LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lấy 5 ví dụ có nghệ thuật điệp ngữ

 Lấy 5 ví dụ có nghệ thuật điệp ngữ
4 trả lời
Hỏi chi tiết
172
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
1. "Một hành động hơn một ngàn lời nói" - Điệp ngữ này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hành động thực tế và hiệu quả hơn việc chỉ nói chuyện.

2. "Cái nết đánh chết cái đẹp" - Điệp ngữ này ám chỉ rằng tính cách và đạo đức của một người quan trọng hơn ngoại hình bên ngoài.

3. "Đường dẫn đến địa ngục được lát bằng những ý tưởng tốt" - Điệp ngữ này cảnh báo rằng những ý tưởng ban đầu có thể có tác động tiêu cực nếu không được thực hiện đúng cách.

4. "Không có lửa mà không có khói" - Điệp ngữ này ám chỉ rằng không có tin đồn hoặc thông tin sai lệch mà không có một nguồn gốc hay sự thật nhỏ bé.

5. "Hãy sống và để sống" - Điệp ngữ này khuyến khích mọi người sống một cuộc sống tự do và không can thiệp vào cuộc sống của người khác.
2
5
Chou
03/02 20:52:17
+5đ tặng
Ví dụ 1

“Nhìn thấy gió xoa mắt đắng

Thấy con đường chạy vào tim

Thấy sao trời cùng đột ngột những cánh chim

Như sa và như ùa vào buồng lái”

(Bài thơ viết về tiểu đội xe không có kính – tác giả Phạm Tiến Duật)

Trong khổ thơ trên nhà thơ Phạm Tiến Duật đã điệp từ “nhìn thấy” hai lần nhằm nhấn mạnh hành động nhắc tới trong câu.

Ví dụ 2:

“Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa của bà nhen,

1 ngọn lửa, lòng bà luôn luôn ủ sẵn,

1 ngọn lửa chứa 1 niềm tin dai dẳng…”

(Bếp lửa – tác giả Bằng Việt)

Cụm từ “1 ngọn lửa” được tác giả lặp lại 2 lần trong khổ thơ trên có tác dụng gợi nhắc về hình ảnh bếp lửa của bà.

Ví dụ 3:

“Ðế quốc Mỹ nhất định sẽ phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định rồi sẽ thống nhất. Ðồng bào Nam Bắc nhất định rồi sẽ sum họp một nhà”

(Nhận định của Bác Hồ)

Trong câu văn trên Bác Hồ đã sử dụng biện pháp lặp cấu trúc câu vừa tạo tính nhạc cho câu vừa thể hiện sự quyết tâm của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ.

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
6
Nam Phong
03/02 20:52:43
+4đ tặng

Ví dụ:

"Lá xanh bông trắng nhị vàng" và "nhị vàng bông trắng lá xanh" đã khẳng định được vẻ đẹp thuần khiết của bông sen, chính là quốc hồn của dân tộc Việt.

"Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tốc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập."

(Tuyên ngôn độc lập- Hồ Chí Minh)

 Cụm từ " Một dân tộc" được lặp lại mang ý nghĩa liệt kê. Thể hiện các đặc điểm đã thực hiện, đã gan góc trong thời kì kháng chiến.
 

Ví dụ:

" Còn trời, còn nước, còn non

Còn cô bán rượu anh còn say sưa"

Điệp từ "còn" này được lặp đi lặp lại rất nhiều lần để liệt kê những sự vật có liên kết với nhau với mục đích nhấn mạnh, tình cảm mãnh liệt của tác giả dành cho cô bán rượu.

" Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,

Ta say mồi uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.

Ta đợi chết mảnh trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

-Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Trong đoạn thơ trên, hai từ "đâu" và "ta" được lặp lại 4 lần. Mang đến cấu trúc và kết cấu "Đâu-ta". Nhớ về thời oanh liệt, nhớ kỉ niệm và các chiến tích anh hùng.

1
7
kim chun sang
03/02 20:52:50
+3đ tặng

“Anh đã tìm em rất lâu, rồi rất lâu

Thương em, thương em, anh thương em biết mấy”
- “rất lâu” được lặp hai lần trong câu một và “thương em” lặp ba lần liên tiếp trong câu hai nhằm tạo sự da diết như tăng lên gấp bội, diễn tả nỗi nhớ sâu đậm của tác giả đối với nhân vật “em”.

 

“Ta làm 1 con chim hót

Ta làm 1 cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

1 nốt trầm xao xuyến
Từ “ta” trong khổ thơ trên được Thanh Hải lặp lại ba lần ở đầu mỗi câu thơ cho ta thấy rõ được một khát khao to lớn của nhân vật “ta” muốn được hòa mình vào làm mọi điều, mọi việc trong cuộc sống, tác giả rất yêu cuộc sống này.


 

"Cũng trông lại mà cùng chẳng thấy,

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.

Ngàn dâu xanh ngắt một màu,

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?"
Hai từ "thấy" và "ngàn dâu" được lặp lại ở đầu câu sau để tạo sự chuyển tiếp. Trong câu đầu tiên, từ thấy dùng để chỉ sự chia tay, sự xa cách làm hai người không còn nhìn thấy nhau trong tầm mắt. Tuy nhiên ở nơi có phong cảnh đó, cái họ nhìn thấy là ngàn dâu. Như vậy, cái thấy ở hai câu mang đến mục đích nhìn khác nhau của hành động.
 

"Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu, rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình, thuỷ chung."

Từ "nhớ sao" được lặp lại rất nhiều lần nhằm nhấn mạnh sự nhớ nhung của tác giả đối với những kỉ niệm xưa. Điệp từ được sử dụng để nhấn mạnh nỗi nhớ nhung khôn nguôi của tác giả với những con người và kỷ niệm xưa cũ. Cứ nhìn về các hiện tượng, các cảnh tượng quen thuộc là lại nhớ cảnh cũ, người xưa.

0
0
+2đ tặng

Điệt lâu” lặp hai lần trong câu một và “thương em” lặp ba lần liên tiếp trong câu hai. Với việc sử dụng phép điệp nối tiếp tạo sự da diết như tăng lên gấp bội, diễn tả nỗi nhớ nhung của tác giả đối với nhân vật “em” rất cồncào, da diết.Điệp ngữ ngắt quãng: Điệp ngắt quãng là biện pháp dùng các từ ngữ lặp giãn cách nhau, có thể là cách nhau trong 1 câu văn hoặc cách nhau trong 2, 3 câu thơ của một khổ thơ.Để hiểu rõ hơn về loại điệp ngữ này chúng ta sẽ lấy một ví dụ của nhà thơ Thanh Hải như sau:“Ta làm một con chim hótTa làm một cành hoaTa nhập vào hòa caMột nốt trầm xao xuyến”.Trong khổ thơ trên điệp từ “ta” được Thanh Hải lặp lại ba lần ở đầu mỗi câu thơ cho thấy một khát khao của nhân vật “ta” được hòamình vào những âm thanh, giai điệu của cuộc sống, hòa vào bản nhạc của những âm thanh của chim ca.+ Điệp ngữ vòng (hay còn gọi là điệp ngữ chuyển tiếp)Điệp vòng có thể hiểu là các từ ngữ, cụm từ ở cuối câu văn hoặc câu thơ trước được lặp lại ở đầu câu thơ, câu văn tiếp theo sau tạo sự chuyển tiếp, gây một cảm xúc dạt dào cho người đọc, người nghe.Để hiểu r Tiêu Tương mấy trùng.Cùng trông lại rồi cùng chẳng thấyThấy xanh xanh chỉ những mấy ngàn dâu.Hai từ “Thấy” và “ngàn dâu” là từ ngữ được lặp lại ở đầu câu sau tạo sự chuyển tiếp, có vẻ trùng trùng, điệp điệp như ngút ngàn không chỉ ở màu xanh của dâu mà đây còn là sự trải dài nỗi nhớ chồng phải đi xa của người chinh phụ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư