnh đã ca ngợi tình thương người mênh mông của một người con vĩ đại của xứ Nghệ - Bác Hồ kính yêu.

Bài thơ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bỗng cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đống lửa là những chiến binh trẻ (tiên đồng) đang nằm ngủ. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ấy đã góp phần đặc sắc tạo nên sắc điệu ngữ trữ tình thẩm mĩ của bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”.

Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật, và bình luận trữ tình hoà quyện trong những vần thơ năm chữ dung dị, lắng đọng, liền mạch, mến thương.

Hình ảnh Bác Hồ được khắc họa rất đậm nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình bác - cháu, cha - con. Tố Hữu từng viết: “Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ” (Sáng tháng Năm), ở đây Minh Huệ đã cảm nhận được:

“Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm

Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột.
Bác nhón chân nhẹ nhàng…”

Việc làm đốt lửa, hành động đi dém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng - đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của Bác đối với từng người lính, giống như tình cha - con, tình ông - cháu.

Chú đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên. Chất thơ vừa thực vừa mơ đầy ấn tượng:

“Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng”

Ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo. Trong mái lều xơ xác, suốt đêm “Lặng yên bên bếp lửa” với vẻ mặt Bác “trầm ngâm”. Đặc biệt là một so sánh rất đẹp, rất thơ đã ca ngợi tình nhân ái của vị lãnh tụ kính yêu Hồ Chí Minh:

“Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng”

Tình huống thơ được đẩy tới cao trào. Chế Lan Viên trong “Người đi tìm hình của nước” từng viết: “Hiểu sao hết tấm lòng lãnh tụ. Anh đội viên cũng vậy, anh chưa hiểu vì sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nghe Bác nói, anh đội viên vui sướng mênh mông. Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ:

“Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn

Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt!
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau.…”

Trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, Minh Huệ đã sáng tạo nên một số chi tiết nghệ thuật rất cụ thể và điển hình về mái tóc, chòm râu, ngọn lửa, bóng Bác, vẻ mặt trầm ngâm, về hành động, cử chỉ (đốt lửa, dém chăn, nhón chân...) nhằm tô đậm và ca ngợi tình thương bao la của Bác Hồ kính yêu. Chòm râu là một nét vẽ thân tình bức chân dung lãnh tụ gợi lên sự gần gũi, thân thiết mà cao cả, thiêng liêng:

“Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc”

Bên cạnh hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh anh đội viên, được nhà thơ thể hiện khá đẹp. Anh chợt thức giữa đêm khuya, và vô cùng ngạc nhiên suy nghĩ:

“Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ”

Thương Bác, anh khẽ nói: Bác ơi! Bác chưa ngủ? - Bác có lạnh lắm không?.

“Anh bồn chồn lo lắng:
Anh nằm lo Bác ốm.…”

Cảm xúc của anh đội viên phát triển theo chiều dài của thời gian đêm khuya:

“Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Lần thứ ba thức dậy…”

Người lính trẻ nằng nặc, thiết tha:

“Mời Bác ngủ Bác ơi!
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi! Mời Bác ngủ!”

Chỉ đến khi được nghe Bác nói về tình thương và nỗi lo, anh đội viên vô cùng hạnh phúc vì đã thấm hiểu tấm lòng và sự vĩ đại của lãnh tụ:

“Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác”

Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành cảm động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đối với Hồ Chủ tịch vĩ đại.

“Đêm nay Bác không ngủ” mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đúc, chan hoà trong một tình yêu lớn: “yêu nước, thương người”. Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo