Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nghị luận về ý kiến làm một người chân thật

Nghị luận về ý kiến Làm một người chân thật
5 trả lời
Hỏi chi tiết
68
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Ý kiến "Làm một người chân thật" đề cập đến việc sống một cuộc sống chân thật, không giả dối và không giấu giếm bản thân. Điều này đòi hỏi sự thật thà, trung thực và lòng dũng cảm để đối mặt với những khó khăn và thách thức trong cuộc sống.

Trước hết, làm một người chân thật giúp chúng ta xây dựng một mối quan hệ tốt với người khác. Khi chúng ta trung thực với bản thân và người khác, chúng ta tạo ra sự tin tưởng và sự tôn trọng. Người khác sẽ biết rằng chúng ta không giấu giếm thông tin hay lừa dối họ, điều này tạo ra một môi trường tin cậy và ổn định.

Làm một người chân thật cũng giúp chúng ta phát triển sự tự tin và sự tự trọng. Khi chúng ta không cần phải giả dối hay che giấu bản thân, chúng ta có thể sống một cuộc sống tự do và tự tin. Chúng ta không phải lo lắng về việc bị phát hiện hay bị lộ thông tin, điều này giúp chúng ta tập trung vào việc phát triển bản thân và đạt được mục tiêu của mình.

Làm một người chân thật cũng mang lại sự hài lòng và hạnh phúc. Khi chúng ta sống một cuộc sống không giả dối, chúng ta không phải đối mặt với sự căng thẳng và áp lực của việc giữ kín bí mật hay lừa dối người khác. Chúng ta có thể sống một cuộc sống thật sự và tận hưởng những giá trị và niềm vui thực sự trong cuộc sống.

Tuy nhiên, việc làm một người chân thật cũng đòi hỏi sự dũng cảm và sự chấp nhận của chính bản thân. Đôi khi, chúng ta có thể phải đối mặt với sự phê phán và sự phản đối từ người khác khi chúng ta trung thực. Nhưng nếu chúng ta kiên nhẫn và kiên trì, chúng ta sẽ nhận được sự tôn trọng và sự đánh giá cao từ người khác.

Trong kết luận, làm một người chân thật mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống của chúng ta. Nó giúp chúng ta xây dựng mối quan hệ tốt với người khác, phát triển sự tự tin và sự tự trọng, cũng như mang lại sự hài lòng và hạnh phúc. Mặc dù đòi hỏi sự dũng cảm và sự chấp nhận, nhưng cuối cùng, làm một người chân thật là cách tốt nhất để sống một cuộc sống ý nghĩa và đáng sống.
1
0
Cc
21/01 17:34:09
+5đ tặng
1. Nghị luận về ý kiến "Làm một người chân thật" - Mẫu 1

Người xưa có câu “Vàng thật không sợ lửa” để nói về giá trị của sự chân thật. Quả thực, dù thời đại có đổi thay, xã hội có phát triển hơn thì chân thật vẫn là đức tính quý báu mà con người cần có.

Chân thật là sống trung thực, ngay thẳng, chân thành với chính mình và mọi người xung quanh. Nó đối lập với lối sống giả dối, lươn lẹo hòng lừa gạt người khác để tư lợi cho mình. Đối với bản thân, sự chân thật thể hiện ở việc sống thật với chính mình, biết thẳng thắn nhận lỗi, không làm những việc trái với lương tâm và phẩm giá. Đối với mọi người xung quanh, lòng chân thành nằm ở việc nói năng ngay thẳng trong giao tiếp, chân thành trong các mối quan hệ xã hội và thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ trong công việc. Sống chân thật khiến xã hội ngày càng tốt đẹp và văn minh hơn.

Một cuộc sống tốt đẹp được xây dựng trên nền tảng của tình yêu thương và sự tin tưởng. Tinh thần sống chân thật đem lại cho ta khả năng đánh giá mọi việc trong đời sống một cách khách quan, đa chiều. Nhờ có sự chân thật mà ta thẳng thắn thừa nhận những ưu – khuyết điểm để cải thiện bản thân. Đức tính này giúp con người hoàn thiện nhân cách, bồi đắp nhiều phẩm chất tốt đẹp như sự kiên trì, lòng dũng cảm, vị tha,... Những giá trị sống được tạo ra từ sự chân thành, trung thực bao giờ cũng bền vững hơn những thứ đạt được từ sự, dối trá. Sống chân thật, tâm hồn con người sẽ có được sự thanh thản. Ngoài ra, nó còn là sợi dây gắn kết con người với nhau. Những người thật thà sẽ nhận được sự tín nhiệm từ cộng đồng, trở thành những công dân tốt cho xã hội.

Câu chuyện của George Washington chính là ví dụ điển hình cho phẩm chất chân thật. Khi ông sáu tuổi đã vô tình chặt gãy cây hoa anh đào mà bố ông yêu thích. Thấy bố vô cùng giận dữ, Washington vô cùng lo lắng. Ông định bụng sẽ nói dối để cha không trách phạt. Nhưng cuối cùng, Washington đã bật khóc và thú nhận: “Con không thể nói dối! Cha biết con không thể nói dối mà! Con đã chặt cây bằng chiếc rìu nhỏ của con”. Chính đức tính tốt đẹp đó đã trở thành một trong những yếu tố giúp Washington trở thành tổng thống đầu tiên khai sinh ra Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

Đối lập với những người chân thật là những kẻ sống dối trá, giả tạo. Họ có lối sống đua đòi, tự huyễn hoặc bản thân, lừa dối mọi người xung quanh hòng làm giàu cho bản thân. Những kẻ này luôn mang trong mình một cảm giác sợ sệt bởi Cây kim trong bọc cũng có ngày lòi ra”. Ta cần chung tay loại bỏ lối sống độc hại này khỏi xã hội.

Như vậy, chân thật là chìa khóa đầu tiên để con người đạt được thành công và hạnh phúc. Ta cần rèn luyện đức tính này ngay trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, học cách chân thật với chính mình đến trung thực trong các mối quan hệ xã hội.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Chou
21/01 17:43:40
+4đ tặng

Cái gì xuất phát từ trái tim thì sẽ đi đến trái tim. Cái gì là chân thật sẽ sẽ mãi mãi là chân thật cho dù cuộc sống không ngừng biến đổi. Như núi cao không mòn, trăng tròn không khuyết, sông sâu không cạn, tấm lòng chân thật sẽ là nguồn sức mạnh vô biên giúp con người đứng vững giữa cuộc đời đầy nghiệt ngã. Sống chân thật là lối sống cao quý, rất đáng được trân trọng và làm theo.

Sống chân thật là sống ngay thẳng, thật thà, chân thành, không dối trá, không sống theo kiểu hai mặt. Sự chân thành được thế hiện không chỉ trong lời nói mà nó phải được bắt rễ sâu xa từ trong một tấm lòng thành, với tình cảm thực sự thì mới có sức thuyết phục.

Người sống chân thật luôn thành thật với lòng mình, đối xử với tất cả mọi người xung quanh bằng tấm lòng chân thành và hướng tới những giá trị thật và bền vững, biết theo đuổi những giá trị cuộc sống bền vững và có ý nghĩa thay vì những hư vinh hão huyền chẳng bền lâu, yêu thương con người bằng tấm lòng trắc ẩn và chân thành cao quý. Bởi thế, người có tấm lòng chân thật luôn lan tỏa yêu thương và lòng tử tế nhằm giúp cho xã hội được tốt đẹp và hạnh phúc hơn.

Chỉ khi sống trung thực thì ta mới có được niềm tin ở mọi người, được giao việc, nhiệm vụ mới có cơ hội thử thách để thành công. Người trung thực mới nhận ra mặt mạnh mặt yếu của bản thân, từ đó tìm cách phát huy, khắc phục, sửa đổi để hoàn thiện bản thân mình, vươn đến thành công. Sống chân thành thì đời sống tâm hồn luôn nhẹ nhàng thanh thản

Không di sản nào quý giá bằng tấm lòng trung thực. Nếu trung thực là biểu hiện của người sống có đạo đức thì chân thật là biểu hiện của con người luôn tận tâm. Sống chân thật sẽ làm mối quan hệ giữa người và người sẽ tốt đẹp hơn, cái ác cái xấu cũng sẽ giảm đi, cái tốt được đề cao và tôn vinh. Nếu sống không chân thật, con người sẽ đánh mất lòng tin ở mọi người. Ngược lại, chẳng được ai tin ngay cả khi nói thật Những kẻ dối trá như thế sẽ bị mọi người ghét bỏ, xa lánh. Sớm muộn gì cũng rơi vào hoàn cảnh lạc lõng, cô đơn.

Người chân thành luôn tạo ra sự tin cậy quanh họ, là chỗ dựa tinh thần ấm áp của bạn bè, người thân, sống bên họ ta cảm thấy yên ổn, thanh thản vì không phải dò xét, dè dặt, hoài nghi, sợ bị trở mặt hay phải khám phá ra những sự thật phũ phàng, đen tối. Hơn nữa, những người có lối sống chân thật thì luôn hiểu bản thân mình khao khát điều gì và sẵn sàng dấn thân đam mê và theo đuổi đam mê ấy. Những người sống chân thật ấy cũng là những người vô cùng dũng cảm vì họ dám thành thật với lòng mình mà đối xử với bản thân và những người xung quanh bằng sự tử tế nhất. Tóm lại, lối sống chân thật là lối sống đẹp mà mỗi người đều cần có trong cuộc sống để hướng tới những giá trị hạnh phúc và bền vững trong đời.

Những ai sống bằng sự giả dối, cuộc sống sẽ luôn bất an. Họ sống trong phập phồng lo sợ người khác phát hiện ra sự dối trá của mình, tiếp tục nghĩ ra kiểu dối trá khác để đối phó. Sống bằng sự dối trá sẽ không nhận ra cái sai trái và khuyết điếm của mình để sửa đổi. Chẳng hạn như bằng cách gian lận trong thi cử kiểm tra, học sinh sẽ có điểm số có thể cao nhưng không đánh giá được thực chất năng lực bàn thân, đầu óc rỗng tuếch. Gian lận để thắng trong một cuộc thi thì chẳng có cái gì đáng tự hào.

Trong cuộc sống này vẫn còn có lắm kẻ sống bằng sự dối trá và lừa lọc. Họ là những kẻ chuyên lừa gạt người khác, ăn không nói có, vu oan giá hoạ nhằm hãm hại, tước đoạt lợi ích của người khác. Xã hội lắm kẻ sống giả dối chắc chắn cái xấu, cái ác tràn lan, đạo đức xã hội cũng xuống dốc, kẻ yếu bị ức hiếp. Khi đó, đời sống con người sẽ rơi vào loạn lạc, công lí không được bảo vệ.

Nói dối, giả dối, thiếu chân thật là một hành vi xấu nhưng có khi ta cũng phải nói dối để bảo vệ một giá trị lớn lao hơn. Trong những trường hợp đặc biệt, vì tinh thần nhân đạo, bí mất quốc gia, buộc người ta phải nói dối. Cần biết bao lời nói dối của một bác sĩ để một bệnh nhân nan y còn có hy vọng, cố gắng chữa trị; người chiến sĩ bị giặc bắt, dù bị tra tấn dã man vẫn không khai báo tổ chức, đơn vị

Người khôn ngoan thường làm đẹp lòng người khác và dễ đạt những thành công, nên hầu hết mọi người đều mong mình trở thành một người sớm khôn ngoan. Để nhanh chóng có được điều ấy, một số bạn trẻ đã tìm cách làm đẹp lòng người khác bằng mọi cách, kể cả sự dối trá và lối sống hai mặt… Thế nhưng một bậc hiền triết lại cho rằng “Sự khôn ngoan cao cấp, đó là sự chân thành”.

Đơn giản bởi lẽ, sự chân thành bao giờ cũng là điều được ưa chuộng nhất trong cuộc sống. Người ta cho rằng một sự thật xấu xí còn hơn một điều dối trá tốt đẹp. Người có lối sống chân thành bao giờ cũng tạo một sức hấp dẫn với người khác, bởi bản chất con người là luôn hướng về sự thật, về chân lý.

Hành xử trong sự chân thành, sẽ cho bạn sự tự tin, sức lôi cuốn và sự vững mạnh… Hãy thành thật với người khác và với chính mình. Muốn thế hãy đánh giá đúng bản thân, đừng tự huyễn hoặc mình và cũng đừng huyễn hoặc người khác.

Nhưng tất cả sự chân thành phải được thể hiện trong sự tế nhị, nhân hậu và có văn hóa, nếu không nó cũng dễ trở thành thô thiển khó chấp nhận. Hãy phân biệt sự khôn ngoan thực sự với sự tinh khôn hoặc khôn ranh, đó là kẻ chỉ “khôn” để cầu danh cầu lợi. Nếu được sống giữa một cộng đồng của những người chân thành thì đó là lúc cuộc sống đang tiến dần đến một thiên đường nơi trần thế.

Cuộc sống cần phải sống chân thật, chân thành và gắn kết với nhau. Không có tấm lòng chân thật, chẳng những không ai yêu mến mà chẳng thể cảm nhận được ý nghĩa của cuộc đời.

Đức tính trung thực, tấm lòng chân thành là chương đầu tiên của cuốn sách trí tuệ. Tâm hồn bạn sẽ tỏa sáng chỉ khi nó đủ trung thực một cách đúng đắn nhất. Sống chân thật là phải nói sự thật nhưng cần phải có cách nói khéo léo, tế nhị để tránh xúc phạm người khác.

“Dối trá và lừa lọc là hành động của kẻ ngu xuẩn không có đủ trí óc để trung thực”. Chỉ có những kẻ yếu đuối, lười biếng hoặc tham lam mới dối lừa người khác nhằm giành lấy sự bình yên hoặc cái lợi vè mình. Càng dối trá họ càng thấp kém và sớm muộn gì cũng nhận lấy hậu quả từ hành động dối lừa của họ.

0
0
+3đ tặng
Chân thật là một đức tính rất tốt mà chúng ta cần có. Để lớn lên thì dễ nhưng để trở thành một con người có ích cho xã hội với những đạo đức tốt đẹp thì mỗi chúng ta cần rèn luyện bản thân rất nhiều. Muốn làm người tốt, trước hết ta cần làm một người chân thật. Chân thật là thật thà, luôn tôn trọng sự thật, nói sự thật, làm theo sự thật, không gian dối người khác nhằm bất cứ mục đích gì. Làm một người chân thật là việc mỗi người đối xử với người khác bằng tấm lòng chân thành, trung thực nhất. Người sống chân thật là người sống bằng sự chân thành, giản dị, chất phác, luôn tôn trọng sự thật, lẽ phải, luôn làm đúng và nói đúng những gì đã xảy ra mà không thêm bớt, không bao che, giấu giếm cho người có hành vi gian dối, sẵn sàng đứng lên tố cáo để bảo vệ lẽ phải. Trong cuộc sống, con người đối xử với nhau bằng tấm lòng, bằng tình cảm, bằng sự yêu thương, chân thật là yếu tố cốt lõi để tạo lập một nền tảng, một mối quan hệ tốt đẹp với nhau, khiến cho xã hội văn minh hơn. Người sống với sự chân thật là những người cương trực, thẳng thắn và sẽ luôn được mọi người tin tưởng, tín nhiệm và yêu quý, từ đó cuộc sống cũng sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có những người sống gian dối, không trung thực, chân thật, sẵn sàng chối bỏ sự thật vì lợi ích cá nhân. Lại có những người không khéo léo giao tiếp, quá thẳng thắn, nói những lời lẽ khó nghe tuy là sự thật nhưng làm tổn thương người khác,… Những người này đáng bị phê phán và cần thay đổi cách sống của bản thân, sống cương trực hơn. Là thế hệ trưởng thành tiếp theo của tương lai, mỗi người chúng ta cần rèn luyện cho bản thân mình tính chân thật, sống và làm theo lẽ phải để không phải hối tiếc về bất cứ chuyện gì đã, đang và sẽ có thể xảy ra. Vì vậy ý kiến Làm một người chân thật vô cùng tuyệt vời!
0
0
đkhly
21/01 18:23:08
+2đ tặng
Tính chân thật của một người phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, và quan điểm về điều này có thể thay đổi tùy vào quan điểm cá nhân. Dưới đây là một số góc nhìn phổ biến về tính chân thật:

1. **Chân thật với bản thân:** Một người chân thật thường là người hiểu rõ về bản thân mình, không giấu giếm hoặc giả mạo. Họ có khả năng tự trọng và không sợ thể hiện đúng bản thân mình.

2. **Chân thật trong hành động:** Tính chân thật cũng liên quan đến sự trung thực trong hành động. Người chân thật thường giữ cho hành động của họ phản ánh giá trị và nguyên tắc của bản thân.

3. **Chân thật trong giao tiếp:** Người chân thật thường truyền đạt ý kiến và cảm xúc của mình một cách trung thực và mở cửa. Họ không giữ lại thông tin quan trọng hoặc lừa dối người khác.

4. **Chân thật với người khác:** Tính chân thật có thể được đo lường qua khả năng xác định và hiểu đúng người khác. Người chân thật thường có khả năng đặt mình vào vị trí của người khác và tôn trọng quan điểm của họ.

5. **Liên quan đến giá trị và đạo đức:** Một người chân thật thường hành động dựa trên giá trị và nguyên tắc cá nhân. Họ không đánh đổi tính chân thật để đạt được mục tiêu cá nhân mà làm mất đạo đức.

Tuy nhiên, đánh giá về tính chân thật có thể phụ thuộc vào quan điểm và giá trị của mỗi người. Một số người có thể coi tính chân thật là đặc điểm quan trọng, trong khi người khác có thể đặc biệt chú trọng vào sự khéo léo xã hội.
0
0
+1đ tặng

Người xưa có câu “Vàng thật không sợ lửa” để nói về giá trị của sự chân thật. Quả thực, dù thời đại có đổi thay, xã hội có phát triển hơn thì chân thật vẫn là đức tính quý báu mà con người cần có.

Chân thật là sống trung thực, ngay thẳng, chân thành với chính mình và mọi người xung quanh. Nó đối lập với lối sống giả dối, lươn lẹo hòng lừa gạt người khác để tư lợi cho mình. Đối với bản thân, sự chân thật thể hiện ở việc sống thật với chính mình, biết thẳng thắn nhận lỗi, không làm những việc trái với lương tâm và phẩm giá. Đối với mọi người xung quanh, lòng chân thành nằm ở việc nói năng ngay thẳng trong giao tiếp, chân thành trong các mối quan hệ xã hội và thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ trong công việc. Sống chân thật khiến xã hội ngày càng tốt đẹp và văn minh hơn.

Một cuộc sống tốt đẹp được xây dựng trên nền tảng của tình yêu thương và sự tin tưởng. Tinh thần sống chân thật đem lại cho ta khả năng đánh giá mọi việc trong đời sống một cách khách quan, đa chiều. Nhờ có sự chân thật mà ta thẳng thắn thừa nhận những ưu – khuyết điểm để cải thiện bản thân. Đức tính này giúp con người hoàn thiện nhân cách, bồi đắp nhiều phẩm chất tốt đẹp như sự kiên trì, lòng dũng cảm, vị tha,... Những giá trị sống được tạo ra từ sự chân thành, trung thực bao giờ cũng bền vững hơn những thứ đạt được từ sự, dối trá. Sống chân thật, tâm hồn con người sẽ có được sự thanh thản. Ngoài ra, nó còn là sợi dây gắn kết con người với nhau. Những người thật thà sẽ nhận được sự tín nhiệm từ cộng đồng, trở thành những công dân tốt cho xã hội.

Câu chuyện của George Washington chính là ví dụ điển hình cho phẩm chất chân thật. Khi ông sáu tuổi đã vô tình chặt gãy cây hoa anh đào mà bố ông yêu thích. Thấy bố vô cùng giận dữ, Washington vô cùng lo lắng. Ông định bụng sẽ nói dối để cha không trách phạt. Nhưng cuối cùng, Washington đã bật khóc và thú nhận: “Con không thể nói dối! Cha biết con không thể nói dối mà! Con đã chặt cây bằng chiếc rìu nhỏ của con”. Chính đức tính tốt đẹp đó đã trở thành một trong những yếu tố giúp Washington trở thành tổng thống đầu tiên khai sinh ra Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

Đối lập với những người chân thật là những kẻ sống dối trá, giả tạo. Họ có lối sống đua đòi, tự huyễn hoặc bản thân, lừa dối mọi người xung quanh hòng làm giàu cho bản thân. Những kẻ này luôn mang trong mình một cảm giác sợ sệt bởi Cây kim trong bọc cũng có ngày lòi ra”. Ta cần chung tay loại bỏ lối sống độc hại này khỏi xã hội.

Như vậy, chân thật là chìa khóa đầu tiên để con người đạt được thành công và hạnh phúc. Ta cần rèn luyện đức tính này ngay trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, học cách chân thật với chính mình đến trung thực trong các mối quan hệ xã hội.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư