Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Nhận xét tình hình sản xuất cà phê, hồ tiêu ở nước ta giai đoạn 2010 - 2017.
- Diện tích, sản lượng, năng suất cà phê, hồ tiêu tăng.
+ Cà phê: diện tích tăng 109,8 nghìn ha; sản lượng tăng 429,2 nghìn tấn.
+ Hồ tiêu: diện tích tăng 100,7 nghìn ha; sản lượng tăng 136,1 nghìn tấn.
- Tốc độ tăng diện tích, sản lượng, năng suất khác nhau:
+ Cà phê: diện tích tăng 119,8%; sản lượng tăng 139,0%.
+ Hồ tiêu: diện tích tăng 296,3%; sản lượng tăng 229,1%.
+ Năng suất: cà phê tăng từ 1983,6 kg/ha (2010) lên 2301,7 kg/ha (2017); hồ tiêu giảm từ 2054,6kg/ha (2010) xuống còn 1588,8 kg/ha (2017).
b) Đề xuất các giải pháp nhằm ổn định sản xuất cây công nghiệp tại các vùng chuyên canh. Nêu ý nghĩa chủ yếu của việc đẩy mạnh sản xuất cây đặc sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
* Đề xuất các giải pháp nhằm ổn định sản xuất cây công nghiệp tại các vùng chuyên canh
- Quy hoạch chặt chẽ, có cơ sở khoa học các vùng chuyên canh.
- Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp.
- Đẩy mạnh tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu.
- Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến.
* Ý nghĩa chủ yếu của việc đẩy mạnh sản xuất cây đặc sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Tận dụng tài nguyên, phát triển nông nghiệp hàng hóa.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, lãnh thổ.
- Khai thác thế mạnh của vùng núi, tạo nhiều việc làm.
- Đa dạng hóa các sản phẩm, nâng cao vị thế của vùng.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |