LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn giới thiệu về 1 làng nghề còn tồn tại và phát triển đến bây giờ

viết đoạn văn giới thiệu về 1 làng nghề còn tồn tại và phát triển đến bây giờ
3 trả lời
Hỏi chi tiết
49
0
0
Long Hà Ngọc
22/12/2023 22:52:48
+5đ tặng

Chiếc nón lá - hình ảnh thân thuộc, duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam không biết tự bao giờ đã âm thầm lặng lẽ đi vào thơ ca, được nhiều bạn đọc yêu thích. Nón lá từ lâu không chỉ là vật dụng chỉ để che mưa, che nắng, mà nó còn là biểu tượng truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Để có được những chiếc nón ấy, người thợ thủ công đã bỏ ra không ít công sức. Những làng nghề làm nón lá xuất hiện, được nhiều người ưa chuộng, yêu thích. Huế là nơi nổi tiếng hơn cả.

"Gió cầu vương áo nàng thôn nữ
Quai lỏng nghiêng vành chiếc nón thơ."
(Đông Hồ)

Nghề làm nón ở Huế đã tồn tại và phát triển hàng trăm năm qua với nhiều làng nghề thủ công: Dạ Lê, Phú Cam, Đốc Sơ, Triều Tây,....Mỗi năm sản xuất hàng triệu chiếc nón đáp ứng nhu cầu tiêu thụ. Những bàn tay nghệ nhân khéo léo đan từng chiếc nón, trải qua nhiều công đoạn khác nhau để hoàn thành sản phẩm.

Các công đoạn gồm: chọn khung, uốn vành, lợp lá,cắt hoa văn, chằm và đánh bóng bảo quản, cuối cùng đưa ra thị trường. Vì gồm nhiều công đoạn như thế, nghề làm nón cũng chia ra làm nhiều thợ, mỗi người một việc: Thợ làm khung, thợ chuốt vành, thợ chằm nón,...

Để định hình chiếc nón,người nghệ nhân bắt đầu làm khung. Công đoạn đầu tiên là chuốt vành, công đoạn này yêu cầu người thợ phải khéo léo, chuốt sao cho các vành đều nhau, vừa vặn, không quá to hay quá nhỏ làm mất vẻ đẹp của nón. Vành nón được làm bằng gỗ nhẹ, mảnh, các vành ghép lại tạo cho chiếc nón lá có độ khum, độ tròn và có hình dáng nhất định. Mỗi chiếc nón thường có từ 15-16 vành, đường kính khoảng 50cm, làm từ gỗ cây lồ ô, câu mung có nhiều ở Thừa Thiên - Huế. Vành nón có tuổi thọ khoảng vài chục năm tùy thuộc vào người sử dụng. Có thể xem đây là công đoạn quan trọng nhất, quyết định rõ hình dạng chiếc nón lá, 16 vành nón còn được người dân nơi đây đặt cho cái tên ấn tượng nhưng dễ nhớ: "16 vành trăng".

Tiếp theo là công đoạn lợp lá - một công đoạn quan trọng không kém. Lá dùng để lợp nón là loại lá nón bình thường, nhưng chúng phải trải qua các giai đoạn chọn lọc tỉ mỉ và trải qua nhiều khâu: hấp, sấy, phơi sương, ủi phẳng. Người nghệ nhân phải cân nhắc, cẩn thận sao cho lá nón giữ được màu trắng xanh mới đạt tiêu chuẩn. Những chiếc lá nón được xếp đều lên vành, không bị chồng chéo nhau, tạo nên hình ảnh chiếc nón thanh mảnh, đầy nữ tính. Những người nghệ nhân sẽ đính những chiếc lá này cố định lên vành nón bằng một loại "chỉ" đặc biệt, cốt làm cho chiếc nón đẹp hơn, bền chắc hơn. Bình thường,mỗi vành nón xếp khoảng 24-25 chiếc lá đều nhau. Đến đây, chiếc nón lá đã phần nào được định hình, các bộ phận đều khá đầy đủ.

Sau công đoạn lợp lá là công đoạn đặt hoa văn. Biểu tượng giữ hai lớp nón lá thường là hình ảnh cầu Trường Tiền, núi Ngự Bình, cầu Ngói,.... được đặt hài hòa trong không gian nón, để khi soi dưới ánh nắng mặt trời, ta có thể nhìn thấy những hình ảnh tuyệt đẹp ấy. Chưa hết, những bài thơ nổi tiếng viết về Huế cũng được in cạnh bên, những bài thơ này thường được làm từ giấy bòng bảy màu, in nổi bật trên nền xanh trắng của lá nón. Nón lá với hoa văn đẹp mắt, tinh tế đã cuốn hút không biết bao nhiêu người dân hướng về quê hương Huế mộng mơ đầy yêu thương.

Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn quan trọng nhất: chằm nón. Công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo của người nghệ nhân, chính vì lí do này mà thợ chằm nón đa số đều là nữ. Từng đường kim mũi cước mềm mại uốn cong theo vành nón, nhanh thoăn thoắt mà đều tăm tắp, đẹp biết bao nhiêu. Những đường cước mỏng viền quanh vành nón không làm mất đi vẻ đẹp vốn có mà nó còn tô điểm thêm cho nón lá, đồng thời, cũng giúp làm tăng độ bền cho nón. Nón lá sau khi hoàn tất sẽ được quét lên một lớp nhựa thông pha cồn để tăng độ bóng, không thấm nước. Cuối cùng, những sản phẩm đặc biệt này sẽ có mặt trên thị trường, ở các chợ, các cửa hàng lưu niệm.

Ở Huế đâu đâu cũng có các hàng nón lá: chợ Đông Ba, Bến Ngự,...đến chợ Sịa, Phò Trạch,.... Với vẻ ngoài hấp dẫn, chiếc nón đã trở thành một món hàng được nhiều người dân ưa chuộng, nhiều khách du lịch yêu thích. Ai đã từng đến Huế, đều tự mua cho mình chiếc nón bài thơ - một dấu ấn mang đậm nét riêng của người dân nơi đây. Hình ảnh chiếc nón lá được quảng bá khắp thị trường, các cô, các chị, ai cũng chuộng món hàng này, vừa đơn giản, vừa đậm đà bản sắc dân tộc.

Cầm chiếc nón lá trên tay, ta không chỉ yêu từng đường kim mũi chỉ, từng đường nét hoa văn, mà còn yêu thêm xứ Huế tình nghĩa đầy mộng mơ, yêu thêm những vẫn thơ mộc mạc đậm chất trữ tình:

"Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu..."
(Thu Bồn)

Nón bài thơ không chỉ là loại nón đơn thuần mà thực sự đã trở thành thương hiệu đặc sắc của dân tộc. Đây là sản phẩm thủ công mĩ nghệ đầu tiên được Cục sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học Công nghệ) cấp chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lí 8/2010.

Nón lá, đặc biệt là nón bài thơ đã đi sâu vào lòng người qua các bài thơ mộc mạc, yêu thương, trở thành một nét riêng của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là nhân dân xứ Huế. Dẫu cho hiện tại, bóng dáng chiếc nón lá không còn rợp bóng các con phố như ngày xưa, nhưng hình ảnh của nó vẫn tồn tại mãi mãi trong lòng người dân. Yêu thêm chiếc nón lá, yêu thêm con người Huế, yêu thêm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam..... Và một điều chắc chắn rằng, dù thời gian có trôi đi vô tận, hình ảnh chiếc nón lá cùng chiếc áo dài truyền thống mãi tồn tại sâu sắc trong tâm khảm người dân. Chiếc nón lá mãi là biểu tượng của một dân tộc đầy yêu thương và sâu sắc.....

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Trung Trần
22/12/2023 22:59:08
+4đ tặng
Làng nghề Long Nhãn sấy Phương Chiểu, nằm tại tỉnh Hưng Yên , là một điểm đến văn hóa và nghệ thuật độc đáo, vẫn tồn tại và phát triển đến ngày nay. Với hơn một thế kỷ lịch sử, làng nghề này đã trở thành biểu tượng của nghệ thuật truyền thống và là một nguồn cảm hứng cho những người yêu nghệ thuật.Làng nghề Long Nhãn sấy Phương Chiểu nổi tiếng với nghề truyền thống sấy và chế biến trái cây, đặc biệt là trái nhãn. Những người thợ lành nghề tại đây đã truyền lại kỹ thuật và bí quyết gia công từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhờ sự khéo léo và tài năng của họ, trái nhãn được sấy tại làng nghề Long Nhãn sấy Phương Chiểu mang trong mình vẻ đẹp tự nhiên và hương vị tinh tế.Đặc biệt, làng nghề Long Nhãn sấy Phương Chiểu không chỉ sản xuất trái nhãn sấy truyền thống, mà còn tạo ra những sản phẩm chế biến từ trái nhãn như mứt, nước ép, bánh, và các loại đồ ăn khác. Những sản phẩm này không chỉ ngon miệng mà còn giữ được hương vị tự nhiên và giá trị dinh dưỡng của trái nhãn.Làng nghề Long Nhãn sấy Phương Chiểu không chỉ là một điểm đến du lịch hấp dẫn, mà còn là một trung tâm văn hóa và nghệ thuật quan trọng. Các triển lãm, buổi biểu diễn và hội thảo thường xuyên được tổ chức tại đây, thu hút sự quan tâm của cả người dân địa phương và du khách quốc tế. Điều này giúp quảng bá và tăng cường nhận thức về nghệ thuật truyền thống và giá trị văn hóa của làng nghề Long Nhãn sấy Phương Chiểu.Với sự kết hợp giữa truyền thống và sáng tạo, làng nghề Long Nhãn sấy Phương Chiểu không chỉ là nơi bảo tồn và phát triển nghệ thuật truyền thống, mà còn là một điểm đến độc đáo và đầy sức sống. Đến làng nghề Long Nhãn sấy Phương Chiểu, bạn sẽ được trải nghiệm và khám phá những sản phẩm trái cây tuyệt vời và cảm nhận sự đam mê và tài năng của những nghệ nhân địa phương.
0
0
LALA LA
26/12/2023 20:15:03

Những làng nghề thủ công chính là nơi lưu giữ vô số nét đẹp văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc. Ở Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc tới làng gốm Bát Tràng - một trong số ít các làng nghề lâu đời và nổi tiếng nhất. 

Về vị trí địa lí, làng này thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm. Nơi đây chỉ cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 10 ki-lô-mét về hướng Đông Nam, rất thuận tiện cho việc di chuyển, tham quan. 

Làng gốm Bát Tràng, cho đến nay, đã tồn tại hơn 500 năm. Theo sử sách ghi lại, làng được hình thành vào khoảng thế kỉ 14 - 15, là nơi cung ứng đồ cống (bao gồm bát, đĩa, vải vóc,...) cho phương Bắc bấy giờ. Đến thế kỉ 15 - 16, làng phát triển nhanh chóng và rất được vua chúa, quan lại săn đón. Cho tới thế kỉ 16 - 17, Trung Quốc thực thi chính sách “bế quan tỏa cảng”, gốm Bát Tràng lại có cơ hội được xuất khẩu sang các nước phương Tây. Nhưng rồi khoảng đầu thế kỉ 18, nước láng giềng mở cửa trở lại, trực tiếp cạnh tranh với nước ta trong mảng sản xuất đồ gốm. Tuy trải qua nhiều thăng trầm nhưng đến tận bây giờ, làng gốm Bát Tràng vẫn giữ được sức sống bền bỉ, mang lại những giá trị tốt đẹp cho nền văn hóa truyền thống của dân tộc. 

Các sản phẩm gốm ở đây được chia làm nhiều loại với vô số kiểu dáng, màu sắc, phong cách khác nhau. Theo tìm hiểu, cốt đất đặc trưng của gốm Bát Tràng chính là cát phù sa sông Hồng. Bằng đôi bàn tay khéo léo, những người nghệ nhân sẽ tạo nên vô số sản phẩm tinh xảo. Ngay đến việc tráng men cũng bao gồm rất nhiều cách thức, thể loại như men tro, men lam, men nâu,... Tất cả đều được xem xét và chọn lọc một cách tỉ mẩn, cẩn thận. 

Hiện nay, không chỉ gói gọn trong việc sản xuất và phân phối đồ gốm, Bát Tràng còn trở thành địa điểm tham quan độc đáo, thu hút khách du lịch cả trong và ngoài nước. Điểm thú vị ở đây là du khách sẽ được tận mắt quan sát quá trình nhào nặn, tạo hình cũng như trang trí sản phẩm của các nghệ nhân. Thậm chí, ta còn có thể trở thành một “nghệ nhân” và tự tay tạo nên những sản phẩm độc đáo, riêng biệt của chính mình. Bên cạnh đó, tại Bảo tàng gốm Bát Tràng, du khách cũng có dịp chiêm ngưỡng và nghe, đọc về lịch sử hình thành của ngôi làng truyền thống này. 

Để di chuyển tới làng gốm Bát Tràng, du khách có thể lựa chọn xe buýt hoặc sử dụng phương tiện cá nhân. Dọc đường đi đã sẵn nhiều biển chỉ dẫn, giúp việc định hướng càng thêm dễ dàng. Thậm chí ở ngay khu vực bảo tàng cũng có dịch vụ xe điện để du khách tham quan xung quanh làng. Tất cả đã góp phần lan tỏa những nét văn hóa truyền thống đến gần hơn với mọi người. 

Nhìn chung, làng gốm Bát Tràng luôn là một trong số những địa điểm được yêu thích của nhiều thế hệ. Hi vọng rằng mô hình thủ công đáng quý này sẽ được gìn giữ và phát triển, rộng mở hơn từng ngày, đưa danh tiếng của làng nghề truyền thống của Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư