Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết 1 bài văn phân tích câu tục ngữ "lá lành đùm lá rách"

Viết 1 bài văn phân tích câu tục ngữ "lá lành đùm lá rách"
3 trả lời
Hỏi chi tiết
88
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Câu tục ngữ "lá lành đùm lá rách" là một câu tục ngữ phổ biến trong văn hóa dân gian Việt Nam. Câu tục ngữ này có ý nghĩa rất sâu sắc và thể hiện một quan điểm về cuộc sống và con người.

"Lá lành đùm lá rách" có nghĩa là người tốt, người có đức hạnh và phẩm chất tốt sẽ luôn bị kẻ xấu, kẻ gian ác nhòm ngó, ghen tị và cố gắng làm hại họ. Câu tục ngữ này thể hiện sự thật về cuộc sống, rằng không phải lúc nào công bằng và đức hạnh cũng được đền đáp.

Trong cuộc sống, có những người luôn cố gắng sống đúng đắn, làm việc tốt, giữ gìn đạo đức và giá trị nhân văn. Họ là những "lá lành" trong câu tục ngữ. Tuy nhiên, không phải lúc nào họ cũng được đối xử công bằng và nhận được sự tôn trọng mà họ xứng đáng. Ngược lại, có những người xấu, những "lá rách", luôn ghen tị và cố gắng làm hại những người tốt. Họ có thể lừa dối, vu khống, hoặc tìm mọi cách để phá hoại danh dự và uy tín của những người tốt.

Câu tục ngữ này cũng thể hiện sự thực tế về cuộc sống, rằng không phải lúc nào công lý và đức hạnh cũng được thể hiện và đền đáp. Đôi khi, người tốt phải chịu đựng những tổn thương và bất công từ những người xấu. Tuy nhiên, câu tục ngữ cũng khuyến khích người tốt không nên từ bỏ đạo đức và giá trị của mình. Dù cho họ gặp khó khăn và bị tổn thương, họ vẫn nên tiếp tục sống đúng đắn và làm việc tốt, vì cuối cùng, công lý sẽ thắng.

Câu tục ngữ "lá lành đùm lá rách" là một lời nhắc nhở cho chúng ta về sự không công bằng và sự gian ác trong cuộc sống. Nó cũng khuyến khích chúng ta không nên từ bỏ đạo đức và giá trị của mình dù cho có gặp khó khăn và bất công.
1
0
Thanhh Hằng
02/02 17:42:29
+5đ tặng
Tình cảm tương thân tương ái là một đặc điểm nổi bật trong quan niệm sống của người xưa. Bên cạnh những câu tục ngữ ca dao thông dụng như: Thương người như thể thương thân, Nhiễu điều phủ lấy giá gương… Nhân dân ta vẫn thường nhắc nhở nhau “lá lành đùm lá rách”. Đó là những bài học đạo lí làm người của những người cùng trong một nước, phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau.
 
Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” gợi một hình ảnh quen thuộc, bình thường trong cuộc sống: chiếc bánh chưng, bánh ú ta thường thấy lá rách thì gói ở bên trong, còn bao bọc bên ngoài những lá lành lặn. Từ thực tế như vậy ta liên tưởng đến con người. Lá lành là tượng trưng cho những người có cuộc sống sung túc đầy đủ về vật chất. Còn lá rách là những cảnh đời nghèo khổ bất hạnh rủi ro. Trong cuộc sống họ không gặp nhiều may mắn. Nếu như những cuộc đời này, những con người này không được xã hội giúp đỡ thì có lẽ họ không bao giờ cải thiện được hoàn cảnh sống. Do vậy thương người như thể thương thân là lẽ tất yếu. Những người có cuộc sống hạnh phúc ấm no, đầy đủ về vật chất cần nhường cơm sẻ áo cho những người có hoàn cảnh đặc biệt. Đây chính là truyền thống tốt đẹp mà cha ông để lại.
 
Trong cuộc sống không có ai sống lẻ loi một mình, họ phải có một quan hệ từ gia đình, làng xóm đến xã hội. Tuy lành hay rách cũng là lá, tuy “giàu sang” hay “nghèo hèn” cũng là con người. Những chiếc lá kia vô tri vô giác mà chúng còn biết che chở cho nhau huống chi con người. Do đó việc đùm bọc thương yêu nhau phải là một thái độ sống, phương châm sống của người. Sống với nhau phải biết cảm thông giúp đỡ lẫn nhau thì mới tạo được tình đoàn kết tương thân tương ái. Đây là cơ sở, là nền tảng để xây dựng một xã hội tốt đẹp. Giúp đỡ mọi người cũng chính là giúp đỡ mình mình vì mọi người, mọi người vì mình. Chẳng thế mà trong chiến tranh, trong thiên tai dân tộc ta đã làm tốt việc một miếng khi đói bằng một gói khi no. Thế nhưng giúp đỡ đùm bọc người khác phải dựa trên tình cảm trong sáng, tốt đẹp, không phải là sự bố thí coi khinh.
 
 
Bên cạnh đó còn một số kẻ sống thiếu lòng nhân ái, quay lưng lại với cảnh màn trời chiếu đất của đồng bào, đồng chí. Những hạng người này đáng lên án. Câu tục ngữ nêu bật một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, đó chính là lòng nhân ái bao la, con người chỉ sống tốt với nhau bằng lòng yêu thương mà thôi.
 
Ngày nay câu tục ngữ không bó hẹp trong gia đình, làng xã, nó chính là lòng nhân đạo giữa người với người trong thế giới này. Câu tục ngữ nhằm nhắc nhở mọi người hãy sống vì lòng nhân ái, vì người khác để xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
8
0
Bùi Tuấn Tài
02/02 17:54:38
+4đ tặng
Con người sống trong xã hội thì cần nhất điều gì? Chắc hẳn có không ít người thắc mắc về câu hỏi này. Xã hội được xây dựng trên nền tảng của tình yêu thương, chính vì thế, sự đoàn kết, giúp đỡ nhau là quan trọng nhất. Để khuyên nhủ con cháu mình điều đó, ông cha ta đã có câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”. Lá lành là những chiếc lá còn nguyên vẹn, xanh tươi, giàu sức sống, cũng là biểu tượng cho sự đầy đủ, giàu có, sung túc. Còn lá rách là những lá không còn được nguyên vẹn, bị tổn thương, không giàu sức sống và cũng là biểu tượng cho những con người gặp hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống. Mượn hình ảnh lá lành đùm lá rách để khuyên nhủ những người có cuộc sống đầy đủ, ấm no, hạnh phúc biết yêu thương, giúp đỡ, che chở cho người có hoàn cảnh khó khăn để tạo nên khối sức mạnh đoàn kết dân tộc. Chúng ta ai cũng biết, cuộc sống vẫn còn nhiều mảnh đời khó khăn, bất hạnh, việc chia sẻ, đùm bọc, giúp đỡ họ sẽ giúp cho cuộc sống của họ tốt đẹp hơn, xã hội phát triển hơn. Khi con người biết cho đi, biết giúp đỡ, sẻ chia với người khác thì những thông điệp sẽ được lan tỏa và nhân lên, chính bản thân ta cũng trở nên tốt hơn từng ngày. Ngược lại, khi ta có điều kiện mà không giúp đỡ người khác thì chính bản thân ta sẽ bị tính ích kỉ, vô cảm lấn lướt, lâu ngày sẽ trở nên lạnh lùng, xấu xa hơn. Cuộc sống là do chính ta lựa chọn, giúp đỡ người khác hay không cũng là do chính ta lựa chọn. Hãy trở thành một người công dân tốt, sống có tấm lòng yêu thương, đùm bọc người khác và đoàn kết với đồng bào để khối sức mạnh nước nhà ngày càng được nêu cao. Thời gian trôi qua đi sẽ không lấy lại được, đừng ngần ngại làm việc tốt ở bất cứ hoàn cảnh nào, thời gian nào, hãy cùng chung tay vì một xã hội tốt đẹp ngay từ hôm nay để có nền tảng tươi sáng ở tương lai.
1
1
Chou
03/02 09:56:13
+3đ tặng

Câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách là một chân lý mà ông cha ta đã để lại, đúc kết từ những mối quan hệ về tình thương người, lòng vị tha đầy tình người đầy lòng nhân ái. Và cũng là tình đoàn kết của dân tộc ta qua bao nhiêu thế hệ đến ngày hôm nay. Chúng ta được sống trong những môi trường đầy tình cảm đó cũng là nhờ những quan niệm đúng đắn về tình người, lòng vị tha.

Lá lành đùm lá rách

Câu tục ngữ với đơn giản là một chiếc lá mà đã nói lên được cả một dân tộc. Nó mang một ý nghĩa lớn, sâu xa mà còn chặt chẽ với lối sống cao đẹp ấy.

Lá lành là một chiếc lá không bị sâu cắn thủng, không bị rách. Lá rách là một chiếc lá đã bị thủng bị hư. Cũng giống như con người của chúng ta, lá lành được chỉ ở đây là một cái xã hội có tình người, tình đoàn kết. lá rách là những người không may mắn, kém may mắn và đã được xã hội, những người may mắn hơn giúp đỡ. Đó là những chia sẻ, tình cảm giúp đỡ lẫn nhau để họ cùng sống tốt, cũng vượt qua những khó khăn hoạn nạn.

Cũng như vậy, trong xã hội, mỗi người có một hoàn cảnh, điều kiện sống riêng. Tuy vậy, những mối quan hệ giữa người với người đã tạo ra sự ràng buộc, gắn bó, là cơ sở của sự gần gũi, cảm thông. Bạn bè đồng tuổi cùng chung trường, chung lớp. Hàng xóm láng giềng cùng chung đường đi, lối lại. như vậy sẽ làm cho tình thương yêu, sự chia sẻ ngọt bùi sẽ làm cho con người gắn bó với nhau hơn, cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn.

Hiện nay việc chia sẻ, giúp đỡ những người gặp khó khăn rất nhiều. Thông qua những chương trình từ thiện, những chương trình ca nhạc để dùng lời ca vào công việc giúp đỡ đó là những tinh thần vật chất không nhiều nhưng thiết thực, giúp cho họ có thêm động lực, thêm niềm tin vào xã hội để họ có thể sống tốt hơn, vươn lên mọi khó khăn trong cuộc sống. để hướng tới một tương lai tương sáng.

Bên cạnh đó, Trong đời sống còn nhiều khó khăn của buổi đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay, hơn lúc nào hết, ông cha ta đã xây dựng được lòng nhân ái, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau ấy phải được nâng lên thành ý thức tự giác ở mỗi con người chúng ta.

Câu tục ngữ được truyền tiếp bao đời nay đủ khẳng định truyền thống cao quý trong đạo lí làm người của dân tộc ta. Chính nhờ sự đoàn kết keo sơn, tinh thần tương thân tương ái đậm đà của dân tộc ta. Không chỉ vậy tình yêu thương đùm bọc nhau là một truyền thống đẹp đẽ về đạo lí làm người đã được dân tộc ta giữ vững và phát triển qua nhiều thế hệ,trải qua các giai đoạn lịch sử của đất nước, nhất là trong khó khăn, hoạn nạn, dịch họa, thiên tai.

Truyền thống ấy ông cha ta đã để lại, và bổn phận làm con cháu là những mầm non tương lai của đất nước chúng ta cần được kế thừa và phát huy mạnh mẽ hơn nữa để đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho mọi người. Cũng là tình đoàn kết gắn bó sức mạnh của các dân tộc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo