Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Dặn con

Trần Nhuận Minh

Chẳng ai muốn làm hành khất

Tội trời đày ở nhân gian

Con không được cười giễu họ

Dù họ hôi hám úa tàn

 

Nhà mình sát đường họ đến

Có cho thì có là bao

Con không bao giờ được hỏi

Quê hương họ ở nơi nào

 

Con chó nhà mình rất hư

Cứ thấy ăn mày là cắn

Con phải răn dạy nó đi

Nếu không thì con đem bán

 

Mình tạm gọi là no ấm

Ai biết cơ trời vần xoay

Lòng tốt gửi vào thiên hạ

Biết đâu nuôi bố sau này.

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 2. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ 6 chữ

B. Thơ 7 chữ

C. Thơ lục bát

D. Thơ tự do

Câu 3. Từ Hán Việt “hành khất” có sắc thái nghĩa như thế nào?

A. Gần gũi

B. Trang trọng

C. Chê bai

D. Coi thường

Câu 4. Vì sao tác giả lại dặn: “Con không bao giờ được hỏi/Quê hương họ ở nơi nào”?

A. Vì họ không có quê quán

B. Vì với họ nơi đâu cũng là quê hương

C. Vì họ sợ bị người ta kì thị

D. Vì hỏi quê quán là chạm vào nỗi đau của họ, khiến họ thêm tủi nhục

Câu 5 (0,5 điểm) Chỉ ra những từ ngữ được sử dụng theo nghĩa chuyển trong khổ thơ thứ nhất và giảng giải ngắn gọn ý nghĩa của từ ngữ đó gắn với văn cảnh trong bài thơ?

Câu 6 (1,0 điểm) Việc lặp lại: “Con không…Con không…” ở khổ 1, 2 thể hiện thái độ gì của nhân vật trữ tình?

Câu 7 (0,5 điểm) Xúc cảm của em về hai dòng thơ cuối:

Lòng tốt gửi vào thiên hạ

Biết đâu nuôi bố sau này…

Câu 8 (1,0 điểm) Em có suy nghĩ gì về bài học rút ra mà người cha nói với con qua bài thơ?

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Hãy viết đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Dặn con của Trần Nhuận Minh.

 

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.160
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là A. Tự sự.

Câu 2. Văn bản trên được viết theo thể thơ C. Thơ lục bát.

Câu 3. Từ Hán Việt “hành khất” có sắc thái nghĩa B. Trang trọng.

Câu 4. Vì sao tác giả lại dặn: “Con không bao giờ được hỏi/Quê hương họ ở nơi nào”? D. Vì hỏi quê quán là chạm vào nỗi đau của họ, khiến họ thêm tủi nhục.

Câu 5. Những từ ngữ được sử dụng theo nghĩa chuyển trong khổ thơ thứ nhất là "hành khất" và "úa tàn". "Hành khất" ở đây không chỉ đơn thuần là công việc vất vả mà còn mang ý nghĩa của sự khổ sở, đau khổ. "Úa tàn" không chỉ đề cập đến mùi hôi hám mà còn ám chỉ sự tàn tạ, suy tàn của con người.

Câu 6. Việc lặp lại: “Con không…Con không…” ở khổ 1, 2 thể hiện thái độ của nhân vật trữ tình là sự quan tâm, lo lắng và dặn dò cho con của mình.

Câu 7. Xúc cảm của em về hai dòng thơ cuối là sự hy vọng và niềm tin vào tương lai của con người. Dòng thơ thể hiện lòng tốt của nhân vật và mong muốn nuôi dưỡng con sau này.

Câu 8. Em suy nghĩ rằng bài thơ truyền đạt một thông điệp quan trọng về tình yêu thương và trách nhiệm của người cha đối với con cái. Người cha muốn dạy dỗ con cái để tránh cho họ rơi vào những điều tiêu cực trong cuộc sống và mong muốn con cái có một tương lai tốt đẹp. Bài thơ cũng nhấn mạnh về tình yêu quê hương và lòng tốt của con người.
0
0
Ng Minh Châu
07/02/2024 20:12:20
+5đ tặng

Câu 1:Biểu cảm

Câu 2:Thơ 6 chữ

Câu 3:Trang trọng

Câu 4:Vì hỏi quê quán là chạm vào nỗi đau của họ, khiến họ thêm tủi nhục

Câu 5:Từ “hành khất” được dùng theo nghĩa chuyển

“Hành khất” đều chỉ người kém may mắn trong cuộc sống, phải đi lang thang xin ăn.Từ “Hành khất” là một từ Hán Việt thể hiện thái độ tôn trọng của tác giả đối với những người không may cơ nhỡ trong cuộc sống.

Câu 6:Việc lặp lại “Con không… Con không…” ở khổ 1,2 là những câu khẳng định có ý nghĩa mệnh lệnh thể hiện thái độ nghiêm khắc căn dặn con của nhân vật trữ tình. Người cha muốn khắc sâu trong con những điều tuyệt đối không được làm khi gặp những người hành khất tránh gây nên sự tổn thương về tinh thần cho họ.

Câu 7:Con hãy sống giàu tình yêu thương, sẻ chia, trân trọng những người nghèo khổ, tu nhân tích đức, bởi biết đâu sau này bố cũng rơi vào tình cảnh như họ, và cũng được mọi người giúp đỡ, trân trọng như con đã làm.
Câu 8:

Mình tạm gọi là no ấm/Ai biết cơ trời vần xoay: Gia đình mình chỉ “tạm” gọi là no ấm hơn những người hành khất tội nghiệp kia. Sự no ấm ấy chưa biết tồn tại được bao lâu bởi cuộc sống luôn “vần xoay” biến đổi…

Lòng tốt gửi vào thiên hạ/Biết đâu nuôi bố sau này: Con hãy sống giàu tình yêu thương, sẻ chia, trân trọng những người nghèo khổ, tu nhân tích đức, bởi biết đâu sau này bố cũng rơi vào tình cảnh như họ, và cũng được mọi người giúp đỡ, trân trọng như con đã làm.

⟹ Người cha đã đánh thức lòng trắc ẩn, tình yêu thương, khơi dậy lòng tốt không chỉ của con mình mà con của nhiều người khác.

Phần II

Thả hồn nhẹ trôi trên chuyến đò văn chương ngập tràn hương sắc ta mê đắm trước một vách tình vang âm của Trần Nhuận Minh- "Dặn con" .Qua lời dặn dò giản đơn nhưng đầy sắc sâu,đẵm cái tình mà người cha gửi vào câu thơ,ta như nghe vang đâu đây những bài học ý nghĩa lòng cha gửi tặng. Vốn là người từng trải người cha đã rất thấu đáo và sâu sắc mọi điều. Hiện tại người cha nhận thấy“Mình tạm gọi là no ấm”. Nghĩa là dù sao gia đình mình vẫn còn quá ấm cúng và hạnh phúc so với nhiều gia đình, nhiều hoàn cảnh, nhiều mảnh đời bất hạnh cần sự cưu mang, sẻ chia giúp đỡ của cộng đồng. Nhưng biết đâu được cơ trời vần xoay, một ngày nào đó cha cũng trở thành người hành khất! Cho nên việc con làm bây giờ đó là việc tu nhân tích đức, một việc làm hết sức có ý nghĩa. Và rồi một ngày nào đó nhỡ cha có là người hành khất thì người ta sẽ giúp cha, biết đâu! Lời dặn con hết sức giản dị, nhưng cũng hàm chứa những ẩn ý sâu xa. Cha không chỉ dặn đứa con của mình mà qua đó ông đã đánh thức lòng trắc ẩn, sự yêu thương sẻ chia, khơi dậy lòng tốt, tấm lòng từ thiện của nhiều người. Để rồi họ nhận ra rằng việc giúp đỡ người bất hạnh, người hành khất, những người có hoàn cảnh không may … đó chính là việc nghĩa mà họ cần phải nên làm, dù rằng đây là hành động không ai bắt buộc chỉ là tuỳ tâm, tuỳ thích! Với những từ ngữ, câu chữ mộc mạc, giản dị, cái nhìn tinh tế và những trải nghiệm về đời sống. Trần Nhuận Minh đã đem đến cho công chúng một bài thơ hay, một bài học đạo đức có ý nghĩa. Để con khôn lớn thành người có nhiều điều mà người bố phải dạy cho con. Nhưng cái quan trọng trước tiên nhất đó là dạy con lòng yêu thương con người. Lời dặn con của nhà thơ cũng chính là điều mà các bậc làm cha làm mẹ cần phải dạy cho con mình.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×