Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới

Tiếng vọng rừng sâu
Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu
chạy đến một thung lũng giữa cánh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thé
lớn: “Tôi ghét người”. Khu rừng có tiếng vọng lại: "Tôi ghét người”. Cậu
bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao
hiểu được lại có tiếng người ghét cậu.
Người mẹ cầm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy
hét thật to: Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng
vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu
“Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều g
con sẽ nhận lại điều đó. Ai gieo gió thì ắt gặt bão. Nếu con thù ghé
người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì ngườ
cũng yêu thương con”.
(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2002,
b. Trả lời câu hỏi sau:
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản trên? Em hãy
cho biết nội dung của câu chuyện là gì?
Câu 2: Em hãy cho biết văn bản trên viết theo ngôi kể nào? Ngôi kể ấy
có tác dụng nghệ thuật gì?
Câu 3: Câu nói “Ai gieo gió thì ắt gặt bão” gợi cho em nghĩ đến thành
ngữ nào? Hãy giải thích ý nghĩa thành ngữ đó.
Cầu 4: Nhân vật "cậu bé" trong văn bản trên đã có những tâm trạng gì
Theo em, sau khi vào rừng cùng mẹ, cậu bé sẽ có tâm trạng ra sao?
Câu 5: Trong câu chuyện trên người mẹ đã nói với con về định luật gi
trong cuộc sống?
1 trả lời
Hỏi chi tiết
177
15
0
Linh
08/01 13:15:10
+5đ tặng
1. tự sự
- ăn bản “Tiếng vọng rừng sâu” kể về câu chuyện giữa cậu bé và người mẹ xung quanh “tiếng vọng.”
2. Đoạn văn tiếng vọng rừng sâu viết theo ngôi kể thứ 3
-Tác dụng nghệ thuật: Làm cho đoạn văn thêm hay, thêm tính xác thực. Giúp người kể chuyện một cách linh hoạt
3. Câu nói gợi cho em nghĩ đến thành ngữ: Gieo gió gặt bão

Giải thích:

Nghĩa đen: Gió, bão là những hiện tượng tự nhiên. Gió là thành tố tạo nên bão.

Nghĩa bóng: Dựa trên hiện tượng tự nhiên trên, cha ông chúng ta muốn nhắc nhở chúng ta rằng mỗi người sẽ phải chịu trách nhiệm, chịu hậu quả bởi những việc mình làm, gieo nhiều những điều không hay ắt sẽ phải nhận những hậu quả không tốt.
4. 
+ Tâm trạng cậu bé:
Cậu bé hoảng hốt quay về, sà vào lòng mẹ khóc nứt nở. 
→ 
Cậu bé sợ hãi, không hiểu lí do rừng lại ghét cậu. Sự tổn thương nhỏ bé đó đã dẫn cậu về với mẹ, khóc nức nở và kể cho mẹ nghe có người ghét mình.
+ Tâm trạng cậu bé sau khi được mẹ đưa:
*Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. 
→ Cậu bé đã hiểu rõ lí do, thỏa mãn với kết quả này. Từ đó cậu cũng biết là nếu mình không yêu thương người khác, thì người khác cũng không yêu thương mình.
5. Định luật: Khi chúng ta cho điều gì nta sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì ắt gặt bão. Nếu mình thù ghét người thì người cũng thù ghét mình. Nếu mình yêu thương người thì người cũng yêu thương mình. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo