Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận của em về đoạn thơ: Đồng chiêm phả nắng lên không, Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
3.153
0
3
Quỳnh Anh Đỗ
04/11/2018 11:06:19
Câu 1

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
2
Quỳnh Anh Đỗ
04/11/2018 11:08:24
Câu 3:
Trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, nhà thơ Huy Cận đã làm nổi bật được sự giao thoa giữa cảm hứng thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng lao động của con người. Tất cả được tạo nên bởi tài năng nghệ thuật của ông trong việc miêu tả mối tương quan giữa con người và thiên nhiên.
Mở đầu bài thơ, tác giả đã khắc họa lên một bức tranh về cảnh lao động trên biển với đầy đủ các hình ảnh, màu sắc tạo sức hấp dẫn cho người đọc:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
Khi mặt trời đang dần lẩn khuất vào lòng đại dương, chuẩn bị kết thúc một ngày thì đây chính là thời điểm những người ngư dân bắt đầu công việc của mình đó là ra khơi đánh cá. Họ ra đi không chỉ với một chiếc thuyền đơn lẻ mà với cả một đoàn thuyền hùng dũng đầy khí thế với những câu hát khỏe khoắn thể hiện niềm vui sướng, háo hức của người lao động chứ không phải là tâm trạng mệt mỏi khi phải lao động trong màn đêm lạnh lẽo.
Những câu hát mà họ hát đều là ca ngợi về sự phong phú, giàu có của biển cả trong đó có cả vẻ đẹp của biển cả trong đêm:
“Hát rằng cá bạc biển Đông lặng
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta đàn cá ơi”
Chính bút pháp lãng mạn của Huy Cận đã giúp nhà thơ vẽ nên khung cảnh biển thật lung linh nhưng cũng không kém phần huyền ảo. Có thể nói, những con người lao động ấy đã tự mình xua đi bao nỗi khó nhọc trong công việc đầy vất vả chính bởi sự yêu đời và niềm tin bất diệt vào tương lai.
Không dừng lại ở đó, nhà thơ tiếp tục đưa ngòi bút của mình đi theo đoàn thuyền đánh cá ấy để mang đến cho người đọc những hình ảnh rất chân thực:
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậm dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng”
Nổi bật lên trong khổ thơ là những hình ảnh, hành động thể hiện sự làm chủ của con người với thiên nhiên và vũ trụ. Với khả năng quan sát và trí tượng phong phú, Huy Cận miêu tả cảnh đánh cá nhưng có rất nhiều nét giống một một trận đánh, cũng bắt đầu từ việc thăm dò “dò bụng biển” để tìm cho ra bãi cá, khi tìm ra rồi thì “dàn đan thế trận” để giăng lưới và bắt cho được thật nhiều cá.
Dường như sự gắn bó mật thiết giữa người lao động và biển cả đã làm cho họ nhớ “thuộc hình nhớ tên” của các loài cá mà không nhầm lẫn giữa con nào với con nào:
“Cá nhụ cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cá đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long”
Sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên có lẽ được thể hiện rõ nhất trong khổ thơ này, đặc biệt ở hình ảnh ánh trăng, ban đêm ánh trăng tỏa ánh sáng dịu mát của mình xuống mặt biển làm cho mặt nước trở nên lấp lánh lạ kì. Trăng còn mang ánh sáng của mình giúp xua đi màn đêm đen tối, soi sáng cho người dân kéo được những mẻ cá đầy ắp.
Màn đêm dần qua đi, ánh bình minh đang đến khiến công việc càng trở nên khẩn trương, nhộn nhịp:
“Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng”
Ở khổ thơ này ta bắt gặp hình ảnh “kéo xoăn tay” của những ngư dân, đây chính là hình ảnh ẩn dụ để ca ngợi vẻ đẹp khỏe khoắn của họ, bình minh đến và chính những tia nắng của bình minh đã làm cho rạng đông thêm rực rỡ khi chiếu vào khoang cá làm cho những con cá ánh lên như “vẩy bạc, đuôi vàng”.
Khổ thơ cuối cùng tả đoàn thuyền đánh cá trở về bến:
“Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”
Người đọc có thể dễ dàng nhận ra rằng, lại một lần nữa câu hát được nhà thơ nhắc tới, trước đó là câu hát thể hiện khí thế sôi nổi khi lên đến và đến bây giờ là câu hát thể hiện niềm vui thắng lợi khi trở về với những con thuyền đầy ắp cá. Câu thơ cuối cùng là một câu thơ hay, nó không đơn thuần để chỉ “mắt cá” mà còn để chỉ sự huy hoàng trước những thành quả lao động mà những người lao động đạt được.
Với tài năng nghệ thuật của mình, Huy Cận đã mang đến bao hấp dẫn cho người đọc trong tác phẩm của mình. “Đoàn thuyền đánh cá” là một bài ca lao động vừa thể hiện được vẻ đẹp của thiên nhiên lại vừa ca ngợi được vẻ đẹp của con người trong mối quan hệ với thiên nhiên, vũ trụ và sự cần cù trên con đường làm giàu cho đất nước.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×