Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích nhân vật trong truyện đẽo cày ở sách ngữ văn 7 tập 2

phân tích nhân vật trong truyện đẽo cày ở sách ngữ văn 7 tập 2
mn giúp tớ với ạ
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
154
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong truyện "Đẽo cày" của Nguyễn Ngọc Tư trong sách Ngữ văn 7 tập 2, có một số nhân vật chính và phụ quan trọng. Dưới đây là phân tích về một số nhân vật trong truyện:

1. Nhân vật chính:
- Ông Ba: Ông Ba là một người nông dân chân chất, sống trong hoàn cảnh khó khăn và đầy gian khổ. Ông Ba là người chịu đựng, kiên nhẫn và có lòng tự trọng cao. Ông luôn cố gắng làm việc chăm chỉ để nuôi sống gia đình và trả nợ cho ông Lão. Ông Ba là biểu tượng cho sự kiên trì và lòng trung thành.

2. Nhân vật phụ:
- Ông Lão: Ông Lão là một người già giàu có và quyền lực trong làng. Ông Lão đã cho ông Ba mượn tiền để mua con trâu, nhưng ông Ba không thể trả nợ kịp thời. Ông Lão thể hiện tính cách bạo lực, áp đặt và tàn nhẫn khi đòi nợ ông Ba. Ông Lão là biểu tượng cho sự bất công và áp bức.

- Cô giáo: Cô giáo là người truyền đạt tri thức và giáo dục cho học sinh. Cô giáo trong truyện thể hiện tình yêu thương và sự quan tâm đến học sinh. Cô giáo cố gắng giúp đỡ ông Ba và khuyến khích ông Ba không bỏ cuộc trong cuộc sống.

- Các nhân vật khác: Trong truyện còn có các nhân vật như ông Ba con, ông Lão con, người hàng xóm... Những nhân vật này thể hiện cuộc sống và môi trường xung quanh ông Ba, đồng thời tạo nên bối cảnh cho câu chuyện.

Trên đây là phân tích về một số nhân vật trong truyện "Đẽo cày" của Nguyễn Ngọc Tư trong sách Ngữ văn 7 tập 2. Tuy nhiên, để có phân tích chi tiết và đầy đủ hơn, bạn nên đọc truyện và tìm hiểu thêm về các nhân vật khác trong câu chuyện.
3
0
Ng Linh
25/01 15:48:59
+5đ tặng

Đến với truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”, người thợ mộc - nhân vật chính trong truyện được xây dựng để gửi gắm một bài học.

Truyện kể về nhân vật người thợ mộc đã dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Cửa hàng anh ta ở ngay bên vệ đường. Người qua, kẻ lại thường ghé vào xem anh ta đẽo cày. Một hôm, có ông cụ nói phải đẽo cày cho cao, cho to mới dễ cày. Người thợ mộc liền làm theo. Lại có bác nông dân ghé vào bảo phải đẽo cày thấp hơn, nhỏ hơn mới dễ cày. Người thợ mộc cũng cho là có lí. Thế rồi có người đến bảo ở miền núi người ta phá hoang toàn cày bằng voi, phải đẽo cày to gấp đôi, gấp ba kiểu gì cũng bán hết được nhiều lãi. Nghe vậy, người thợ mộc đem hết số gỗ còn lại đẽo thành loại cho voi cày. Ngày qua tháng lại, chẳng có ai đến mua cày của anh ta. Cuối cùng, bao nhiêu gỗ của anh ta đẽo hỏng hết, cái thì bé quá, cái thì to quá. Tất cả vốn liếng đều đi đời nhà mà.

Có thể thấy rằng, người thợ mộc cũng có đức tính tốt đẹp. Anh ta có chí lớn, mong muốn làm giàu và đã quyết tâm làm việc đó. Anh dùng hết vốn liếng của mình mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Tuy nhiên, anh ta lại thiếu đi hiểu biết, bản lĩnh trong quá trình làm việc.

Ai góp ý, người thợ mộc cũng nghe theo mà không quan tâm đến chiếc cày cần phải đẽo ra sao cho phù hợp với mục đích sử dụng. Kết cục là bao nhiêu gỗ của anh ta đẽo hỏng hết, cái thì bé quá, cái thì to quá.

Bên cạnh đó, người thợ mộc còn thiếu bản lĩnh. Trước những lời góp ý, người thợ mộc đã không phản bác những điều sai mà điều góp ý nào cũng thấy phải. Hơn nữa, không phải lời góp ý nào cũng mang tính xây dựng, có những lời góp ý nhằm mục đích phá hoại. Nhưng người thợ mộc không nhìn nhận được điều đó, để rồi nhận lại hậu quả xấu. Rõ ràng, sự thiếu bản lĩnh này được xuất phát từ sự thiếu hiểu biết.

Không chỉ đúng đắn trong quá khứ, mà đến ngày nay câu chuyện này vẫn vẹn nguyên giá trị. Liên hệ với đối tượng học sinh, chúng ta cần có quan điểm riêng, tránh “gió chiều nào theo chiều ấy”. Mỗi người nếu không muốn “đẽo cày giữa đường”, cần phải nỗ lực học hỏi, trau dồi kiến thức. Chỉ có như thế, ta mới có một nền tảng vững vàng cho những suy nghĩ, quyết định của mình, từ đó mà sẽ không lung lay trước vô vàn ý kiến của người khác.

Nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” đã góp phần trong việc thể hiện nội dung gửi gắm qua câu chuyện.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
manh
25/01 15:56:39
+4đ tặng
Có rất nhiều người ban đầu rất hăm hở bắt tay ngay vào việc thực hiện một mục tiêu hay kế hoạch nào đó nhưng do những tác động khách quan nhiều khi khiến họ chao đảo, lung lay, thay đổi lập trường, mất đi sự bền gan lập trí dẫn đến thất bại. Nói về vấn đề này, ông cha ta đã có câu chuyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” để khuyên dạy chúng ta về sự kiên định, tin tưởng vào chính bản thân mình.
Câu chuyện kể về một anh nông dân, ban đầu ông ta hoàn toàn có thể hoàn thiện một cái cày theo ý muốn của mình nhưng vì không có chủ kiến, mỗi người đi qua góp ý và ai nói gì anh ta cũng làm theo, nghe theo sự phán xét của nhiều người nên cuối cùng cái cày ban đầu chỉ còn là một mẩu gỗ bé xíu không bán được, mất thời gian phí công sức lại bị thiên hạ chê cười. Thông qua câu chuyện ông cha ta muốn khuyên nhủ mọi người hãy giữ vững quan điểm lập trường kiên định bền gan bền trí để đạt được mục tiêu của chính mình, không giao động và lắng nghe ý kiến người khác một cách chọn lọc, có cân nhắc, có suy nghĩ đúng đắn.
Trong cuộc sống không phải lúc nào ta cũng nhận được sự giúp đỡ phù hợp. Vì vậy, mỗi người phải có chính kiến của mình. Giữ vững ý kiến quan điểm lập trường khác hoàn toàn với thái độ bảo thủ ngoan cố, không chịu tiếp thu cái đúng cho phù hợp với quy luật của xã hội dẫn đến sự thất bại. Mặc dù ta vẫn tiếp thu ý kiến của người khác nhưng phải biết chọn lọc để những ý kiến đó bổ trợ cho ý tưởng của mình chứ đừng để nó chi phối hay lấn át những lý tưởng của bản thân.
Một khi bạn đã có được chính kiến của mình thì vốn tri thức và bản lĩnh sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu một cách dễ dàng mà không lo không biết rằng mình có đang trong tình trạng “đẽo cày giữa đường không?”. Tri thức là hiểu biết, trình độ và tầm nhìn chiến lược của vấn đề để khi quyết định rồi thì không phải thắng lợi bằng niềm tin mà phải có cơ sở chứng minh sẽ đạt thành quả tích cực. Bản lĩnh là biết nhận định đúng sai, tính logic của từng góp ý cảm nhận để chắt lọc thật chính xác những điều hay lẽ phải, không bị xu hướng hay ảnh hưởng khác tác động đến quyết định của mình. Nhưng một khi đã quyết định làm thì dám chịu trách nhiệm bản thân.
Câu chuyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” đã đem đến bài học sâu sắc cho mỗi người chúng ta. Rằng mỗi người phải học cách chủ động và có chính kiến của minh trong bất cứ công việc nào đừng để những lời nói bên ngoài ảnh hưởng tới công việc mà bạn là người hiểu rõ nhất. Hãy luôn tin vào chính bản thân mình thành công sẽ chờ bạn ở cuối con đường.
loury cenyie
tks nhiều ạ
1
0
Chou
25/01 16:28:14
+3đ tặng
Người xưa có câu tục ngữ: "Học ăn, học nói, học gói, học mở". Trong cuộc sống, có rất nhiều điều thú vị chờ đợi chúng ta khám phá, học hỏi và rút ra kinh nghiệm để trở thành một con người có ích cho xã hội và biết cách sống đúng đắn. Việc học lẽ sống là cực kỳ quan trọng. Từ câu chuyện ngụ ngôn "Đẽo cày giữa đường", chúng ta có thể học được một bài học quý giá: phải biết cách nhận thức, tiếp thu, đánh giá và lựa chọn để hành động một cách chủ động và đem lại lợi ích cho bản thân. Một con người khi làm việc, không tự tin vào bản thân, không có chính kiến của mình mà phải thực hiện ý kiến theo tham khảo của nhiều người khác thì sẽ dẫn tới tình trạng sống vì người khác không phải chính mình rồi cũng thất bại. Nhân vật người thợ mộc trong câu chuyện ngụ ngôn "đẽo cày giữa đường "đã cho ta thấy điều đó.

Câu chuyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường miêu tả một người nông dân có ít vốn và khát khao trở thành một nhà buôn lớn. Nội dung truyện kể về một người thợ mộc dùng toàn bộ vốn của mình để mua gỗ và sản xuất cày. Cửa hàng của anh ta nằm ngay bên đường và thu hút sự chú ý của người qua đường. Mỗi người có ý kiến khác nhau và người thợ mộc luôn lắng nghe và làm theo ý kiến của họ. Cuối cùng, bao nhiêu gỗ của anh ta đẽo hỏng hết, cái thì bé quá, cái thì to quá và thất bại. Và sau một thời gian dài, không ai đến mua sản phẩm của anh ta và toàn bộ vốn của anh ta đã bị mất. Điều đầu tiên trong truyện là người thợ mộc có đam mê và khát khao làm giàu, và đã dùng toàn bộ vốn của mình để sản xuất cày. Tuy nhiên, anh ta thiếu kiến thức và chưa có bản lĩnh để xây dựng ý kiến của mình. Anh ta luôn nghe theo ý kiến của người khác mà không quan tâm đến tính hiệu quả của sản phẩm của mình. Cuối cùng, sản phẩm của anh ta đã thất bại và anh ta đã mất toàn bộ vốn của mình. Bên cạnh việc thiếu kiến thức và bản lĩnh, anh ta còn không nhận ra những ý kiến xấu và không có đủ bản lĩnh để bảo vệ sản phẩm của mình.


Có thể nói, hành động của anh đẽo cày không sai khi chịu và biết lắng nghe ý kiến của người khác. Nhưng do anh không chịu suy nghĩ chín chắn, kết hợp giữa ý kiến của mình với ý kiến tham khảo nên đã gây ra tình trạng kể trên. Nếu có chủ kiến thì vốn trí thức và bản lĩnh sẽ giúp anh phân tích cái lợi và cái hại cho mình. Tri thức là sự hiểu biết, trình độ nhận thức để giải quyết công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả dựa trên những cơ sở sẵn có trong mỗi con người. Bản lĩnh song không được là ngu ngốc, thiếu logic của từng ý kiến để chắt lọc thật chính các những điều hay, đưa tới kết luận và hành động. Một khi đã quyết định làm thì dám chịu trách nhiệm với bản thân rồi rút kinh nghiệm chứ không bạ đâu làm đấy. Đọc xong câu chuyện đó, có lẽ ai cũng cảm thấy thương cho anh nông dân ấy. Trước hết ta có thể nhận xét: vì chưa có kinh nghiệm nên việc lắng nghe và tiếp thu những ý kiến đóng góp của người khác luôn cho là hoàn toàn đúng đắn. Nhưng tại sao việc làm ăn của anh ta bị đổ bể, thì lại là một vấn đề, chắc chắn phải suy xét. Anh ta biết lắng nghe đấy nhưng lại không chủ động suy nghĩ; không biết chọn lọc lời khuyên để tìm ra một hướng giải quyết thật đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh cửa mình thì việc thất bại là không thể tránh được. Nếu chúng ta cho mình là anh nông dân ấy, chắc chắn chúng ta sẽ hành động khác. Phải suy nghĩ về những lời khuyên một cách chọn lọc, tự rút kinh nghiệm để hoàn thành một công việc. Đây cũng là một bài học cần thiết mà câu chuyện Đẽo cày giữa đường gửi đến cho chúng ta. Ở mọi lúc, mọi nơi, với mỗi chúng ta, bài học này rất đáng ghi nhớ.

Trong xã hội hiện tại, có những người đã biết vận dụng bài học về lẽ sống để làm tốt công việc mình đảm nhận. Nhưng cũng có nhiều người không thực sự quan tâm một cách nghiêm túc đến vấn đề này. Hiện nay có rất nhiều gia đình giàu có, cậy tiền làm giấy tờ giả đưa con cái đi học ở nước ngoài. Họ cứ nghĩ rằng đi du học về là sẽ có việc làm tại những công ty lớn, lương tháng cao. Ở những con người ấy, việc không có tri thức là một lý do, nhưng lý do khác cũng không kém phần quan trọng là họ không biết tiếp thu những cái tốt, không biết loại bỏ cái xấu, làm theo tất cả mà không có chọn lọc. Bài học về lẽ sống làm người lại nhắc nhở tất cả chúng ta hãy cảnh giác. Nói về tương lai của mỗi chúng ta, có nhiều ý kiến khác nhau. Nào là bạn tiếp tục học cao lên và thi vào đại học; nào là thôi không học nữa, hãy đi làm, rồi vừa làm vừa học; nào là thi vào trường dạy nghề; nào là đi du học nước ngoài; nào là chuyển sang công việc kinh doanh… tất cả mọi hướng vào đời quanh ta đều có cái ích lợi riêng, đều có niềm vui và điều thú vị riêng. Song ta hãy cân nhắc xem: hướng nào phù hợp với năng lực và hoàn cảnh của bản thân và gia đình ta? Từ đó sẽ có đáp án đúng để xác định hướng vào đời. Không nên mắc vào lối mòn ba phải của anh “đẽo cày giữa đường” mà hỏng sự nghiệp, lãng phí thời gian và sức lực.


Trong cuộc sống hiện đại mà không phải lúc nào ta cũng nhận được sự giúp đỡ thân thuộc. Vì vậy mỗi con người phải có chính kiến của mình. Mặc dù ta vẫn phải tiếp nhận ý kiến của người khác nhưng phải biết chọn lọc, không thể để ý kiến đó chi phối và lấn át lý tưởng của bản thân. Anh chàng trong chuyện chẳng những thiếu lập trường mà còn thiếu hiểu biết về công việc mình đang làm nên ai nói gì cũng nghe thành ra thất bại. Câu chuyện khuyên mọi người phải biết học hỏi một cách chủ động và phải có chủ kiến của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào và lĩnh vực nào. Nếu phải làm một công việc mang tính tập thể có ý nghĩa quan trọng, đòi hỏi trình độ cao, ta cũng không nên quá đề cao ý kiến của bản thân và đây là việc có ý nghĩa không phải cho riêng mình. Song không vì thế mà ta yên lặng, hãy mạnh dạn nói lên ý kiến suy nghĩ của mình vì có thể nó có ích cho kết quả chung, giúp ta nhẹ nhõm và tự tin hơn vào bản thân năng lực, trí tuệ cũng như hoàn thiện hơn và điều quan trọng hơn là được mọi người yêu quý, tin cậy và thán phục. Nhưng ngược lại kết quả xấu làm ảnh hưởng đến bản thân và cuộc sống.

Như vậy, với nhân vật người thợ mộc, truyện ngụ ngôn "Đẽo cày giữa đường" đã khái quát được đặc điểm của một kiểu người trong xã hội. Đó là những người thiếu hiểu biết, thiếu bản lĩnh nên dễ thay đổi chính kiến của mình và kết quả không được như ý muốn. Từ đó, truyện nhắc nhở mỗi người khi tiếp nhận những góp ý của người khác nhưng phải biết cân nhắc, chọn lọc được ý kiến phù hợp, đúng đắn. Nhân vật người thợ mộc được xây dựng trong truyện đã gửi gắm được bài học giá trị đến mỗi người. Chúng ta không bao giờ bác bỏ những ý kiến của người khác nhưng cũng không có nghĩa là làm theo mà không có chọn lọc. Bạn hãy sống sao cho đúng với lẽ sống để trở thành một người biết suy nghĩ và chín chắn trong tất cả mọi việc của cuộc sống.

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×