Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày diễn biến tâm trạng của nhân vật người cha trong bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông

Trình bày diễn biến tâm trạng của nhân vật người cha trong bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
205
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong bài thơ "Những cánh buồm" của Hoàng Trung Thông, tâm trạng của nhân vật người cha được diễn biến qua các giai đoạn khác nhau.

Ban đầu, người cha được miêu tả là một người đàn ông mạnh mẽ, kiên cường và đầy nghị lực. Ông là người thợ thuyền, luôn sẵn sàng ra khơi đối mặt với biển cả khắc nghiệt. Tâm trạng của người cha ở giai đoạn này là tự tin và quyết tâm, ông tin rằng mình có thể vượt qua mọi khó khăn để kiếm sống cho gia đình.

Tuy nhiên, sau đó, người cha phải đối mặt với những khó khăn và thách thức lớn hơn. Biển cả trở nên nguy hiểm và khắc nghiệt hơn, khiến cho người cha phải đối mặt với nguy cơ mất mạng. Tâm trạng của ông dần chuyển sang lo lắng và sợ hãi. Ông cảm thấy bất lực trước sức mạnh của biển cả và không biết làm thế nào để bảo vệ gia đình.

Cuối cùng, người cha đã hy sinh tính mạng để cứu sống những người khác. Tâm trạng của ông ở giai đoạn này là sự cao cả và tự hào. Ông đã chứng tỏ được lòng dũng cảm và tình yêu thương vô điều kiện dành cho gia đình và cộng đồng. Mặc dù ông đã mất đi, nhưng hành động của người cha đã để lại một di sản vĩ đại và truyền cảm hứng cho những người khác.

Tóm lại, tâm trạng của nhân vật người cha trong bài thơ "Những cánh buồm" diễn biến từ sự tự tin và quyết tâm, qua lo lắng và sợ hãi, đến sự cao cả và tự hào. Ông là một người cha dũng cảm và hy sinh cho gia đình và cộng đồng.
2
0
Tâm Như
14/02 10:34:32
+5đ tặng

Hoàng Trung Thông là một nhà thơ khá nổi tiếng. Trong đó, bài thơ “Những cánh buồm” đã gửi gắm được tình cảm cha con giản dị mà chân thành:

“Hai cha con bước đi trên cát
Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh
Bóng cha dài lênh khênh
Bóng con tròn chắc nịch”

Mở đầu bài thơ, tác giả đã khắc họa một hình ảnh ấm áp và đẹp đẽ. Người cha đang dắt đứa con đi dạo trên bãi biển. Ánh mặt trời phản chiếu bóng của cha và con. Bóng cha dài lênh khênh đã gợi ra sự trưởng thành, già dặn. Còn đứa con thì lại trở nên thật bé bỏng, đáng yêu trong chiếc bóng tròn chắc nịch.

“Sau trận mưa đêm rả rích
Cát càng mịn, biển càng trong
Cha dắt con đi dưới ánh nắng hồng
Nghe con bước lòng vui phơi phới”

Vẻ đẹp của bãi biển được khắc họa đầy tinh tế chỉ qua vài hình ảnh. Bãi cát trải dài mịn màng, nước biển thì trong xanh. Ánh nắng của buổi sớm mai mang sắc hồng rực rỡ. Đến đây, đứa con đã hỏi người cha bằng một giọng thật ngây thơ:

“Cha ơi!
Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”

Câu hỏi cho thấy được một nét tính cách quen thuộc của trẻ em - sự tò mò. Tiếng “Cha ơi!” vang lên thật trìu mến lạ lùng. Câu hỏi tu từ thể hiện nỗi niềm khao khát khám phá thế giới ở ngoài nơi xa.

Và rồi tiếp đến là câu trả lời của người cha như phần nào giải đáp được câu hỏi và càng làm tăng thêm khao khát khám phá của đứa con:

“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa
Sẽ có cây, có cửa, có nhà
Vẫn là đất nước của ta
Ở nơi đó cha chưa hề đi đến”

Đến những câu thơ cuối, hình ảnh người cha dắt con đi được lặp lại:

“Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời”

Ở đây, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác - “ánh nắng chảy trên vai” gợi ra hình ảnh những tia nắng đang tinh nghịch đùa giỡn bên cạnh người cha và đứa con. Đứa con đã đề nghị với cha rằng:

“Cha mượn cho con buồm trắng nhé
Để con đi…”

Lời đề nghị đã thể hiện được ước muốn khám phá, chinh phục thế giới của đứa con. Và người cha đã bắt gặp “tiếng lòng của mình” vọng lại từ một thời xa thẳm. Khi còn là một đứa trẻ, chắc hẳn người cha cũng mơ ước như vậy. Và bây giờ, chính con sẽ là người giúp cha thực hiện mong ước mơ đó.

Bài thơ đã sử dụng những hình ảnh gần gũi, giản dị cùng với giọng thơ thật hồn nhiên, trong sáng. Nhiều biện pháp tu từ được sử dụng như ẩn dụ, điệp ngữ góp phần diễn tả nội dung mà tác giả muốn gửi gắm.

Như vậy, “Những cánh buồm” quả là một bài thơ hay, gửi gắm thông điệp ý nghĩa. Hình ảnh trung tâm của bài thơ là “cánh buồm” đã góp phần thể hiện được giá trị về nội dung và nghệ thuật.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
QMHieu
14/02 10:36:36
+4đ tặng

Thơ đích thực nói lên thật xúc động niềm vui, nỗi đau của con người. Thơ hay diễn tả được ước mơ, khát vọng về hạnh phúc của đồng loại. Bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông là một bài thơ hay.

 

Cánh buồm là một biểu tượng. Bài thơ vừa ca ngợi tình cha - con, vừa nói lên ước mơ và hạnh phúc của thiếu nhi, người chủ tương lai của đất nước. Sau trận mưa đêm rả rích, cảnh bình minh trên biển rất đẹp, ấm áp, tráng lệ, tinh khôi:

 

“Anh mặt trời rực rỡ biển xanh

(...) Cát càng mịn, biển càng trong”.

 

Hai cha con dạo chơi trên bãi biển vào “một sớm mai hồng”. Cảnh biển bình minh sau cơn mưa đêm rả rích mang hàm nghĩa đất nước ta trong khung cảnh hòa bình:

 

“Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng”.

 

Một hình ảnh thể hiện tình cha con thân thiết. Hạnh phúc đơn sơ, bình dị mà sâu nặng nghĩa tình. Tình cảm gia đình chan hòa trong tình đất nước. Phải nhiều máu đổ xương rơi mới có cảnh yêu thương ấy. Con lần đầu tiên đến với biển. Ngạc nhiên và ngỡ ngàng trước cảnh biển rộng mênh mông. Con “chỉ thấy...” và “không thấy...”:

 

“Cha ơi! Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời

Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”

 

Người cha sung sướng “lòng vui phơi phới” khi nghe con bước. Cha âu yếm “mỉm cười xoa đầu con nhỏ”. Hai cuộc đời nối tiếp. Hai thế hệ cha và con. Con sẽ đi tiếp hành trình của cha. Con đường cách mạng của cha anh sẽ được các thế hệ trẻ đi tiếp. Phía trước là chân trời Tổ quốc bao la:

 

Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa

Sẽ có cây, có cửa, có nhà

Vẫn là đất nước của ta

Những nơi đó cha chưa hề đi đến

 

Hình ảnh “cánh buồm” trong đoạn thơ tượng trưng cho lí tưởng cách mạng và sức mạnh của thời đại mà Đảng và Bác Hồ sẽ nâng cánh ước mơ cho thế hệ trẻ Việt Nam đi tới mọi chân trời. Hoàng Trung Thông đã sử dụng hình thức đối thoại tâm tình để nói lên mơ ước tốt đẹp của tuổi trẻ Việt Nam. Các điệp từ: “sẽ có... có... có”, và từ “vẫn là” đã khẳng định niềm tin mạnh mẽ vào ước mơ sẽ trở thành hiện thực.

 

“Cánh buồm xa”, “buồm trắng” ở đoạn cuối tượng trưng cho khát vọng lên đường của con, của thế hệ trẻ để hiến dâng và phục vụ, để lao động và sáng tạo xây dựng Tổ quốc phồn vinh:

 

“Con lại trỏ cánh buồm xa, nói khẽ:

Cha mượn cho con buồm trắng nhé,

Để con đi...”

 

Câu cuối bài thơ: “Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận - Cha gặp lại mình trong ước mơ con” đã thể hiện một cách cảm động niềm hạnh phúc lớn lao của cha anh, những người mở đường sung sướng, tự hào về cháu con, về thế hệ trẻ Việt Nam sẽ biến ước mơ đẹp thành hiện thực. Cha và mẹ, thầy giáo và cô giáo cùng với nhân dân vĩ đại sẽ làm hết mình để nâng cánh ước mơ tuổi thơ.

 

Ngoài tình cảm cha - con, bài thơ “Những cánh buồm” đã nói lên thật hay, thật gợi cảm ước mơ và khát Vọng lên đường của tuổi trẻ Việt Nam trong thời đại mới.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×