Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một đoạn văn khoảng 7 đến 9 câu cảm nhận về tâm trạng của chủ thể trữ tình trong khổ thơ thứ 2 của bài thơ ''Đây mùa thu tới ''

Viết một đoạn văn khoảng 7 đến 9 câu cảm nhận về tâm trạng của chủ thể trữ tình trong khổ thơ thứ 2 của bài thơ ''Đây mùa thu tới ''
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
85
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong khổ thơ thứ 2 của bài thơ "Đây mùa thu tới", chủ thể trữ tình truyền tải một tâm trạng đầy sự nhẹ nhàng và lãng mạn. Ngay từ những câu đầu tiên, người viết đã sử dụng những từ ngữ như "mùa thu tới" và "lá vàng rơi" để tạo nên một không khí thơ mộng và lãng đãng. Chủ thể trữ tình có thể cảm nhận được sự thay đổi của mùa thu, khi những chiếc lá vàng rơi rụng, tạo nên một cảnh tượng đẹp và êm đềm. Tâm trạng của chủ thể trữ tình càng thêm phần tươi vui và hạnh phúc khi nhìn thấy những cặp đôi đi tay trong tay, tạo nên một hình ảnh tình yêu đẹp đẽ. Những cảm xúc này khiến chủ thể trữ tình trở nên lãng mạn và đắm say trong không gian mùa thu.
1
0
Nam Phong
01/02/2024 20:07:47

Xuân Diệu ông hoàng của thơ tình yêu, chưa kể những bài thơ của ông đều mang những quan niệm rất mới về cuộc sống, tuổi trẻ và về tình yêu. Ông cũng được xem là thi sĩ của mùa thu, cũng chính vì cái lãng mạn, khoảnh khắc xao xuyến của thu mà những vần thơ của nhà thơ hồn hậu và có hồn biết bao nhiêu. Đây mùa thu tới là một trong số những sáng tác tiêu biểu của Xuân Diệu. Mùa thu đó hiện ra thật đáng yêu, làm cho tâm hồn thi sĩ như dây đàn rung lên những điệu nhạc xao xuyến lòng người.

Rút từ tập “ Thơ Thơ”, sáng tác "Đây mùa thu tới" là một bài thơ thu tuyệt bút của Xuân Diệu, xuất bản năm 1938. Thu đến, những chiếc lá rụng, gió hắt hiu làm xốn xang lòng người đặc biệt là một tâm hồn của một người thi sĩ, vốn đã có chút nhạy cảm với những thay đổi của đất trời dù là nhỏ nhất.

Nhưng có lẽ hình ảnh mùa thu tới trong tác phẩm khiến cho người đọc cảm nhận một không khí tang thương bi ai,những hình ảnh không phải hoa lá, không phải gió đưa cần trúc, không phải mặt nước xanh biếc mà gắn với hình ảnh những cành liễu

"Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng".

Không gian hiện ra với vẻ "đìu hiu", buồn và vắng vẻ. Rặng liễu trầm mặc như "đứng chịu tang". Lá liễu buông dài như tóc nàng cô phụ "buồn buông xuống". Sương thu ướt đẫm trên những nhánh liễu khiến tác giả ngâm nga một câu khiến chúng trở nên có hồn. Những cành liễu giống như những cô giá thướt tha, nhưng mắt buồn đẫm lệ. Biện pháp láy âm được Xuân Diệu vận dụng tài tình để tạo nên vần thơ giàu âm điệu, nhạc điệu: "đìu hiu – chịu", "tang – ngàn – hàng", "buồn – buông – xuống". Đây tạo nên những nét thú vị của  thơ Xuân Diệu những năm đầu thế kỉ 20.

Ngắm nhìn rặng liễu, đột nhiên tác giả chợt nhận ra màu thu đã tới, với cách ngắt nhịp 4/3 với điệp ngữ "mùa thu tới" đã diễn tả bước đi của mùa thu và niềm mong đợi thu về bấy lâu nay trong lòng thi sĩ.

"Đây mùa thu tới mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng".

Cách hiệp vần lưng thần tình: "tới – với", một chữ "dệt" tinh tế trong miêu tả và cảm nhận. Thu tới cũng chính muôn nơi được nhuộm bởi một màu vàng của cây đổi lá, nó được dệt một cách tỉ mỉ mang tới một vẻ đẹp không phải tự dưng mà có. "Với áo mơ phai dệt lá vàng" là một câu thơ thi vị biết bao, nói lên cái hồn thu với sắc lá, gợi lên cảm giác thanh nhẹ, tươi sáng về mùa thu đáng yêu vô cùng. Tuy nhiên mùa thu đó lại bắt đầu với một nỗi buồn ảm đạm hắt hiu.

Thu về cũng chính là lúc cảnh vật đổi khác, khoác lên mình những màu sắc rực rỡ. Thu đã về và thu dần trôi,thời gian trôi nhanh không tưởng. Cảnh vật một lúc một khác, hoa rơi, màu đỏ lấm chấm dần và rủa màu xanh. Cây cối cảnh vật bắt đầu rụng lá trơ cành như đang "run rẩy", khẽ "rung rinh" trước những làn gió thu lành lạnh, se sắt.

"Hơn một loài hoa đã rụng cành

Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh.

Những luồng run rẩy, rung rinh lá,

Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh".

ở khổ thơ này, tác giả sử dụng những từ láy như: "run rẩy", "rung rinh”, "mỏng manh" là những nét vẽ thần diệu gợi tả cái run rẩy, cái rùng mình của cây lá buổi chiều thu. Đặc biệt hình ảnh sắc đỏ “ rủa “ màu xanh khiến cho câu thơ mang một nét đẹp nghệ thuật độc đáo. Màu xanh đó không mướt như ngọc mà từ từ từ lan rộng ra, và mọi thứ như ngấm chất thu vào đó.

Thi liệu vừa hiện thực vừa ước lệ tượng trưng, vừa kế thừa vừa cách tân sáng tạo ở khổ thơ thứ 3 được sử dụng một cách triệt để: là "nàng trăng tự ngẩn ngơ" trên bầu trời. Một hình ảnh đẹp, thơ mộng tả vầng trăng thu. Hình ảnh núi nhấp nhô trong làn sương mờ cành làm nổi bật những hình ảnh của mùa thu. Trăng và núi trong  thơ Xuân Diệu chứa đựng cái hồn thu muôn thuở của xứ sở quê hương, gần gũi và thân thuộc từ bao đời nay được vẽ lên thật đẹp:

"Thỉnh thoang nàng trăng tự ngẩn ngơ

Non xa khởi sự nhạt sương mờ… "

"Đã nghe rét mướt luồn trong gió,

Đã vắng người sang những chuyến đò”

Hai tiếng "đã nghe", "đã vắng" gợi tả cái không gian bao la, vắng vẻ của những buổi chiều thu với không khí se se lạnh. Chúng ta thấy có chuyển đổi cảm giác giữa xúc giác và thính giác. Sự cảm nhận của thi nhân về rét, về gió, về cái xa vắng không chỉ bằng giác quan mà còn bằng cả linh hồn nữa. Như chính tác giả dang đứng giữa chiều gió thu, se se lạnh,chữ "luồn" đã cụ thể hóa cái rét, cảm nhận được nó bằng trực giác.

Đâu đẹp bằng hình ảnh thiên nhiên đẹo đẽ ở khổ thơ cuối.Có vẻ đẹp của thiên nhiên, của mây trời, cánh chim, xuất hiện vẻ đẹp thiếu nữ. Cảnh đẹp, người đẹp nhưng mà thoáng buồn mơ hồ mênh mông. Mây và cánh chim gợi lên nỗi buồn đẹp chia li như "bèo dạt mây trôi" của tình ca!

"Mây vẩn từng không chim bay đi,

Khí trời u uất hận chia li"…

"Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói,

Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì"

Bao giờ trong  thơ Xuân Diệu luôn xuất hiện hình bóng của giai nhân.Đây mùa thu tới cũng vậy, xuất hiện hình bóng một giai nhân trong tương tư, đang mộng tưởng. Đó cũng là một nét mới nói về mùa thu trong  thơ Xuân Diệu.

Bài thơ Đây mùa thu tới" lắng đọng trong độc giả những cảm xúc rất riêng, không những vậy cách cảm nhận của tác giả cũng rất mới mẻ. Mọi cảnh vật trong bài thơ mặc dù có thiên nhiên nhưng không thể thiếu được trong thơ Xuân Diệu là hình bóng giai nhân. Bao nhiêu nét thu là bấy nhiêu nét vẽ tài hoa. Dáng thu, sắc thu, tình thu đều đẹp đều hiện ra với nỗi buồn mênh mang không biết từ đâu đến.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
mạnh quân nguyễn
01/02/2024 22:27:31

Xuân Diệu, một tượng đài của phong trào Thơ mới Việt Nam, đã để lại dấu ấn sâu sắc với tác phẩm Đây Mùa Thu Tới. Bài thơ không chỉ đơn thuần là sự kể chuyện về mùa thu, mà còn là sự kết hợp tinh tế giữa truyền thống và đổi mới. Xuân Diệu đã biến cây liễu thành hình ảnh phụ nữ đẹp đẽ, tóc buông lả tả như lá cây, tạo nên bức tranh tinh tế về mùa thu buồn. Thơ mộng và sâu lắng, bức tranh của Xuân Diệu là sự hoàn hảo về phẩm về mùa thu, mà còn là biểu tượng của tình yêu, sự đau khổ và những cảm xúc sâu sắc của con người trước sự lặng lẽ và huyền bí của mùa thu.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×