Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Bom đạn chiến tranh đã khiến cho đất nước mang trên mình những vết thương, khiến cho bao gia đình tan nát vì chia xa, những nỗi đau cứ thế mà chồng chất. Tuy nhiên, giữa bản nhạc buồn của chiến tranh, văn học vẫn mang đến cho đời sống tình cảm của con người những cung bậc, những âm thanh da diết, tuyệt đẹp về tinh thần đoàn kết, về tình đồng đội, đồng chí và cả tình cảm gia đình thiêng liêng bất diệt. Một trong những tác phẩm hay nhất viết về tình cảm gia đình trong chiến tranh là “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Tác phẩm đã giúp người đọc cảm nhận được tình cảm cha con sâu nặng giữa bé Thu và ông Sáu trong những năm tháng chiến tranh ác liệt nhất. Và gây xúc động với người đọc nhất có lẽ là đoạn truyện kể lại những sự việc diễn ra sau khi ông Sáu chia tay con trở lại chiến trường.
Tác phẩm Chiếc lược ngà được Nguyễn Quang Sáng viết năm 1966, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang rất ác liệt. Truyện kể về tình cảnh éo le của cha con ông Sáu: Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến khi bé Thu còn trong bụng mẹ, đến khi con tám tuổi ông mới có dịp về thăm nhà, gặp con cho thỏa mong nhớ. Nhưng éo le thay, vết sẹo trên mặt ông khiến bé Thu không chịu nhận cha. Mãi đến khi ông Sáu chuẩn bị lên đường, bé Thu mới thét lên tiếng gọi ba, ôm lấy ba trong vỡ òa hạnh phúc nhưng cũng đầy tiếc nuối vì phải chia li. Trở về chiến khu, ông Sáu luôn nhớ lời dặn của con gái và dồn tất cả làm chiếc lược ngà tặng con nhưng chưa kịp tận tay trao cho con thì ông đã hi sinh. Bằng tình huống truyện độc đáo ấy, Nguyễn Quang Sáng miêu tả thật tinh tế mà sâu sắc tình cảm của ông Sáu dành cho con. Để từ đó khẳng định rằng: Chiến tranh có thể cướp đi tất cả, thậm chí là cả mạng sống của con người nhưng tình cảm gia đình thì không gì có thể giết chết được.
Đoạn trích là một câu chuyện cảm động về tình phụ tử khiến người đọc rưng rưng trước tình cha con ấm áp, thắm thiết, sâu nặng và cao đẹp. Trần thuật từ điểm nhìn của nhân vật ông Ba – người bạn cùng chiến khu, đoạn trích đã tái hiện thật chân thực sinh động những trạng thái cảm xúc khác nhau của nhân vật ông Sáu hướng về đứa con gái thương yêu, bé bỏng. Chiến tranh ác liệt đẩy cha con ông chia lìa, ông không được sống gần con. Nỗi day dứt, ân hận vì đánh con; lời dặn dò của đứa con gái “Ba về ! Ba mua một cây lược cho con nghe ba!” mà ông khắc ghi trong dạ đã thôi thúc ông làm chiếc lược ngà tặng con. Tình cảm của ông dành cho con trở nên mãnh liệt, cao cả, thiêng liêng và cảm động hơn bao giờ hết khi ông tự tay làm chiếc lược ngà cho đứa con gái bé bỏng. Chiếc lược ngà trở thành vật kết nối tình cha con, trở thành kỉ vật của sự thương yêu, nhớ thương, trân trọng.
Đầu tiên, ta cảm nhận được tình yêu của ông dành cho bé khúc ngà để Thu trong dáng điệu, cử chỉ, thái độ khi ông tìm được khúc ngà voi: “Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà”. Tình yêu dường như biến người ta thành một đứa trẻ trong dáng điệu hớt hải chạy nhanh về để khoe với khuôn mặt hớn hở. Có lẽ khi tìm được khúc ngà, ông đã nghĩ tới niềm hạnh phúc của cả ông và bé Thu khi ông tự tay làm cho con chiếc lược bằng một thứ vật quý hiếm. Ông đã giữ lời hứa với con và quý hơn là ông không mua mà làm nó bằng chính đôi tay mình, dồn vào trong đó tất cả nỗi nhớ, tình yêu thương dành cho đứa con nơi quê nhà đang đợi ông về. Yêu con, nhớ con, tình cảm đó của ông hiển hiện ngay trên gương mặt vui sướng “hớn hở như một đứa trẻ được quà” và sự “hớt hải” muốn “khoe” như khát khao sẻ chia niềm vui, bày tỏ tình cảm tha thiết của ông dành cho con. Tình cảm của ông thật sâu nặng!
Tình cha tha thiết còn thể hiện qua cách ông làm chiếc lược một cách kĩ lưỡng. Dường như, ông Sáu dồn nén vào đó tất cả nhớ thương nhớ thương dành cho con gái của mình. Ông “ngôi cưa từng hận trọng tỉ chiếc răng lược, thận trọng tỉ mỉ và khổ công như người thợ bạc - như người”. Biết bao công sức và tâm trí, ông đều dành để làm ra một ếc lược ngà chiếc lược ngà cho con. Nhìn cách ông tỉ mỉ khắc lên đó dòng chữ “Yêu nhớ tặng Thu - con của ba”, ta cảm nhận được tiếng trái tim ông đang thổn thức nỗi nhớ con, chan chứa tình yêu sâu nặng, tha thiết. Dòng chữ nhỏ mà chứa chan tình cảm lớn lao. Trong phút chốc, người chiến sĩ như bỗng hóa thành nghệ nhân đang thăng hoa biết bao cảm xúc và tình yêu để tạo ra một sản phẩm nghệ thuật. Chiếc lược ngà xinh xắn không chỉ được làm bằng đôi tay khéo léo mà còn làm bằng tình yêu thương vô bờ bến, tấm lòng chăm chút của một người cha dành cho con. Nó là kết tinh của tình cảm phụ tử mộc mạc, đằm thắm mà hết sức sâu sắc, diệu kì. Ông đã gửi gắm biết bao yêu thương, khao khát cháy bỏng dành cho đứa con gái yêu của mình vào trong đó. Với ông Sáu, chiếc lược ngà phần nào làm dịu đi nỗi ân hận trong ông vì đã đánh con, làm vơi đi nỗi nhớ con da diết trong lòng và làm dấy lên nỗi khát khao được gặp con để trao tận tay cho con. Do đó, những lúc rảnh rỗi, ông lấy cây lược ra ngắm nghía rối mài lên tóc cho thêm bóng, thêm mượt... Tâm tình của người cha như lắng đọng trong giây phút ấy. Cử chỉ mài chiếc lược lên tóc đó như phần nào gỡ rối lòng ông khi hướng về đứa con gái nơi xa: sự day dứt pha lẫn yêu thương, mong nhớ. Tình cảm của ông Sáu dành cho con đáng trân trọng biết bao!
Có lẽ, ông Sáu mong chờ lắm cái giây phút được tận tay trao cho con món quà đơn sơ mà thiêng liêng ấy. Nhưng éo le thay, đội ông đã ngã xuống khi chưa được gặp lại con, chỉ kịp gặp đồng đội với lời trăng trối nhờ đưa chiếc lược cho con gái. Tác giả đã đặt nhân vật vào trong tình huống đặc biệt đầy đau thương của chiến tranh để làm nổi bật sâu sắc hơn tấm lòng của người inh cha. Bị thương nặng, cận kề cái chết, ông chẳng kịp trăng trối nhưng vẫn không quên « đưa tay vào túi, móc cây lược”. Tuy không nói được thành lời những cử chỉ ấy, ánh mắt ấy đã bộc lộ ước nguyện cao đẹp, chân thành, tỏa sáng ấm nồng tấm lòng của người cha dành cho con. Trao kỉ vật cho bạn chính là ông trao lại lời trăng trối thiêng liêng. Đó là ước nguyện nhà bạn trao tận tay cho con như một lời ủy thác, một lời trăng trối. Và đến khi người bạn cúi gần khẽ nói “Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu” thì ông mới nhắm mắt đi xuôi.
Với người cha ấy, cho đến trong hơi thở cuối cùng, ông cũng chỉ nghĩ đến với tình cảm mãnh liệt và tha thiết. Dòng cuối khép lại đoạn trích làm người đọc xót xa vì tình huống éo le. Chiến tranh không chỉ làm khuôn mặt ông biến dạng để cha con ông không được cảm nhận trọn vẹn niềm vui hạnh phúc trong ba ngày nghỉ phép mà chiến tranh còn chia cắt vĩnh viễn giây phút gặp lại của hai cha con ông Sáu. Chiến tranh là nỗi đau, là tội ác đối với con người. Thế nhưng, chiến tranh đau thương và tàn khốc có thể lấy đi sự sống của ông mà không thể nào giết chết tình phụ tử. Tình cảm thiêng liêng, cao đẹp của ông dành cho con mãi mãi bất diệt.
Tác giả đã xây dựng tình huống truyện éo le, đau xót và đầy bất ngờ, lựa chọn ngôi kể thứ nhất- lời kể tỉ mỉ của một người chứng kiến toàn bộ câu chuyện cùng giọng văn trầm lắng, đậm chất suy tư làm tăng sự khách quan, chân thực của truyện và tạo sự ám ảnh trong tâm trí người đọc. Đặc biệt, ngòi bút nhà văn đã khám phá vào tận cùng những trạng thái tâm lí của nhân vật để khai thác những cung bậc cảm xúc trong tình cảm sâu nặng của ông Sáu. Chi tiết chiếc lược ngà trở thành chi tiết giàu ý nghĩa. Chiếc lược ngà không chỉ là biểu hiện cho tình yêu thương, sự mong nhớ dồn nén của ông Sáu dành cho con mà còn là minh chứng cho sức sống bất diệt của tình cảm đẹp đẽ ấy.
Đoạn trích nói riêng và tác phẩm “ Chiếc lược ngà” nói chung đã kể cho chúng ta câu chuyện vô cùng cảm động về tình phụ tử thiêng liêng trong thời chiến. Đoạn trích đã diễn tả thật thiêng liêng và cảm động tình cha con thắm thiết giữa hoàn cảnh đạn bom khốc liệt của cuộc chiến tranh chống Mĩ. Thấm thía về những đau thương, mất mát của chiến tranh, ta càng trân trọng thêm sức sống bất diệt của tình cha con sâu nặng. Đây có thể xem là những áng văn đẹp đã miêu tả đến tận cùng sâu thẳm trái tim yêu thương của người cha dành cho con, thể hiện tấm lòng đồng cảm của nhà văn. Vẻ đẹp của tình người, tình đời ấy như nhắc nhở chúng ta phải biết quý trọng, thương yêu những người thân trong cuộc sống hòa bình mà ta may mắn có được ngày hôm nay.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |