Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn ý cảm nhận của em về 8 câu đầu bài thơ về tiểu đội xe không kính từ đó liên hệ tới thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến

lập dàn ý cảm nhận của em về 8 câu đầu bài thơ về tiểu đội xe ko kình từ đó liên hệ tới thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống mĩ cứu nc
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
83
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
I. Giới thiệu:
- Giới thiệu về bài thơ "Tiểu đội xe không kính" và tác giả Nguyễn Khoa Điềm.
- Đề cập đến nội dung chính của bài thơ, liên quan đến thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

II. Cảm nhận về 8 câu đầu bài thơ:
1. Câu 1: "Tiểu đội xe không kính, xe không lốp, xe không đèn"
- Cảm nhận về sự mạnh mẽ, can đảm và sự sẵn sàng hy sinh của tiểu đội xe không kính.
- Liên hệ với thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến, những người trẻ tuổi đã tự nguyện tham gia vào quân đội để bảo vệ đất nước.

2. Câu 2: "Chạy trên đường đất, chạy trên đường sỏi"
- Cảm nhận về sự khắc nghiệt, gian khổ và nguy hiểm mà tiểu đội xe không kính phải trải qua trong cuộc chiến.
- Liên hệ với sự khắc nghiệt của cuộc sống và những khó khăn mà thế hệ trẻ phải đối mặt trong thời kỳ chiến tranh.

3. Câu 3: "Chạy trên đường đất, chạy trên đường sỏi"
- Cảm nhận về sự quyết tâm, ý chí và sự kiên nhẫn của tiểu đội xe không kính trong cuộc chiến.
- Liên hệ với sự quyết tâm và ý chí của thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến, không ngại khó khăn và hi sinh để bảo vệ đất nước.

4. Câu 4: "Chạy trên đường đất, chạy trên đường sỏi"
- Cảm nhận về sự tận tụy, trách nhiệm và lòng yêu nước của tiểu đội xe không kính.
- Liên hệ với lòng yêu nước và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến, sẵn sàng hy sinh cho đất nước.

III. Kết luận:
- Tổng kết lại cảm nhận về 8 câu đầu bài thơ "Tiểu đội xe không kính".
- Liên hệ giữa tiểu đội xe không kính và thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhấn mạnh sự can đảm, quyết tâm, tận tụy và lòng yêu nước của thế hệ trẻ.
1
0
Little Wolf
11/12/2023 21:20:55
+5đ tặng

 Mở bài

  • Giới thiệu sơ lược về tác giả Phạm Tiến Duật: Phạm Tiến Duật (1941 – 2007) là nhà thơ lớn, có nhiều sáng tác, trưởng thành trong đội ngũ các nhà thơ thời kháng chiến chống Mĩ.
  • Giới thiệu khái quát về đối tượng cảm nhận văn học: Bài thơ về tiểu đội xe không kính được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mĩ, ca ngợi tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, chiến đấu vì miền Nam ruột thịt của các chiến sĩ lái xe Trường Sơn.

II. Thân bài

a. Khái quát hoàn cảnh sáng tác bài thơ:

  • Bài thơ được sáng tác trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra rất gay go, ác liệt. Từ khắp các giảng đường đại học, hàng ngàn sinh viên đã gác bút nghiên để lên đường đánh giặc.
  • Phạm Tiến Duật đã ghi lại những hình ảnh tiêu biểu của nơi khói lửa Trường Sơn trong đó có những đoàn xe vận tải vượt qua mưa bom bão đạn của kẻ thù để ra trận.
  • Cảm hứng từ những chiếc xe không kính đã làm nền để nhà thơ chiến sĩ khắc hoạ thành công chân dung người chiến sĩ lái xe.

b. Cảm nhận về hình ảnh những chiếc xe không kính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính:

- Hình ảnh những chiếc xe không kính được tác giả miêu tả trần trụi, chân thực:

Không có kính không phải vì xe không có kính,
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi.

  • Đó là những chiếc xe vận tải chở hàng hóa, đạn dược ra mặt trận, bị máy bay Mĩ bắn phá, kính xe vỡ hết.
  • Động từ “giật”, “rung” cùng với từ “bom” được nhấn mạnh hai lần càng làm tăng sự khốc liệt của chiến tranh
  • Hai câu thơ đã giải thích nguyên nhân những chiếc xe lại không có kính, qua đó phản ánh mức độ khốc liệt của chiến tranh.

b. Cảm nhận về hình ảnh người lính lái xe trong Bài thơ tiểu đội xe không kính:

- Tư thế hiên ngang, tự tin hiếm có:

Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

  • Tính từ ung dung nhấn mạnh tư thế chủ động, coi thường mọi khó khăn, nguy hiểm của các chiến sĩ lái xe.
  • Điệp từ “nhìn”: khí phách kiên cường, như thách đố với khó khăn.

- Thái độ, tinh thần lạc quan, bông đùa với những khó khăn:

  • Bụi phun vào tóc, vào mặt là một trò gây cười, mưa ướt áo cứ đi tiếp vì gió lùa áo khô nhanh thôi, xe không kính cũng có cái hay đó là tầm nhìn rộng hơn, thấy được con đường “chạy thẳng vào tim”, thấy sao trời gần hơn “ùa vào buồng lái”.
  • Những khó khăn gian khổ như tăng lên gấp bội vì xe không có kính nhưng không làm giảm ý chí và quyết tâm của các chiến sĩ lái xe.
  • Điệp từ “ừ thì”: như một cái tặc lưỡi, chép miệng đồng thuận, coi mọi khó khăn là chuyện nhỏ.
  • Thái độ lạc quan, yêu đời, tự tin có chút bướng bỉnh, ngang ngạnh; hình ảnh người lính lái xe hiện lên vừa đáng yêu vừa đáng nể.

- Tình đồng đội thắm thiết, thiêng liêng là sợi dây vô hình nối kết mọi người trong hoàn cảnh hiểm nguy, kề cận cái chết:

  • Tiểu đội xe là “Những chiếc xe từ trong bom rơi” gặp nhau.
  • Tình đồng đội: những cái bắt tay qua “cửa kính vỡ rồi”, là dựng bếp lửa giữa trời, cùng ăn cùng ca hát, cùng mắc võng ngủ trong rừng.
  • Từ trong khó khăn, người lính từ mọi miền xa lạ trở thành “gia đình” của nhau.

- Niềm tin vào chiến thắng:

  • Điệp từ “lại đi”, lí do “vì miền Nam phía trước” : Không gì ngăn cản được các anh đến chi viện cho chiến trường miền Nam.
  • Hình ảnh ẩn dụ “trời xanh thêm” và hoán dụ “trong xe có một trái tim”: tình yêu thương dành cho miền Nam, cho Tổ quốc, là niềm tin và chiến thắng, vào tự do.
  • Hình ảnh “trái tim” là một hoán dụ nghệ thuật đẹp đẽ và đầy sáng tạo, khẳng định phẩm chất cao quý của các chiến sĩ lái xe trên đường ra tiền tuyến lớn.
  • Tất cả cùng chung lí tưởng chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và tin tưởng vào tương lai tươi sáng đang tới rất gần.

c. Đánh giá đặc sắc nghệ thuật:

  • Kết hợp thể thơ bảy chữ và tám chữ
  • Sử dụng các biện pháp tu từ như điệp ngữ, hoán dụ…
  • Sáng tạo được những hình ảnh độc đáo có chất liệu hiện thực sinh động
  • Ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn.

III. Kết bài

  • Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
  • Liên hệ việc giáo dục phát huy tinh thần chiến đấu cho thế hệ trẻ hiện nay.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
châu minh dương
11/12/2023 21:23:46
+4đ tặng

Dàn ý cảm nhận về 8 câu đầu bài thơ về tiểu đội xe không kính:
I. Giới thiệu bài thơ và tác giả:
- Giới thiệu tác phẩm "Tiểu đội xe không kính" và tác giả của nó.
- Đề cập đến tác giả là một nhà thơ nổi tiếng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
II. Mô tả về tiểu đội xe không kính:
- Trình bày về hình ảnh của tiểu đội xe không kính trong bài thơ.
- Miêu tả về sự mạnh mẽ, quyết tâm và sự hy sinh của các chiến sĩ trong tiểu đội.
III. Liên hệ giữa tiểu đội xe không kính và thế hệ trẻ:
- Phân tích sự liên hệ giữa tiểu đội xe không kính và thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Nhấn mạnh vai trò quan trọng của thế hệ trẻ trong việc bảo vệ đất nước và xây dựng tương lai.
IV. Cảm nhận về sự kiên cường và tinh thần đoàn kết:
- Phân tích cảm nhận về sự kiên cường và tinh thần đoàn kết của tiểu đội xe không kính.
- Nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đoàn kết trong việc vượt qua khó khăn và chiến thắng.
V. Tác động của bài thơ:
- Đánh giá tác động của bài thơ về tiểu đội xe không kính đến người đọc.
- Nêu rõ sự cảm nhận, tình cảm và sự tôn vinh đối với các anh hùng chiến sĩ.
VI. Kết luận:
- Tóm tắt lại những cảm nhận và ý kiến cá nhân về 8 câu đầu bài thơ về tiểu đội xe không kính.
- Tạo sự kết nối giữa bài thơ và thế hệ trẻ hiện nay, khuyến khích sự tự hào và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc bảo vệ và phát triển đất nước.
1
0
Hoàng Thắng
11/12/2023 21:34:40
+3đ tặng
* HÌNH ẢNH NHỮNG CHIẾC XE KHÔNG KÍNH
- Cụm từ " không có kính" được điệp lại nhằm xác nhận một sự thật: những chiếc xe trên tuyến đường Trường Sơn là những chiếc xe không có kính
- Nhưng không có kính là tình trạng của bây giờ chứ không phải dáng vẻ ban đầu. Sở dĩ có tình trạng ấy là do "bom giật bom rung kính vỡ đi rồi"
- Sự tàn phá của chiến tranh còn làm cho những chiếc xe ấy biến dạng thêm, trần trụi thêm.
- Phạm Tiến Duật đã biến hình ảnh những chiếc xe không kính trở thành một hình tượng độc đáo của thời chiến tranh chống Mĩ.
* HÌNH ẢNH NGƯỜI LÍNH LÁI XE
- Trước hết, đó là tư thế ung dung, hiên ngang:
        "Ung dung buồng lái ta ngồi
         Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng"
-" Ung dung" nghĩa là cái dáng điệu bình tĩnh, không hề bận tâm, lo lắng
- Đảo ngữ "Ung dung" kết hợp với nhịp thơ 2-2-2 gợi dáng điệu thanh thản, tự tin, coi thường bom bạn.
- Với tư thế ấy, dù đi trong mưa bom bão đạn nhưng người lính chỉ thấy đất, thấy sao trời và cánh chim bay.
- Điệp từ "nhìn" càng tô đậm tư thế ung dung, bất chấp hiểm nguy của người lính.
 
Hoàng Thắng
quên mở bài vs kết bài r =))

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×