Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
ó ai đó đã từng nói:
“Một lời bất cẩn có thể nhóm lên xung đột.
Một lời tàn nhẫn có thể phá hỏng một cuộc đời.
Một lời đúng lúc có thể xua đi căng thẳng.
Nhưng một lời yêu thương có thể chữa lành và chúc phúc.”
Ngôn ngữ có thể coi là một trong những phát minh vĩ đại nhất của con người. Ngôn ngữ không mất tiền mua bởi nó là của bản thân mỗi người, nhưng nó có sức ảnh hưởng vô cùng to lớn. Bởi vậy, cha ông ta từ xưa vẫn luôn răn dạy con cháu qua những câu tục ngữ đầy thấm thía: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Câu tục ngữ đã mang đến cho chúng ta một bài học ý nghĩa về việc sử dụng lời ăn tiếng nói hằng ngày: Hãy biết chắt lọc, lựa chọn ngôn ngữ phù hợp, văn minh.
Ngôn ngữ không mất tiền mua bởi đó là thứ có sẵn trong mỗi con người, chúng ta được phép tự do sử dụng vốn ngôn ngữ của mình để bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ. Vậy tại sao chúng ta lại phải “lựa lời mà nói”. Bởi ngôn ngữ không mất tiền mua, nhưng nó là vô giá, những ảnh hưởng có thể rất lâu dài. Muốn đạt được mục đích gia tiếp, chúng ta cần phải có cách nói phù hợp. Khi biết nói sao “cho vừa lòng nhau”, chúng ta mới có thể hiểu được và cảm thông, chia sẻ với nhau. Một lời tốt đẹp bạn nói ra có thể làm cho lòng người nở hoa, khi thì nó giúp ta đạt được các thỏa thuận, khi nó lại có thể giúp người khác có thêm động lực, niềm tin vào cuộc sống. Một lúc nào đó, lời ta nói còn có thể cứu rỗi cuộc đời một con người, như Mẹ Têrêsa đã nói: “Những lời tử tế có thể ngắn và dễ nói, nhưng tiếng vọng của chúng thực sự vĩnh cửu”. Trái lại, khi chúng ta nói ra những lời không hay, ta sẽ làm mất lòng người khác, gây ấn tượng không tốt với người đối thoại. Có những lúc, những lời nói thiếu suy nghĩ có thể gây ra những tổn thương to lớn về mặt tinh thần cho người nghe, làm rạn nứt các mối quan hệ: “Đao đâm có lúc lành thương tích; lời nói đâm nhau hận suốt đời” (Khuyết danh). Như vậy, có thể nói, khi ta biết cách giao tiếp đúng mực, ngôn ngữ sẽ phát huy được hết khả năng, sự hữu dụng và sự đẹp đẽ của nó, không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân, thể hiện được học thức, sự văn minh, tế nhị của mình, chinh phục trái tim mọi người, mà còn giúp người khác vui vẻ, hạnh phúc hơn.
Ấy vậy mà trong cuộc sống vẫn tồn tại những con người luôn nói năng thiếu thận trọng, suy nghĩ, thường xuyên thốt lên những lời nói thô lỗ, bất lịch sự, vô tâm làm tổn thương người khác rồi cho rằng như vậy là thẳng thắn. Những con người ấy cần có sự thay đổi bản thân để hoàn thiện vốn ngôn ngữ, khả năng giao tiếp, ứng xử của mình; nếu không, chính họ rồi sẽ là người ân hận và chịu hậu quả: “Tôi thường hối tiếc vì những gì mình nói, chứ không bao giờ vì sự im lặng của mình”.
Đương nhiên, cũng cần hiểu rằng lời nói “cho vừa lòng nhau” không có nghĩa là những lời tâng bốc, nịnh hót sáo rỗng, giả dối chỉ nhằm đạt được mục đích của mình, cũng không phải là sống trái với suy nghĩ, cảm nhận của mình. Không ai có thể làm vừa lòng cả thiên hạ. Một lời nói đẹp là khi có sự hài hòa giữa sự tôn trọng người đối diện và sự chân thật của trái tim. Một lời góp ý chân thành có thể không gây được cảm tình ngay từ đầu, khiến người nghe phật lòng, nhưng nó sẽ có giá trị lâu dài sau này: “Mất lòng trước, được lòng sau”. Và trước cái ác, cái xấu, chúng ta cũng cần mạnh mẽ, thẳng thắn phê phán, tố cáo để góp phần thay đổi, cải tạo. Lời hay ý đẹp không phải lúc nào cũng là những tiếng êm dịu, ngọt ngào.
Ngạn ngữ Anh cũng có câu: “Lời nói đẹp - đó là chi phí thấp nhất để thu lợi cao nhất”. Đúng vậy, ngôn ngữ là do chúng ta làm chủ, hãy để những lời nói hay, ý nghĩa đẹp được sử dụng và phát huy giá trị của mình. Câu tục ngữ đã ra đời từ lâu, nhưng bài học quý giá mà nó mang lại vẫn còn nguyên giá trị đến hôm nay và mai sau.
đây bạn nhé sai ở đâu bạn sửa giúp mình vs
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |