Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Động cơ điện 1 chiều DC (được viết tắt của cụm từ “Direct Current Motors”) là một loại động cơ điều khiển bằng dòng điện có hướng được xác định. ấu tạo của động cơ điện 1 chiều thường gồm những bộ phận chính sau:
Rotor: là bộ phận chính, có cấu tạo trục và được quấn các cuộn dây lại với nhau. Nhờ vậy mà sẽ tạo nên được một chiếc nam châm điện.
Stator: có kết cấu giống với một chiếc nam châm vĩnh cửu, hay nam châm điện. Nhờ đó chúng sẽ hoạt động với công dụng tương đương.
Cổ góp (Commutator): bộ phận này là nơi tiếp xúc và có khả năng truyền điện tới cho các cuộn dây ở trên rotor. Số điểm tiếp xúc ở trên cổ góp sẽ tương ứng với số dây được quấn ở trên bộ phận Rotor.
Chổi than (Brushes): là nơi tiếp xúc và có thể tiếp điện được cho bộ phận cổ góp.
Cấu tạo của động cơ điện 1 chiều. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Lưu ý:
Động cơ điện một chiều gồm có hai bộ phận chính là nam châm tạo ra từ trường (bộ phận đứng yên) và khung dây dẫn cho dòng điện chạy qua (bộ phận quay).
Bộ phận đứng yêu được gọi là Stato, bộ phận quay được gọi là roto.
Phân loại động cơ điện 1 chiềuDựa vào phương pháp kích từ, ta có thể chia động cơ điện 1 chiều thành những dòng chính gồm:
Động cơ điện 1 chiều kích từ bằng nam châm vĩnh cửu
Động cơ điện 1 chiều kích từ độc lập
Động cơ điện 1 chiều kích từ song song
Động cơ điện 1 chiều kích từ hỗn hợp bao gồm 2 cuộn dây kích từ, 1 cuộn được mắc nối tiếp với phần ứng, 1 cuộn được mắc song song với phần ứng
Động cơ điện 1 chiều kích từ nối tiếp
Sự phân cực ngược nhau giữa hai từ trường bên trong động cơ sẽ làm cho nó quay.
Trong đời sống hàng ngày, động cơ DC là loại động cơ đơn giản nhất và được sử dụng rất phổ biến như trong các thiết bị gia dụng: dao cạo điện và cửa sổ điện trên ô tô,...
Nguyên tắc hoạt động của động cơ điện 1 chiều
Stato của động cơ điện 1 chiều thường là một hay vài cặp nam châm vĩnh cửu, nam châm điện hoặc cũng có thể là cuộn dây điện từ, để tạo ra từ trường.
Phần rotor gồm có các cuộn dây quấn và được kết nối trực tiếp với nguồn điện một chiều.
Ngoài ra, phần quan trọng khác của động cơ điện 1 chiều không thể không nói đến đó chính là bộ phận chỉnh lưu. Bộ phận này có nhiệm vụ đổi chiều dòng điện trong chuyển động quay, giúp rotor duy trì chuyển động liên tục. Bộ phận này thông thường sẽ có 2 thành phần: một bộ cổ góp và một bộ chổi than tiếp xúc với cổ góp.
Khi trục của động cơ điện 1 chiều được kéo bằng một lực ngoài, động cơ này sẽ hoạt động giống máy phát điện một chiều.
Từ đó, chúng tạo ra suất điện động cảm ứng. Suất điện động này được gọi là Electromotive Force. Khi được vận hành ở chế độ cơ bản, rotor sẽ quay và phát ra điện áp. Điện áp này có tên là sức phản điện động Counter EMF (hay còn được gọi là sức điện động đối kháng), lý do là bởi vì chúng đối kháng với điện áp được đặt bên ngoài vào động cơ.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |