Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Nhắc tới nhà thơ Thanh Hải chúng ta không thể không nhắc đến bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ của ông”. Với giọng thơ chân thành, đằm thắm nhà thơ như gửi nỗi lòng của mình vào từng dòng thơ. Đặc biệt bài thơ được viết vào thời kì đầu đất nước được thống nhất nên nó lại càng mang nhiều ý nghĩa sâu xa. Nhận xét về bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ", có ý kiến cho rằng :"Bài thơ thể hiện tình yêu cuộc sống thiết tha và nguyện ước cống hiến chân thành, tha thiết của Thanh Hải'”. Đây quả thực là một ý kiến vô cùng chính xác, điều đó được thể hiện trong xuyên suốt dòng chảy của bài thơ.
Trước hết, bài thơ thể hiện tình yêu cuộc sống tha thiết của nhà thơ. Tình yêu ấy được thể hiện qua tình cảm trước bức tranh thiên nhiên mùa xuân đẹp vô cùng. Bức tranh thiên nhiên mùa xuân ấy được tác giả cảm nhận bằng thị giác qua những hình ảnh, đơn sơ, bình dị, mang đặc trưng của xứ Huế: dòng sông xanh, bông hoa tím biếc:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc”
Không gian thiên nhiên mùa xuân rộng lớn, thoáng đãng có dòng sông mềm mại trải dài khoảng trời cao rộng. Sắc xanh của dòng sông, của bầu trời dịu mát làm nền cho bông hoa tím biếc-màu tím rất đặc trưng, quen thuộc với ai yêu xứ Huế. Màu tím thủy chung kết hợp với sắc xanh của dòng sông mang đến cho bức tranh xuân vẻ đẹp nhẹ nhàng, tươi mát, sống động. Động từ “mọc” được đảo lên đầu câu thơ để tô đậm sức sống trỗi dậy mạnh mẽ của cảnh vật, nhựa sống căng tràn trong dáng vẻ vươn lên xòa nở ở bông hoa tím. Không chỉ cảm nhận bằng thị giác, nhà thơ còn cảm nhận bằng thính giác để lắng nghe âm thanh tiếng chim chiền chiện:
“Ôi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời?”
Tiếng gọi “ơi” nghe rất đỗi thân thương, là phép nhân hóa đã diễn tả cảm xúc yêu mến thiết tha của nhà thơ trước mùa xuân tươi đẹp. Cảm xúc ấy thật tự nhiên, được bật lên trong câu hỏi tu từ “Hót chi mà vang trời?”. Dường như Thanh Hải đã phóng đại tiếng hót của chú chim như một lời ca ngợi sức sống mạnh mẽ của chú. Ở trong phòng bệnh chật hẹp, âm thanh tiếng chim chiền chiện đã làm vang dậy cả không gian, làm sống dậy sức sống mùa xuân căng tràn. Tác giả thiết tha lắng nghe âm thanh của mùa xuân, của sức sống.
Nhà thơ đã đón nhận sức sống của thiên nhiên với tình yêu dâng tràn trong tâm hồn và trí tưởng tượng, liên tưởng độc đáo:
“Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
“Giọt long lanh” là hình hình ảnh thơ giàu giá trị gợi hình đó có thể là giọt mưa xuân, giọt mưa buổi sáng long lanh trong ánh sáng của trời xuân. Trong mối quan hệ với câu thơ trước, tiếng hót của con chim chiền chiện vang vọng nhưng tan biến trong không gian mà đọng lại thành từng giọt trong vắt, long lanh như một thứ quà tặng của thiên nhiên xứ Huế, thi nhân đã vội vàng đưa đôi tay để hứng lấy, tiếng chim từ chỗ cảm nhận bằng thính giác chuyển thành thị giác rồi xúc giác. Đó chính là nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được Thanh Hải sử dụng một cách tài tình. Đại từ “tôi” được điệp lại hai lần vad đi với hành động “hứng” cho thấy thái độ trân trọng của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đồng thời gợi sự tận hưởng, chiếm lĩnh và giao hòa với mùa xuân.
Chỉ với vài nét vẽ đen xem một chút chất nhạc, Thanh Hải đa phác họa được một bức tranh có cái hồn của mùa xuân xứ Huế đầy đủ cả màu sắc, âm thanh, hình ảnh. Từ đó bộc lộ niềm say sưa, ngây ngất của tác giả trước thiên nhiên đất trời mùa xuân.
Tình yêu thiên nhiên ấy còn được thể hiện qua cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước.Từ vẻ đẹp của mùa xuân quê hương, Thanh Hải đã mở rộng, gợi ra vẻ đẹp của mùa xuân đất nước:
“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ”
Nhà thơ cảm nhận mùa xuân đất nước qua hình ảnh “người cầm súng” và “gười ra đồng”. Biểu tượng cho hai nhiệm vụ chiến lược quan trọng của đất nước là cùng chiến đấu ở tiền tuyến và lao động xây dựng ở hậu phương vững chắc. Hình ảnh “người cầm súng” đi liền với hình ảnh “lộc giắt đầy trên lưng” gợi liên tưởng đến vòng lá ngụy trang của người chiến sĩ các mạng đang nảy mầm non, cùng các anh ra trận để bảo vệ Tổ quốc. Hình ảnh “người ra đồng” đi liền với hình ảnh “lộc trải dài nương mạ” gợi liên tưởng đến những cánh đồng màu mỡ, xanh tươi của những bàn tay khéo léo gieo trồng. Câu thơ không chỉ thể hiện sức sống mãnh liệt của đất nước mà còn thể hiện tình yêu, niềm tin và tương lai không ngừng đi lên phía trước. Sức sống của đất nước đi lên và niềm tin vào tương lai đất nước hiện rõ trong nhịp điệu hối hả và âm thanh xôn xao:
“Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao”
Phép điệp “tất cả” đi liền với từ láy “hối hả”, “xôn xao” làm cho nhịp thơ trở nên nhanh, gấp, gợi một nhịp sống sôi động, hối hả, khẩn trương trong niềm vui xây dựng và bảo vệ đất nước. Mùa xuân như tiếp thêm sức sống cho cả dân tộc không ngừng tiến về phía trước. Hệ thống tính từ “vất vả”, “gian lao” đã giúp tác giả đúc kết chặng đường 4000 năm dựng nước và giữ nước với biết bao thăng trầm, thử thách trong suốt chiều dài lịch sử ấy, đất nước ta đã trải qua biết bao đau thương và mất mát, xong đã được khẳng định được sức mạnh, ý chí và bản lĩnh của dân tộc mình.
Sử dụng hình ảnh “đất nước như vì sao” gợi liên tưởng và ý nghĩa thật sâu xa. Gợi liên tưởng tới nguồn sáng lấp lánh, tồn tại vĩnh hằng trong không gian và thời gian. Gợi ý nghĩa về dân tộc Việt Nam ta trong suốt chiều dài từ trong đêm tối nô lệ đã phá tan xiềng xích thoát khỏi phong kiến, để tỏa sáng. Gợi niềm tin của tác giả vào một tương lai tươi sáng, rộng mở với khí thế đi lên, mạnh mẽ không gì cản nổi. Điệp ngữ “đất nước” kết hợp cùng cấu trúc song hành “4000 năm”, “Đất nước như vì sao” diễn tả sự vận động đi lên của lịch sử và khẳng định sự trường tồn, vĩnh cửu của đất nước. Cụm từ “cứ đi lên” thể hiện ý chí. lòng quyết tâm và niềm tin sắt đá của nhà thơ và cả dân tộc về tương lai tươi sáng của đất nước. Giọng thơ vừa tha thiết, sôi nổi, vừa trang trọng đã gói gọn niềm yêu mến, tự hào, tin tưởng của nhà thơ nào đất nước.
Ngoài việc thể hiện tình yêu tha thiết với cuộc sống, tác giả còn thể hiện nguyện ước cống hiến chân thành, tha thiết của mình. Từ những cảm xúc vui mừng, say sưa, tác giả ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời, của xứ Huế vào xuân vào tương lai tươi lai tươi sáng của đất nước. Thanh Hải đã có những lời ước nguyện thật thiết tha, cảm động.
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”
Các vần bằng “ta, hoa, ca” ngân nga giai điệu ngọt ngào êm ái như chính tiếng lòng tha thiết của tác giả. Đại từ “ta” biểu lộ trực tiếp tâm niệm của tác giả đồng thời nhấn mạnh ước nguyện chân thành được hóa thân, được hiến dâng cho quê hương, đất nước. Những hình ảnh “con chim hót”, “cành hoa” , “nốt trầm xao xuyến” là những hình ảnh tự nhiên, giản dị nhưng cũng thật hàm súc. Con chim cất cao tiếng nói để gọi mùa xuân đến mang niềm vui cho mọi người, làm cành hoa tươi thắm tô điểm hương sắc cho cuộc đời, làm cho nốt nhạc trầm xao xuyến trong bản hòa ca của dân tộc, đó là những hình ảnh hết sức giản dị, nhỏ bé đã cho thấy những ước muốn khiêm nhường mà cao quý của nhà thơ. Đọc đoạn thơ ta xúc động trước ước nguyện của nhà thơ xứ Huế và cũng là ước nguyện của nhiều người.
Lẽ sống của Thanh Hải được thể hiện trong những vần thơ sâu lắng:
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
Cách sử dụng ngôn từ của nhà thơ Thanh Hải vô cùng tinh tế và gợi cảm. Làm cành hoa, làm chim, làm nốt trầm và làm một mùa xuân nho nhỏ để lặng lẽ dâng hiến cho cuộc đời. “Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tại, biểu lộ một cuộc đời sáng yêu, một khát vọng sống cao đẹp. Cặp từ láy “nho nhỏ”, “lặng lẽ” cho thấy một thái độ chân thành, khiêm nhường, lấy tình thương làm chuẩn mực cho lẽ sống đẹp, để cống hiến tài năng phục vụ đất nước.
Bài thơ kết thúc với sự trở về những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.
“Mùa xuân-ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế”.
Tác giả nhắc đến những điệu dân ca xứ Huế, có giai điệu buồn thương nhưng vô cùng tha thiết. và qua những khúc “Nam ai”, “Nam bình” nhà thơ đã bộc lộ tình yêu tha thiết của mình đối với quê hương, đất nước. Thể hiện niềm tin vào cuộc cuộc đời và đất nước với những giá trị truyền thống bền vững.
Như vậy, qua bài thơ ta vừa cảm nhận được tình yêu thiên nhiên đất nước của tác giả, qua đó thể hiện được khát vọng cống hiến chân thành của tác giả. Thể thơ năm chữ gắn liền với các điệu dân ca cùng sự kết hợp những hình ảnh tự nhiên, giản dị đã góp phần thể hiện ý nghĩa bài thơ. Bài thơ chính là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời. Bài thơ và sức ảnh hưởng của Thanh Hải vẫn giữ nguyên giá trị cho đến ngày nay.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |