Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Phòng, chống hoang mạc hóa, sa mạc hóa là một vấn đề mang tính chiến lược vừa cấp bách, vừa lâu dài, với sự phối hợp đồng bộ của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Trong đó giải pháp khoa học - công nghệ thủy lợi là trung tâm, các giải pháp về đất, rừng... là phối hợp. Theo đó, cần huy động mọi nguồn lực xây dựng các công trình điều tiết nguồn nước, như các công trình hồ chứa lớn dạng tổng hợp phục vụ đa mục tiêu vừa cắt lũ trong mùa mưa, tăng nguồn nước trong mùa kiệt, vừa phát điện, khai thác du lịch... Xây dựng các hồ, ao nhỏ để trữ nước tại chỗ với quy mô phù hợp, với giải pháp che phủ hạn chế bốc hơi tạo nguồn nước mặt và tăng nguồn nước ngầm. Thêm vào đó, đẩy nhanh tiến độ trồng rừng để hạn chế độ bốc hơi và giữ nguồn nước mặt; xây dựng các đập ngầm dọc ven biển, nhằm hạn chế thoát nước ngọt ra biển, tăng trữ lượng nước ngầm.
Một giải pháp hết sức quan trọng nữa là cần đẩy nhanh tiến độ xử lý nước thải và sử dụng nước hồi quy. Theo đó, các địa phương cần kiên quyết thực hiện việc xử lý nước thải theo các quy định của Luật Tài nguyên nước và Luật Bảo vệ môi trường. Chỉ đưa vào nguồn nước sau khi nước thải đã được xử lý đạt tiêu chuẩn quy định. Kiên quyết tạm ngừng sản xuất đối với các cơ sở sản xuất có nước thải chưa xử lý đạt tiêu chuẩn xả vào nguồn nước. Đối với các giải pháp phi công trình cần chuyển đổi và sắp xếp cơ cấu kinh tế, cơ cấu mùa vụ, cây trồng phù hợp. Sử dụng các loại giống cây trồng thích hợp, sử dụng ít nước với thời gian gieo trồng thích hợp để giảm diện tích lúa là loại cây cần nhiều nước, vẫn bảo đảm thu nhập cao cho nông dân…
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |