Cỏ dại” là một trong số ít bài thơ thể hiện chất triết lí của ngòi bút Xuân Quỳnh. Bởi thơ Xuân Quỳnh thường giản dị, dễ hiểu, cảm xúc bộc lộ tự nhiên. Xuân Quỳnh ít khi triết lí. Đó không phải là cách để bà tạo nên thế giới nghệ thuật riêng cho mình.
“Cỏ dại” là hiện tượng đặc biệt. Qua cảm nhận của nhân vật trữ tình, cỏ dại mang trong nó sức sống vừa khiêm nhường vừa vô cùng mạnh mẽ. Sức sống mà không ai có thể giết được. Thậm chí khi nước dâng, cỏ là loài thường bị ngập trước tiên, nhưng khi nước rút, chúng lại là loài mọc lên đầu tiên. Nhận thức về sức sống của cỏ, nhân vật trữ tình đồng thời nhận ra giá trị của những điều tưởng chừng bé nhỏ trong cuộc sống. Có những sự vật dù nhỏ bé nhưng góp phần làm nên sự sống trường tồn.
Bài thơ còn thể hiện đầy cảm động tình cảm của nhân vật với quê hương. Đó cũng chính là tình yêu đất nước thiết tha, mãnh liệt.
Bài thơ gửi gắm nhiều bức thông điệp ý nghĩa: Dù nhỏ bé nhưng hãy luôn kiên cường; trước khó khăn không bao giờ được gục ngã; cần phải biết trân trọng những điều bình dị..
Chất trữ tình quyện hòa cùng chất triết lí đã tạo nên sự sâu sắc và xúc cảm lắng đọng cho bài thơ.
Bài thơ nói về nỗi nhớ quê hương của người lính. Hình ảnh: Cỏ dại, lúa, dòng sông, ngọn núi, rừng cây.. Tất cả hình ảnh trên gợi nhớ quê hương đậm tình. Dù mang trọng trách trên vai nhưng người lính vẫn luôn nhớ về quê hương, nơi đã dưỡng dục sinh thành. Sau chiến tranh người ta mất mọi thứ ngoại trừ đất và cỏ. Cỏ mang sức sống mãnh liệt, không ai có thể hủy diệt được.
Tác giả mượn hình ảnh cỏ để nói lên tâm tư, tình cảm dành cho những con người tuy bề ngoài nhỏ bé nhưng ý chí, nghị lực phi thường. Chỉ có sức mạnh nội tại mới vượt qua tất cả. Những khó khăn, gian nan, vất vả hôm nay sẽ không là gì nếu như ta không ngừng cố gắng, nỗ lực vì một tương lai tốt đẹp hơn. Cỏ có mặt khắp mọi nơi, ý chí sinh tồn hơn bất kì loài cây gì. Hình ảnh cỏ trở nên đẹp hơn khi tác giả mượn hình ảnh để nói về người lính.