Khổ thơ thứ sáu là những suy ngẫm về cuộc đời bà, về hình ảnh bếp lửa:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ...
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
Cuộc đời bà trải qua bao gian luân lận đận, chẳng phải tác giả đã lấy cái nắng mưa của đất trời để đong đếm cho những vất vả của cuộc sống bà hay sao? Điệp từ "nhóm" lặp lại bốn lần ở đầu câu nâng dần ý nghĩa của việc nhóm lửa và bà. Từ nhóm là từ đa nghĩa, nghĩa đen là cho lửa vào củi để nấu chín thức ăn. Ngoài ra, từ "nhóm" còn mang nghĩa ẩn dụ, ngọn lửa từ tay bà chính là ngọn lửa thừ tấ lòng bà nhóm dạy tình yêu thương hay sự đồng cảm, chia sẻ ngọt bùi, sự nồng ấm của tình nghĩa làng xóm. Tình cảm đó khơi dậy trong cháu bao tâm tư, khát vọng tuổi thơ. Ngọn lửa từ bàn tay kiên nhẫn, bền bỉ cứ cháy mãi trong tâm hồn cháu để rồi mỗi khi đi xa cháu luôn khắc khoải, nhớ nhung. Câu cuối khổi thơ " Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!" được đảo trật tự thể hiện cảm xúc ngạc nhiên như khám phá ra điều kì diệu giữa cuộc đời bình dị. Bếp lửa kì lạ vì trải qua bao nhiêu năm gian khó vẫn cháy lên. Và bếp lửa thiêng liêng vì nó luôn gắn liền với hình ảnh người bà, và những khó khăn gian khổ trong đời bà cùng những kỉ niệm ấm áo của tình bà cháu. Hình ảnh bà hiện lên với vẻ đẹp tần tảo, nhân hậu, bao dung của người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Bếp lửa không chỉ được nhen lên bằng nhiên liệu bên ngoài mà còn được nhen lên bằng ngọn lửa của lòng bà, ngọn lửa của sức sống, lòng yêu thương và niềm tin. Như vậy, bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa của sự sống, lòng yêu thương, niềm tin cho các thế hệ tiếp nối.