Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết 1 bài văn cảm nhận của em về đoạn thơ con về thăm mẹ chiều mưa

vieết 1 bài văn cảm nhận của em về đoạn thơ con về thăm mẹ chiều mưa.
                                                                          mới thấy nhà dột,dó lùa 4 bên
                                                                          giotjk mưa sợi nắng sợi xiên
                                                                          cứ nhằm vào mẹ những đêm trắng trời
                                                                         Con đi đánh giặc một đời
                                                                       Mà ko che nổi một nơi mẹ nằm
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
427
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Chiều mưa buồn bã, tôi đọc đoạn thơ về việc con về thăm mẹ. Cảm xúc trong tôi trào dâng khi nhận ra rằng nhà cửa đã dột lụa, mưa rơi như sợi nắng xiên xao. Giot mưa như những sợi tơ mịn nhẹ nhàng rơi vào mái tóc mẹ yêu thương. Mỗi đêm trắng trời, mẹ vẫn chờ đợi con trở về, nhưng con lại phải ra đi đánh giặc, không thể che chở cho mẹ nằm yên. Đoạn thơ đầy xúc động này đã khiến tôi nhận ra tình yêu thương vô bờ bến của mẹ, và sự hy sinh không ngừng nghỉ của con. Đó là tình yêu thương chân thành và sâu sắc nhất, không thể nào diễn tả hết bằng lời.
1
0
Ngọc
02/03 12:10:11
+5đ tặng
Bài thơ Về thăm mẹ của nhà thơ Đinh Nam Khương là một tác phẩm thể hiện nhiều giá trị nhân văn sâu sắc về tình mẫu tử. Người mẹ trong câu thơ gián tiếp hiện lên qua hình dáng của những đồ vật trong ngôi nhà chứ không trực tiếp xuất hiện. Bóng dáng người mẹ được gợi nhớ qua chum tương, bếp lửa, đàn gà con, đến cái áo tơi, nón mê. Tất cả đều nói lên sự tần tảo vun đắp của mẹ ở trong đó.

Tình thương của mẹ được tác giả gói trong một hình ảnh “trái na cuối vụ”. Chính người mẹ ấy đã thầm lặng làm tất cả, chịu đủ vất vả, để giữ gìn mái ấm đơn sơ cho người con. Tuy chỉ là một trái na chín bình thường, nhưng đó là biểu tượng của tình mẹ cao cả. Sự chắt chiu, nhường nhịn ấy là kết quả của một trái tim đầy tình yêu thương của mẹ. Những thứ gì ngon, đẹp mẹ đều dành lại phần con. Thật đáng trân trọng biết bao tình mẫu tử thiêng liêng cao quý ấy!

Đâu đâu cũng có dáng mẹ, việc gì cũng có bàn tay mẹ chăm lo. Những từ “xưa”, “lủn củn”, “hỏng vành” đã thể hiện được phần nào sự khó khăn, thiếu thốn của ngôi nhà. Nhờ có mẹ tảo tần chịu khó, mà người con có một mái ấm yên bình, hạnh phúc. Ôi, tình mẹ thật là bao la và vĩ đại.

Thứ tình cảm ấy đã được nhà thơ Nam Khương khắc họa bằng những hình ảnh trong sáng và giản dị nhất. Xuyên suốt bài thơ, người mẹ vẫn cố gắng dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con mình. Nhờ vậy, người đọc có thể cảm nhận được một cách tha thiết nhất tình mẫu tử quý giá không thể nào thay thế được.

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Moon
02/03 13:32:16
+3đ tặng

Tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống có lẽ chính là tình mẫu tử. Viết về đề tài này, bài thơ “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc.

Bài thơ chính là lời của người con bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc khi về thăm mẹ. Nhân vật trữ tình trở về quê thăm người mẹ trong hoàn cảnh một chiều đông, lại có mưa rơi. Điều đó khiến cho nỗi nhớ càng mẹ càng trở nên da diết, cồn cào:

“Con về thăm mẹ chiều đông

Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà

Mình con thơ thẩn vào ra

Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi”

Hình ảnh bếp lửa cũng đã rất quen thuộc trong thơ ca. Trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt:

“Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,

Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”

Tác giả đã nhớ về mẹ khi nhìn thấy hình ảnh “bếp lửa” thể hiện sự tần tảo của người phụ nữ Việt Nam. Không chỉ vậy, những sự vật trong căn nhà nhỏ cũng khiến cho nhân vật trữ tình nhớ đến mẹ:

“Chum tương mẹ đã đậy rồi

Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa

Áo tơi qua buổi cày bừa

Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm

Đàn gà mới nở vàng ươm

Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành

Bất ngờ rụng ở trên cành

Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”

Những sự vật bình dị, nhưng đã thể hiện sự hy sinh, tình yêu thương mà người mẹ dành cho đứa con của mình.

Để rồi, lòng con bồi hồi cứ mãi “thơ thẩn vào ra” mong ngóng mẹ trở về. Hai câu thơ cuối là đã bộc lộ trực tiếp tâm trạng của người con lúc này:

“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn

Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”

Quả là tình cảm mẫu tử sâu sắc. Người con cảm thấy nghẹn ngào, thương xót cho sự vất vả của mẹ. Bài thơ “Về thăm mẹ” đã giúp người đọc thấy được tình yêu thương của người con dành cho mẹ của mình.
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×