Chọn đề 2
Từ xa xưa cha ông ta đã luôn chú trọng đến việc phát triển trí lực. Học tập luôn là mục tiêu và con đường để đi đến thành công. Khi đất nước hội nhập và đang trên đà phát triển, việc học càng ngày càng được quan tâm và trở thành chiến lược phát triển quốc gia. Tuy nhiên, có không ít học sinh hiện nay rơi vào tình trạng lười học và học yếu, kém. Hậu quả của việc lười học không chỉ là là rỗng kiến thức, chán học, học yếu kém và không trang bị được kiến thức phổ thông cần thiết cho bản thân mà còn ảnh hưởng đến toàn xã hội bởi hậu quả của nó.
Tìm hiệu nguyên nhân vì sao học sinh lười học khi học cấp 3, chúng ta sẽ thấy những hệ lụy nghiêm trọng mà toàn xã hội phải chung tay đẩy lùi thực trạng này.Tình trạng lười học của học sinh hiện nay đã trở nên khá phổ biến và sắp trở thành “vấn nạn” của nhiều nhà trường. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập, rèn luyện mà sâu xa hơn còn ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Biểu hiện của việc lười học là:học sinh thờ ơ với việc học tập, coi nhẹ nhiệm vụ học tập. Học sinh không làm bài tập khi về nhà, không học bài cũ. Trên lớp, không tập trung chú ý, làm việc riêng, mất trật tự... Thường xuyên không mang sách vở, không ghi chép bài. Thậm chí, có học sinh một quyển vở ghi cho năm, bảy môn học. Học sinh không làm theo yêu cầu của thầy cô. Học sinh hay bỏ giờ, trốn học... Lười học hiện nay được coi là một thực trạng nan giải, trở thành bài toán khó cho tất cả chúng ta. Nó xuất hiện ở hầu hết các lớp, các trường, từ học sinh lớp một đến lớp chín, lớp mười đều có học sinh lười học. Vậy hiện tượng học sinh lười học này do đâu và nguyên nhân vì sao? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh lười học và có những nguyên nhân cơ bản sau: Rỗng kiến thức từ lớp dưới, nhiều môn chẳng hiểu gì. Lên lớp ngồi cho có mặt, có lúc ghi chép bài để không bị ghi sổ đầu bài. Hỏi các thầy cô thì ngại... Dù học yếu, phải thi lại nhưng rất ít khi bị đúp. Hình như các thầy cô thương học sinh nên dù có lười học bị trách mắng, phê bình cuối cùng cũng được tạo điều kiện để kiểm tra lại, gỡ điểm. Vì thế, không quá lo vì lười học mà phải ở lại lớp. Đi học nhưng không xác định được mục đích học tập, học cuối cùng để làm gì bởi đằng nào cũng đi làm công Thành Hưng, Sam Sung... Vì thế, cần gì phải học chăm học để học giỏi. Thi vào đại học cuối cùng cũng đi làm Sam Sung, làm ở các nhà hàng, công ty ...Nhiều bố mẹ không quan tâm đến việc học của con. Mặc kệ, mày học thế nào thì học. Học thì ấm thân, không học thì thôi. Không đôn đốc, nhắc nhở con cái học tập. Có phụ huynh còn kể: Không bao giờ thấy con học bài buổi tối hoặc thấy con ngồi vào bàn học được nửa tiếng đã xong. Vì các bạn học sinh không có động lực học tập nên chẳng có mơ ước, hoài bão gì ngoài tham vọng kiếm tiền. Cho nên rất dễ bị cám dỗ. Sẵn sàng vì tiền mà hành xử vô văn hóa, hành động trái pháp luật. Không ít học sinh đang học phải bỏ học để lấy chồng, đi Bar, dùng thuốc bay lắc để mua vui kiếm tiền. Chính việc lười học mà học sinh tự tạo ra áp lực với thầy cô và gia đình. Không một giáo viên nào chấp nhận được học sinh một quyển vở ghi năm, sáu môn học; không bao giờ học bài, làm bài tập về nhà. Gia đình trách mắng, thập chí đánh đập con khi bị thầy cô gọi điện hoặc sau buổi họp phụ huynh. Vì thế, học sinh có tâm lí càng chán học, căm ghét việc học, chống đối giáo viên và học sinh. Nhiều em trở thành cá biệt, không chịu được áp lực phải chuyển sang trường nghề hoặc bỏ học... Lười học làm gia tăng các tệ nạn xã hội và bạo lực học đường. Thử nhìn xem, một học sinh chăm chỉ học tập rất ít khi hư hỏng hay gây gổ, đánh nhau, lao vào quán Net, hiệu cầm đồ. Không có mơ ước để phấn đấu, các bạn rất dễ hư hỏng, đánh mất mình. Vì lười học mà sinh ra gian lận, quay cóp trong kiểm tra, thi cử. Hầu hết các kì thi THPT Quốc gia đều học sinh vi phạm quy chế thi ở mức độ nghiêm trọng. Đó là hành vi xấu, ảnh hưởng đến danh dự của bản thân, nhà trường. Vì không có kiến thức phổ thông nên cách giao tiếp, ứng xử nhiều khi không phù hợp. Trong các tranh luận ta thường thấy các khái niệm bị hiểu sai dẫn đến cãi nhau rất vớ vẩn gây mất đoàn kết. Có một nền tảng chung: học tập là rễ đắng nhưng hoa quả thật ngọt ngào. Nhưng chúng ta lúng túng, vướng mắc, thất vọng, bỏ cuộc, chửi nhau, từ mặt, làm sai, tan rã… đều từ việc chúng ta lười học mà ra. Vậy, đứng trước thực trạng nhức nhối này, chúng ta cần có những giải pháp nào thiết thực để giảm bớt tình trạng học sinh lười học?
Người ta vẫn nói “tiên trách kỉ, hậu trách nhân” , học hành tốt thì ấm vào thân. Nhiều học sinh chỉ biết đổ lỗi cho hoàn cảnh mà không biết rằng lười học là do những lí do khách quan mà không biết rằng bản thân mình đang đi sai hướng. Để khắc phục tình trạng này, học sinh cần làm những việc sau: Đã là học sinh phải coi việc học là nhiệm vụ đầu tiên, cần thực hiện một cách nghiêm túc, khoa học. Xác định học để cho mình. Vì thế, phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của một học sinh. Sống có ước mơ, lí tưởng và quyết tâm theo đuổi mơ ước ấy. Mơ ước chính là ngôi nhà được xây từ những viên gạch mang tên chăm chỉ. Có động lực, nhất định chúng ta sẽ thành công. Trong quá trình học, không hiểu, rỗng kiến thức ở chỗ nào phải bổ sung ngay: hỏi thầy cô, bạn bè, học nhóm, tìm gia sư,... để không xảy ra tình trạng lỗ hổng kiến thức sâu. Hạn chế tối đa vào những việc vô bổ như: chơi game onlien, túm năm tụm ba chơi bời, đàn đúm. Lên mạng xã hội cần có thời gian biều phù hợp và khoa học, ít sống ảo đi. Phải xác định được, không có kiến thức phổ thông chúng ta sẽ thiệt thòi rất nhiều. Có thể bạn không vào học Đại học nhưng kiến thức cấp ba giúp ích cho bạn khá nhiều trong cuộc sống. Vì thế, phải chăm chỉ, siêng năng. Biết quý trọng ba năm cấp ba ngắn ngủi để học tập. Nên thấy xấu hổ vì lười học. Bởi học sinh sẽ thấy e ngại khi bị điểm kém, khi xem bài của bạn trong giờ kiểm tra hay thực hiện hành vi quay cóp.