Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy viết bài văn bàn về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm

Em hãy viết bài văn bàn về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm ví dụ :vấn đề cần nghị luận là đồng cảm và chia sẻ là một nếp sống đẹp trong xã hội hiện nay đối với tất cả mọi người
MN giúp mik vs
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
271
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong xã hội hiện nay, vấn đề về đồng cảm và chia sẻ đang trở nên ngày càng quan trọng và cần được nâng cao ý thức trong tất cả mọi người. Đồng cảm và chia sẻ không chỉ là những hành động đẹp mà còn là nền tảng của một xã hội văn minh và phát triển.

Đồng cảm là khả năng hiểu và chia sẻ cảm xúc, tình cảm với người khác trong hoàn cảnh khó khăn, đau buồn. Khi chúng ta có khả năng đồng cảm, chúng ta sẽ hiểu được nỗi đau, khó khăn của người khác và từ đó có thể giúp đỡ họ một cách tốt nhất. Đồng cảm giúp chúng ta trở nên nhân văn hơn, tạo ra một môi trường sống tích cực và hạnh phúc hơn.

Chia sẻ là hành động cung cấp sự giúp đỡ, hỗ trợ cho người khác trong những hoàn cảnh khó khăn. Khi chúng ta chia sẻ, chúng ta không chỉ giúp đỡ người khác mà còn tạo ra một môi trường xã hội đoàn kết, gắn kết hơn. Chia sẻ giúp chúng ta trở nên tốt hơn, hướng tới sự phát triển bền vững của xã hội.

Vì vậy, đồng cảm và chia sẻ là những giá trị cần được lan tỏa và thực hành hàng ngày trong cuộc sống. Chúng ta cần học cách đồng cảm và chia sẻ với mọi người xung quanh, từ những người thân yêu đến những người xa lạ. Chỉ khi mỗi người trong xã hội đều có ý thức về đồng cảm và chia sẻ, chúng ta mới có thể xây dựng một xã hội văn minh, hạnh phúc và phát triển.
1
0
Th Vinh
24/02/2024 09:54:02
+5đ tặng

Trong cuộc sống ngày nay với bộn bề lo toan mệt mỏi, người ta dần quên đi những đạo lí ứng xử cần thiết và một trong số đó là “ Cảm thông chia sẻ” Có thể nói“ Cảm thông và chia sẻ là một đức tính cần thiết của mọi người”.

Cảm thông và chia sẻ là một quan niệm gần gũi, quan trọng và mỗi người đều có thể hiểu được cảm nhận được. Cảm thông là hiểu và thông cảm với hoàn cảnh của người khác. Còn chia sẻ là san sẻ, gánh vác giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống rằng cả suy nghĩ và hành động, bằng cả vật chất và tinh thần. Chia sẻ còn là cùng với nhau để cùng chịu là san sẻ với người khác những gì mình có để họ cùng hướng. Vì thế, mà cảm thông và chia sẻ là một đức tính tốt của con người, là lẽ sống mà con người nên hướng tới.

Vậy, tại sao mỗi chúng ta cần phải cảm thông và chia sẻ? Trong xã hội vẫn còn nhiều người có hoàn cảnh khó khăn như trẻ em lang thang cơ nhỡ, người nghèo, nạn nhân của chiến tranh, thiên tai, những người khuyết tật, người có cảnh ngộ éo le…. Họ là những người rất cần được sự cảm thông của mọi người và cộng đồng. Cảm thông và chia sẻ là biểu hiện của tình người, của ý thức vị tha, vì người khác. Mỗi con người chúng ta không ai có thể sống tách rời người thân tập thể, cộng đồng. Sự cảm thông, chia sẻ giúp người gặp khó khăn có thêm sức mạnh, nghị lực, niềm tin vào một ngày mai tươi sáng hơn. Không những vậy, nó còn giúp con người có điểm tựa, sự động viên, giúp đỡ khi vấp ngã, khi thất bại, thậm chí cả khi ta mắc sai lầm trong cuộc sống. Người biết đồng cảm chia sẻ nhận được tình yêu thương sự cảm phục, biết ơn từ chính người nhận được chia sẻ, cảm thông và đồng thời còn nhận được sự tin yêu, quý mến từ mọi người xung quanh. Cảm thông và chia sẻ, giúp mọi người gần gũi, gắn bó hơn và là cầu nối giữa người với người tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp. Có như vậy, gia đình mới em ấm, hạnh phúc, xã hội mới văn mình, tốt đẹp. Bên cạnh đó, thông cảm và sẻ chia với người khác là truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, là truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách.

Bên cạnh đó có những người quan tâm nhưng họ tỏ ra là trên thiếu sự chân thành của con người để dẫn đến sự giả dối. Có những kẻ quan tâm để cầu lộc khi không thể trục lợi sẽ dễ phơi bày bản chất. Nguyễn Bỉnh Khiêm từng viết đoạn thơ phê phán trong tác phẩm Thói đời.

“Thớt có tanh tao ruồi đỗ đến
Gang không mật mỡ kiến bò chi!
Đời nay những trọng người nhiều của
Bằng đến tay không ai kẻ vì?”

Vì thế mà chúng ta cần phê phán, tố cáo những kẻ quan tâm có tính chất vụ lợi, giả tạo, phê phán sự lạnh lùng, thờ ơ, vô cảm của con người hiện nay. Mỗi chúng ta cần cần chia sẻ, sống có tình người như bill gates, như Hồ Chính Minh…. Nguyễn Khuyến có câu” “Còn tiền còn rượu còn đệ tử/ Hết cơm hết rượu hết ông tôi”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Tâm Như
24/02/2024 10:10:24
+4đ tặng

Albert Camus đã từng nói: “Sự thật, giống như ánh sáng, làm người ta chói mắt. Sự giả dối thì ngược lại, là ánh chiều hôm tươi đẹp bao trùm lên mọi vật”. Câu nói trên đã gợi cho người đọc những suy tư về tác hại của lời nói dối.

“Nói dối” là hành vi cố tình cung cấp thông tin sai với sự thật về vấn đề nào đó để đạt được mục đích mà họ mong muốn - thường là không chính đáng. Có hai khía cạnh của nói dối: lời nói dối với mục đích xấu và lời nói dối với mục đích tốt. Những lời nói dối với mục đích xấu xa thường mang tính vụ lợi cho bản thân người nói. Trong truyện ngắn Chí Phèo, nhân vật Bá Kiến đã dùng những lời nói dối trá để đối phó Chí Phèo - lúc này vừa mới ở tù ra. Bá Kiến giở giọng đường mật, nhận chí là họ hàng. Trách mắng Lý Cường - con trai của mình trước mặt Chí với mục đích vỗ về hắn. Sau đó, còn sai người giết gà, mua rượu thiết đãi và cho thêm đồng bạc để Chí về uống rượu. Chỉ như vậy, Bá Kiến đã thành công mua chuộc Chí thành tay sai cho mình.

Nhưng không phải lời nói dối nào cũng bất hảo. Đôi khi, lời nói dối lại xuất phát từ một tấm lòng yêu thương che chở. Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” vì thương con, và để con cảm nhận được tình yêu của cha dành cho con, Vũ Nương đã lấy cái bóng của mình để chỉ cho con trai đây là cha nó. Trong đại dịch Covid-19 vừa qua, nhiều vị bác sĩ tuyến đầu đã phải rời xa gia đình trong suốt nhiều tháng. Khi trò chuyện với những đứa con của mình, họ luôn nghe được những câu hỏi như: “Bao giờ bố/mẹ về?”. Và không ít lần, họ đã trả lời rằng “Hết dịch bố/mẹ sẽ về” mà trong lòng không biết bao giờ dịch bệnh sẽ được đẩy lùi. Thì ra, đôi khi, những lời nói dối cũng đem đến hạnh phúc cho người khác. Nhưng chỉ khi lời nói ấy được xuất phát từ một trái tim yêu thương chân thành.

Trong cuộc sống hiện đại, dường như nói dối đã trở thành một căn bệnh phổ biến. Những đứa trẻ nói dối cha mẹ để đi chơi game. Học trò nói dối thầy cô để trốn tiết. Chồng nói dối vợ để đi nhậu với bạn bè… Đó đều là những lời nói dối đem đến những hậu quả xấu. Những lời nói dối sẽ khiến cho những người xung quanh không còn tin tưởng vào chúng ta. Mỗi người cần nhận thức được rằng: “Một lần bất tín, vạn lần bất tin”.

Đối với một học sinh như tôi, tôi luôn ý thức được tầm quan trọng của sự thật và tác hại của thói giả dối. Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng trung thực trong những việc làm nhỏ nhất. Để tương lai có thể trở thành một người có ích đóng góp một phần nhỏ bé vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×