Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp

Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp (pautopxki)
    hãy phân tích truyện ngắn áo tết của nhà văn Nguyễn Ngọc tứ để làm sáng tỏ nhận định trên
1 trả lời
Hỏi chi tiết
863
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Truyện ngắn "Áo Tết" của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư là một tác phẩm văn học mang tính chất châm biếm, nhằm phê phán những vấn đề xã hội và con người trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam.

Truyện kể về một người đàn ông tên là Ông Tư, người đã sống và làm việc ở nước ngoài trong một thời gian dài. Ông quyết định trở về quê nhà vào dịp Tết để gặp gỡ gia đình và bạn bè. Tuy nhiên, khi ông trở về, ông nhận ra rằng mọi thứ đã thay đổi quá nhiều so với trước đây.

Trong truyện, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư sử dụng những chi tiết hài hước để phản ánh sự thay đổi trong xã hội Việt Nam sau cải cách. Ông Tư thấy rằng mọi người đều đang mặc áo Tết mới, nhưng không ai quan tâm đến ý nghĩa thực sự của ngày Tết. Mọi người chỉ quan tâm đến việc mua sắm và trưng bày những món đồ mới để khoe với người khác. Ông Tư cảm thấy mình không thể hiểu được xã hội hiện đại này và cảm thấy mất đi niềm vui của mình.

Truyện "Áo Tết" của Nguyễn Ngọc Tư là một lời phê phán sâu sắc về sự thay đổi trong xã hội Việt Nam. Nhà văn muốn nhấn mạnh rằng niềm vui thực sự không phải đến từ việc sở hữu những thứ mới mẻ và xa xỉ, mà đến từ việc hiểu và trân trọng những giá trị thực sự trong cuộc sống. Ông Tư trở thành một người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp khi nhận ra rằng niềm vui thực sự không phụ thuộc vào những thứ vật chất mà nó đến từ sự hiểu biết và trân trọng cuộc sống.

Từ truyện "Áo Tết" của Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta có thể thấy rằng niềm vui của nhà văn chân chính không phải đến từ việc làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp, mà đến từ việc hiểu và trân trọng những giá trị thực sự trong cuộc sống.
0
0

“Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp"  llà một câu nói nỏi tiếng của Gorki. Câu nói này được thể hiện rõ trong Áo tết của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.

Câu nói "Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp" thể hiện quan niệm của Gorki về vai trò của nhà văn trong việc khám phá và phát hiện cái đẹp, đồng thời dẫn dắt người đọc đến với cái đẹp.

Cụ thể, "xứ sở của cái đẹp" ở đây có thể hiểu là thế giới của những giá trị tinh thần cao đẹp, là thế giới của tình yêu thương, lòng nhân ái, sự công bằng, bác ái, là thế giới của những ước mơ, khát vọng cao đẹp. Nhà văn chân chính, với tài năng và trái tim nhân hậu của mình, sẽ là người dẫn dắt người đọc đến với thế giới ấy.

Câu nói của Gorki có ý nghĩa sâu sắc, nhắc nhở nhà văn cần có ý thức trách nhiệm cao cả trong việc sáng tạo nghệ thuật. Nhà văn không chỉ cần có tài năng mà còn cần có tâm hồn cao đẹp, có ý thức đấu tranh cho cái thiện, cái đẹp.

Câu chuyện xoay quanh chiếc áo tết của Bé Em và Bích. Bích và Bé Em vốn học cùng lớp, lại ngồi cùng bàn nên chơi rất thân với nhau. Thế nhưng Bé Em có hoàn cảnh gia đình khá giả hơn còn Bích nhà nghèo lại đông anh em nên mọi thứ đều phải rất tằn tiện. Năm mới đến Bé Em hí hửng sang khoe với Bích về những bộ quần áo mẹ sắm cho mình, đặc biệt là chiếc đầm mới thắt nơ, bầu viền kim tuyến. Nhưng khi hỏi Bích có quần áo mới không Bích chỉ lí nhí rằng có một bộ, mặc cả bốn ngày, vì mẹ nghèo quá không có tiền sắm áo mới. Thế là ngày hai đứa sang chơi nhà cô Bé Em đã chọn một chiếc áo bình thường cổ trun có in hình mèo bự, gần giống chiếc áo của Bích. Cô khen hai bạn lớn nhanh, xinh xắn và đáng yêu. Bé Em tự cười trong lòng vì đã không mặc chiếc váy hồng để khiến bạn bị tủi thân.

Với nội dung như vậy tác phẩm Áo Tết đã thể hiện tình yêu thương, đồng cảm, sự sẻ chia của những đứa trẻ nhỏ. Còn rất nhỏ nhưng chúng đã biết cư xử với nhau một cách văn minh, biết quên đi niềm vui của bản thân để không làm người khác buồn, chúng đã cư xử với nhau đúng với nghĩa của tình bạn, đó là không phân biệt giàu nghèo, giai cấp, chơi với nhau bằng tất cả tình cảm yêu thương, chân thành. Tình bạn của những đứa trẻ thật đáng để mỗi người chúng ta tự suy ngẫm.

Tác phẩm ngắn nhưng đã xây dựng thành công nhân vật hai đứa trẻ Bé Em và Bích, đặc biệt là nhân vật Bé Em. Đó là một đứa trẻ có xuất thân khá giả nhưng có cách sống hòa đồng, không phân chia giai cấp với những bạn nhỏ nghèo hèn xung quanh mình. Bé Em cũng có những niềm vui rất trẻ con khi thích thú đi khoe với bạn về chiếc áo tết mới, khi trong lòng thầm nghĩ “tới bữa đó chắc nhiều bạn nữa, cho nên nó sẽ mặc cái áo đầm mới thắt nơ, bâu viền kim tuyến cho tụi bạn lé con mắt luôn” Nghĩ là làm Bé Em vội vàng đi sang nhà cái Bích để khoe về quần áo tết bằng một niềm vui rất đời thường của con trẻ. Thế nhưng khi chứng kiến gia cảnh của Bích, thấy được sự khó khăn, đói nghèo của người bạn, mọi ý định khoe khoang về chiếc áo tết bỗng biến mất hẳn. Bé Em đã tinh tế chọn cho mình một chiếc áo gần giống với của bạn để đi chúc tết nhà cô với một suy nghĩ đơn giản “mình mà mặc bộ đầm hồng, thế nào cũng mất vui. Bạn bè phải vậy chớ. Đứa mặc áo đẹp, đứa mặc áo xấu coi gì được, vậy sao coi là bạn thân” Đó là vẻ đẹp của sự nhân hậu, của lòng trắc ẩn, của sự đồng cảm và sẻ chia rất đáng quý của cô gái đáng yêu ấy.

Áo Tết được nhà văn Nguyễn Ngọc Tư kể lại theo ngôi kể thứ ba, việc sử dụng ngôi kể này giúp người kể chuyện dễ dàng thâm nhập vào bên trong ngõ ngách tâm hồn của nhân vật để khám phá, người kể chuyện cũng không bị giới hạn bởi không gian và thời gian, việc kể dễ dàng hơn. Có đôi lúc người kể chuyện như đã hoá thân thành nhân vật Bé Em để nói hộ những suy tư, tình cảm của cô bé này. Tác phẩm không sử dụng tình tiết lôi cuốn, gay cấn hay ly kỳ, nó vẫn giữ được chất đặc trưng của văn Nguyễn Ngọc Tư. Đó là khai thác từ những chất liệu rất đời thường của cuộc sống để gửi gắm thông điệp, ý đồ nghệ thuật. Chi tiết áo Tết vốn rất gần gũi, quen thuộc đi vào trong tác phẩm trở thành một hình ảnh ẩn dụ để soi chiếu tính cách của các nhân vật. Nhờ chiếc áo tết người đọc đồng cảm hơn với hoàn cảnh nghèo nàn của gia đình cái Bích, thương em hơn vì sự hy sinh của em cho đàn em nhỏ của mình. Nhờ chiếc áo Tết mà Bé Em đã thể hiện được phẩm chất tốt đẹp của mình, biết yêu thương và san sẻ những khó khăn với bạn, hy sinh vì bạn.

Có thể nói văn bản “Áo Tết” của Nguyễn Ngọc Tư là một truyện ngắn xuất sắc cho thấy cái nhìn ấm áp và nhân hậu của nhà văn về cuộc sống. Thông qua trang văn người đọc khâm phục cái tâm và đặc biệt là cái tài của nhà văn khi đã có sự khám phá và phân tích tâm lý nhân vật trẻ em rất đặc sắc.

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo