Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích bài thơ Lễ xướng danh khoa đinh dậu lớp 8

Phân tích bài thơ Lễ xướng danh khoa đinh dậu lớp 8 . Ngắn gọn
1 trả lời
Hỏi chi tiết
199
2
0
Dũng Nhâm
28/12/2023 21:37:16
+5đ tặng

Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu là một trong những bài thơ trào phúng tiêu biểu của nhà thơ Tú Xương.

Bài thơ còn có tên gọi khác là “Vịnh khoa thi Hương”. Mở đầu, tác giả đã giới thiệu đôi nét về khoa thi Đinh Dậu:

“Nhà nước ba năm mở một khoa,
Trường Nam thi lẫn với trường Hà.”

Trong xã hội phong kiến, việc thi cử được tổ chức nhằm tuyển chọn nhân tài ra giúp vua. Nhưng trong hoàn cảnh thực dân Pháp xâm lược, nắm giữ chính quyền thì việc thi cử đã có nhiều thay đổi. Dù vẫn còn thi chữ Hán theo lộ cũ “ba năm mở một khoa” nhưng kì thi lại hết sức hỗn tạp: “Trường Nam thi lẫn với trường Hà”. Ở Bắc Kì vốn có hai trường thi Hương là “trường Nam” trường thi Nam Định và “trường Hà” - trường thi ở Hà Nội. Nhưng từ lúc thực dân Pháp nắm quyền, trường thi ở Hà Nội đã bị bỏ. Các sĩ tử Hà Nội phải xuống thi chung ở trường Nam Định.

Hai câu thực đã miêu tả cảnh nhập trường và xướng danh hiện lên vô cùng khôi hài:

“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm ọe quan trường miệng thét loa.”

“Sĩ tử” là tư dùng để chỉ tầng lớp trí thức trong xã hội phong kiến, đi theo nghiệp bút nghiên. Họ thường có phong thái nho nhã, điềm tĩnh. Nhưng hình ảnh “sĩ tử” trong bài thơ lại được miêu hiện lên với vẻ lôi thôi, nhếch nhác. Khung cảnh trường thi vốn là nơi trang nghiêm mà giờ chẳng khác nào cảnh họp chợ, viên quan coi trường thi thì “ậm oẹ” và “thét loa”.

Hai câu luận tiếp tục tô đậm sự nhố nhăng của trường thi bằng việc khắc họa hình ảnh quan sứ và mụ đầm:

“Cờ kéo rợp trời, quan sứ đến,
Váy lê quét đất, mụ đầm ra.”

Việc tiếp đón những kẻ cướp nước chẳng biết lúc nào lại trở nên trang trọng nhưng khôi hài như vậy. Đặc biệt hơn cả là việc tác giả miêu tả hình ảnh mụ đầm. Theo quan điểm lễ giáo phong kiến thì trọng nam khinh nữ. Phụ nữ không được những nơi trang nghiêm như trường thi. Vậy mà bây giờ lại có hình ảnh “mụ đầm ra” với “váy lê quét đất” khiến ta thêm nức cười đó mà cũng thật xót xa. Xã hội phong kiến đã suy tàn, thoái hóa đến mức nào.

Hai câu thơ cuối là lời bộc tâm trạng của tác giả về cảnh ngộ đất nước lúc bấy giờ:

“Nhân tài đất Bắc nào ai đó?
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.”

Tú Xương đã sử dụng câu hỏi tu từ “nhân tài đất Bắc nào ai đó” nhưng không nhằm mục đích biết câu trả lời. Đó là một lời thức tỉnh các sĩ tử về nỗi nhục mất nước. Kẻ thù xâm lược vẫn còn đó, thì đường công danh này có ý nghĩa gì.

Bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu đã khắc khắc họa khung cảnh trường thi nhốn nháo, để làm bật lên tiếng cười chua chát về cảnh ngộ mất nước trong buổi đầu của xã hội thực dân nửa phong kiến.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo