CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA
“Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy.
Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm:“Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.
Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.
Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì - nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới...
Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ - đó là sự chọn lựa của hạt giống thứ hai”.
(Dẫn theo http://www.toikhacbiet.vn)
Câu 1: Câu chuyện trong đoạn trích trên là lời kể của ai?
A. Hạt lúa thứ nhất
B. Hạt lúa thứ hai
C. Người kể chuyện giấu mặt
D. Người chủ
Câu 2: Chủ đề của đoạn trích trên là:
A. Đức tính chăm chỉ.
B. Sự hi sinh.
C. Lòng biết ơn
D. Sống cho đi, vì người khác không sống ích kỷ.
Câu 3: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì ?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 4: Tìm từ trái nghĩa với từ “chết”?
A. Sống
B. Hy sinh.
C. Sinh sôi
D. Nảy nở.
Câu 5: Vì sao hai hạt giống được người chủ để lại làm giống cho mùa sau?
A. Cả hai là hạt giống chắc mẩy. B. Cả hai là hạt giống tốt, to khoẻ và chắc mẩy.
C. Cả hai là hạt giống khoẻ. D. Cả hai là hạt giống to, chắc mẩy.
Câu 6: Câu văn "Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới" sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. So sánh
B. Ẩn dụ.
C. Nhân hoá
D. Hoán dụ
Câu 7: Hạt giống thứ nhất có số phận như thế nào?
A. Bị khô héo
B. Không nhận được nước.
C. Bị khô héo; chết dần, chết mòn.
D. Không nhận được ánh sáng.
Câu 8: Hạt giống thứ hai có số phận như thế nào?
A. Trở thành cây lúa non.
B. Trở thành cây lúa trĩu hạt.
C. Trở thành cây lúa vàng óng
D. Trở thành cây lúa vàng óng, trĩu hạt; tạo ra những hạt lúa mới.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |