Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 9
21/02 22:18:07

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau

Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường

Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
2 trả lời
Hỏi chi tiết
Trợ lý ảo
72
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Đoạn thơ trên mang đến cho em cảm giác của sự lạc lõng, xa lạ khi trở về thành phố sau một thời gian dài ở nơi quê. Ánh sáng điện cửa gương, vầng trăng qua ngõ tạo nên một không gian bí ẩn, nhưng cũng đầy hứng khởi. Sự thay đổi bất ngờ của đèn điện tạo ra một bầu không khí huyền bí, khiến cho người đọc cảm thấy như đang trải qua một trạng thái kỳ lạ. Vầng trăng tròn bất ngờ xuất hiện, làm cho không gian trở nên rộng lớn, mở ra một thế giới mới, đầy ẩn ý và sự kỳ diệu. Cảm giác như đang nhìn thấy một phần của tự nhiên hoang dã, một vẻ đẹp hoang sơ và huyền bí mà không thể nào lý giải được. Điều này khiến cho em cảm thấy thú vị và hứng thú hơn với cuộc sống xung quanh mình.
2
0
Vũ Đại Dương
21/02 22:20:14
+5đ tặng
Nhớ về tuổi thơ của mình, nhà thơ xứ Đaghoxlan Razun Gamzatop đã nhớ đến người mẹ thân yêu với những việc làm trở lại trong mọi ngày vào sáng sớm, ban trưa và buổi tối, trong cả bốn mùa xuân - hạ - thu - đông. Đó là: đi lấy nước, đưa nôi và nhóm lửa. Nhóm lửa, đi lấy nước, đưa nôi. Bà đã làm việc ấy như nhen nhóm, gìn giữ và nâng niu những gì quý giá nhất của đời mình. Do hoàn cảnh sống, những năm tháng tuổi thơ, Bằng Việt cũng chỉ sống với bà. Trong nỗi nhớ của nhà thơ, bà bao giờ cũng hiện lên cùng bếp lửa. Bởi mỗi ngày của tuổi thơ lận đận đều bắt đầu từ ngọn lửa bà nhen. Bên bếp lửa ấy, bà đã bảo cháu nghe, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học... Sự sống của cháu đã được nhen lên và giữ gìn ngọn lửa ấy. Thì ra thế, ở đất nước nào ngọn lửa cũng là cội nguồn của sự sống, bếp lửa nào cũng nhọc nhằn, tần tảo, bếp lửa nào cùng nồng đượm, ấp iu. Có ngọn khói trăm tàu Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả Nhưng vẫn chắc lúc nào quên nhắc nhở: Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa'?...Lời nhắc ấy là lời nhắc của ngọn lửa mà cháu đã mang theo từ bếp lửa của bà? Thế là ngọn lửa của bà giờ đây đã cháy trong lòng cháu! Một bếp lửa của cuộc đời mới được nhen lên! Cứ thế, ngọn lửa của sự sống truyền đời bất diệt! Tình cảm dạt dào trong lòng đã tìm đến một giọng điệu, một nhịp điệu thật phù hợp, ấy là nhịp bập bùng của lửa! Giọng kể lể và bộc bạch cứ tràn ra, cứ dâng lên, mỗi ngày một nồng nàn, ấm nóng. Đâu phải ngẫu nhiên bài thơ bắt đầu bằng một đoạn ba câu, rồi càng những đoạn sau, số câu trong từng đoạn nhiều mãi. Khi số lượng không nhiều, thì giọng thơ lại cuộn lên. Lối trùng điệp được sử dụng hết sức biến hóa. Những kiểu câu lặp lại, những vế câu láy lại, những lời nhấn nhá thật nhiều. Tất cả phối hợp với nhau góp phần tạo nên sự dạt dào xáo động của tâm tình, tất cả góp phần tạo nên cái nhịp chờn vờn, bập bùng, dai dẳng của ngọn lửa. Vì lối viết như vậy mà người đọc bị cuốn vào âm điệu thật đặc biệt. Đọc “Bếp lửa” chẳng những thấy được một dòng tâm tư sâu nặng dạt dào của một đứa cháu nghĩa tình hiếu thảo, mà còn như thấy rõ ngọn lửa cứ chờn vờn, bập bùng suốt cả âm điệu nồng hậu của bài thơ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Th Vinh
21/02 22:21:32
+4đ tặng

Hình ảnh vầng trăng từ xưa đến nay luôn gần gũi, gắn bó với con người Việt Nam. Trăng rằm tháng tám, trăng tròn vành vạnh mỗi ngày rằm... ánh trăng chiếu sáng từ nhà ra ngõ... Cũng chính bởi sự gần gũi như vậy mà đây là hình ảnh đi vào những tác phẩm văn học của các thi sĩ như một nguồn cảm hứng đặc biệt. Nguyễn Duy cũng tìm thấy nguồn cảm hứng thi ca qua hình ảnh vầng trăng với một thi phẩm đặc sắc "Ánh trăng". Bài thơ là thông điệp, triết lí mà tác giả muốn gửi gắm. Điều này được thể hiện rõ nhất qua bốn khổ thơ cuối bài.

Nếu ở khổ thơ thứ nhất, vầng trăng nghĩa tình trọn vẹn với quá khứ thủy chung, gắn bó cùng con người thì đến khổ thơ thứ hai, vầng trăng ở hiện tại đã làm thay đổi mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình:

" Từ ngày lên thành phố
Quen ánh điện cửa gương
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường"

Khi đất nước hòa bình, khi hoàn cảnh sống của con người thay đổi, đó là lúc suy nghĩ của con người cũng thay đổi. Khi được sống hòa mình với ánh điện, cửa gương, với những tiện nghi đủ đầy, xa rời với thiên nhiên, vầng trăng lúc này như người dưng qua đường, xa lạ không quen biết. Vầng trăng xưa kia đã trở thành dĩ vãng, đã trở thành những hoài niệm trôi vào quên lãng của con người. Vầng trăng vẫn thế, vẫn vẹn nguyên nghĩa tình, không thay đổi nhưng con người giờ đây đã đổi thay. Con người đã dửng dưng, lạnh nhạt đến vô tình với quá khứ nghĩa tình.

Mạch cảm xúc của nhân vật thay đổi khi xuất hiện một tình huống bất ngờ:

"Thình lình đèn điện tắt
Phòng buyn - đinh tối om
Vội bật tung cửa sổ
Đột ngột vầng trăng tròn"

Một hoàn cảnh bất ngờ, con người khẩn trương, vội vàng bật tung cửa sổ. Người và trăng gặp gỡ nhau. Và mạch cảm xúc tiếp tục được thể hiện ở những câu thơ tiếp theo:

" Ngẩng mặt lên nhìn mặt
Có cái gì rưng rưng
Như là đồng là bể
Như là sông là rừng"

Mặt đối mặt, ở đây ta hiểu mặt chính là mặt trăng và mặt người. Cả hai cùng đối diện với nhau. Con người lúc này có cảm xúc rưng rưng, như tất cả quá khứ ùa về. Đó là sự thức tỉnh sau những quên lãng của quá khứ nghĩa tình. Đối diện với vầng trăng, con người nhận ra sự thờ ơ, vô cảm của mình bấy lâu nay, tất cả quá khứ chợt ùa về trong xúc cảm rất đỗi thân thương. Vầng trăng vẫn ở đây, vẫn vẹn nguyên:

"Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình"

Vầng trăng vẫn như vậy nhưng "im phăng phắc" đủ khiến cho những sai lầm, những sự vô cảm của con người phải thức tỉnh, đủ để khiến con người ta giật mình. Đó là sự thức tỉnh đúng lúc, thức tỉnh về nhân cách, về lối sống.

Bốn đoạn thơ cuối nói riêng hay cả bài thơ nói chung chính là những xúc cảm rất đỗi chân thực về những thông điệp mà Nguyễn Duy muốn gửi gắm đến với độc giả. Mượn hình ảnh vầng trăng để nói lên cách sống, lối sống, suy nghĩ của một bộ phận con người trong xã hội hiện đại, thờ ơ, vô cảm với xung quanh, với quá khứ và hiện tại.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo