Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I ĐỊA LÍ 7

----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I ĐỊA LÍ 7
1. Vị trí địa lí, phạm vi Châu Á
Đặc điểm tự nhiên Châu Á
2.
3. Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Á
Bản đồ chính trị các khu vực Châu Á
5. Vị trí địa lí, phạm vi Châu Phi
4.
6. Đặc điểm tự nhiên Châu Phi
7. Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Phi
8. Đặc điểm tự nhiên Châu Âu
9. Đặc điểm dân cư xã hội Châu Âu
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
73
1
0
Ngoc Trinh
01/01/2024 08:51:55
+5đ tặng

1.
- Vị trí châu Á:

+ Nằm ở bán cầu Bắc, trải dài từ vùng Xích đạo đến vùng cực Bắc.

+ Thuộc bán cầu Đông: Từ gần 30º Đ đến gần 170º T.

+ Tiếp giáp với 2 châu lục (châu Âu, châu Phi) và ba đại dương lớn (Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Địa Trung Hải).

2.
 

a. Địa hình

- Địa hình đa dạng, gồm: núi, sơn nguyên, cao nguyên, đồng bằng,… Bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh.

- Các khu vực địa hình:

+ Trung tâm là khu vực núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới (VD: dãy Thiên Sơn, Côn Luân, Hi-ma-lay-a)

+ Phía bắc là các đồng bằng, cao nguyên thấp, bằng phẳng.

+ Phía đông thấp dần về phía biển, gồm các núi, cao nguyên, đồng bằng ven biển.

+ Phía nam và tây nam là các dãy núi trẻ, các sơn nguyên và đồng bằng nằm xen kẽ.

- Ý nghĩa:

+ Thuận lợi: các khu vực cao nguyên thuận lợi cho sản xuất và định cư.

+ Địa hình núi cao, hiểm trở, chiếm phần lớn diện tích => gây khó khăn cho giao thông, sản xuất và đời sống.

+ Do địa hình bị chia cắt mạnh, nên cần lưu ý các vấn đề chống xói mòn, sạt lở đất.

b. Khoáng sản

- Nguồn khoáng sản phong phú với trữ lượng lớn, phân bố rộng khắp lãnh thổ như dầu mỏ, than đá, sắt, crom,... kim loại màu: đồng, thiếc,...

- Ý nghĩa:

+ Là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp khai thác, chế biến và xuất khẩu khoáng sản; cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp: sản xuất ô tô, luyện kim,…

+ Trong quá trình khai thác và sử dụng khoáng sản, cần lưu ý sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, báo vệ môi trường.

c. Khí hậu

Khí hậu châu Á có sự phân hóa đa dạng, trong đó kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa chiếm diện tích lớn nhất.

-  Khí hậu gió mùa: 

+ Phân bố ở Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á. Mùa đông ít mưa, lạnh, khô.

+ Mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều.

+ Là khu vực chịu ảnh hưởng thường xuyên bởi các cơn bão lớn.

- Khí hậu lục địa: 

+ Phân bố ở khu vực nội địa, khu vực Tây Á. Mùa đông khô, lạnh; mùa hạ khô, nóng. 

+ Lượng mưa rất thấp, trung bình 200 - 500 mm/năm.

- Ý nghĩa: 

+ Thuận lợi: tạo nên các sản phẩm nông nghiệp đa dạng, hình thức du lịch khác nhau giữa các khu vực.

+ Khó khăn: chịu nhiều tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu => đòi hỏi phải có biện pháp phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

d. Sông, hồ

- Mạng lưới sông ngòi khá phát triển, nhiều hệ thống sông lớn, tuy nhiên chúng là có sự phân bố không đều và có chế độ nước phức tạp.

+ Khu vực Bắc Á có mạng lưới sông dày, sông bị đóng băng vào mùa đông và có lũ vào mùa xuân.

+ Khu vực Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á có mạng lưới sông ngòi dày, nhiều hệ thống sông lớn. Mùa lũ trùng mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa khô. 

-  Có nhiều hồ lớn, quan trọngBai-can, Aran,...

e. Đới thiên nhiên

Châu Á có ba đới thiên nhiên chính:

- Đới lạnh: 

+ Khí hậu cận cực và cực: lạnh giá, khắc nghiệt, phân bố thành một dải hẹp dài ở phía Bắc.

+ Thực vật: Nghèo thành phần loài, chủ yếu là rêu và địa y, không có cây thân gỗ.

+ Động vật: các loài chịu được lạnh và các loài di cư. 

- Đới ôn hòa: chiếm diện tích rộng lớn, phân hóa từ bắc xuống nam, từ đông sang tây.

+ Vùng Xi-bia rộng lớn phía bắc có khí hậu ôn đới lục địa, khô về mùa đông; rừng lá kim phát triển mạnh trên nền đất pốt dôn. Hệ động vật tương đối phong phú.

+ Phía đông, đông nam Trung Quốc và quần đảo Nhật Bản: khí hậu cận nhiệt gió mùa, lượng mưa tương đối lớn, thảm rừng lá rộng cận nhiệt là phổ biến.Trong rừng có nhiều loài cây lấy gỗ, cây dược liệu quý.

+ Các khu vực nằm sâu trong lục địa: khí hậu khô hạn, khắc nghiệt, hình thành các cảnh quan thảo nguyên, hoang mạc, bán hoang mạc.

- Đới nóng: 

+ Chủ yếu là khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo. 

+ Thảm thực vật điển hình là rừng mưa nhiệt đới, rừng nhiệt đới gió mùa, phân bố ở Đông Nam Á.

+  Rừng nhiệt đới ở châu Á có thành phần đa dạng, nhiều loại cho gỗ tốt, nhiều loài động vật quý hiếm.

Ngày nay, nhiều cánh rừng, thảo nguyên ở châu Á bị con người khai thác, chuyển thành đất nông nghiệp, khu công nghiệp, diện tích rừng tự nhiên suy giảm, gây ảnh hưởng lớn tới đa dạng sinh học. Vì vậy, vấn đề bảo vệ và hồi phục rừng là nhiệm vụ rất quan trọng của các quốc gia châu Á.
3. Dân cư xã hội Châu Á có những đặc điểm như sau: + Châu Á có số dân đứng đầu thế giới. + Mức gia tăng dân số châu Á khá cao, chỉ đứng sau châu Phi và cao hơn so với thế giới. + Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á ngang với mức trung bình của thế giới, cao hơn châu Âu và thấp hơn nhiều so với châu Phi.
5.Vị trí Châu Phi là phần lớn nhất trong số 3 phần nổi trên mặt nước ở phía nam của bề mặt Trái Đất. Nó bao gồm khu vực bao quanh một diện tích khoảng 30.221.532 km² (11.668.599 mi²) tính cả các đảo. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam nên có khí hậu nóng quanh năm.
6.

 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN

a. Địa hình và khoáng sản

- Địa hình châu Phi khá đơn giản. 

+ Địa hình ít núi cao, đồng bằng thấp. 

+ Toàn bộ châu lục là một khối cao nguyên khổng lồ, độ cao trung bình 750 m, chủ yếu là sơn nguyên xen bồn địa thấp.

+ Phần phía đông được nâng lên mạnh, tạo thành nhiều thung lũng sâu, nhiều hồ hẹp dài.

- Khoáng sản:

+ Phong phú, đa dạng, phân bố chủ yếu ở khu vực phía bắc và phía nam lục địa.

+ Một số loại sản: đồng, vàng, u-ra-ni-um, kim cương, dầu mỏ, phốt-pho-rít…

b. Khí hậu

- Khí hậu khô nóng bậc nhất thế giới.

- Nhiệt độ trung bình năm >20oC, lượng mưa tương đối thấp.

- Các đới khí hậu phân bố gần như đối xứng qua xích đạo gồm: khí hậu xích đạo, nhiệt đới, khí hậu cận nhiệt.

+ Khí hậu xích đạo: nóng ẩm, mưa nhiều quanh năm.

+ Khí hậu cận xích đạo: chịu tác động của gió mùa, một mùa nóng ẩm mưa nhiều, một mùa khô, mát.

+ Khí hậu nhiệt đới: ở Bắc Phi mang tính lục địa, rất khô nóng, ở Nam Phi ẩm và đỡ nóng hơn.

+ Khí hậu cận nhiệt: mùa đông ẩm, ướt, mua nhiều; mùa hạ khô, trời trong sáng.

Sông, hồ

- Mạng lưới sông ngòi của châu Phi phân bố không đều, tùy thuộc vào lượng mưa.

- Sông có nhiều thác ghềnh, thuận lợi cho việc phát triển thủy điện.

- Châu Phi có nhiều hồ lớn. Các hồ được hình thành bởi đứt gãy như Tan-ga-ni-ca, Tuốc-ca-na,…

c. Các môi trường tự nhiên

Môi trường ở châu Phi phân bố đối xứng qua Xích đạo.

- Môi trường xích đạo gồm bồn địa Công-gô, duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê: khí hậu nóng ẩm, điều hòa, thảm thực vật xanh quanh năm.

- Hai môi trường nhiệt đới có phạm vi trùng với ranh giới đới khí hậu cận xích đạo: có sự phân hóa mùa mưa và khô rõ rệt. Thảm thực vật chủ yếu là rừng thưa, xa van cây bụi. Xavan là nơi tập trung nhiều loài động vật ăn cỏ (ngựa vằn, sơn dương,...) và động vật ăn thịt (sư tử, báo gấm, …

- Hai môi trường hoang mạc: khí hậu khắc nghiệt, ít mưa, biên độ nhiệt ngày đêm lớn. Động thực vật nghèo nàn (rắn độc, kì đà, một số loài gặm nhấm,...)

- Hai môi trường cận nhiệt ở phần cực bắc và cực nam châu Phi: mùa đông ấm, ẩm, mưa nhiều, mùa hạ nóng khô; thảm thực vật là rừng và cây bụi lá cứng.

3. Vấn đề môi trường trong sử dụng tự nhiên

- Suy giảm tài nguyên rừng

- Nạn săn bắt, buôn bán động vật hoang dã

=> Cần có những biện pháp bảo vệ và sử dụng hợp lí thiên nhiên

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×