LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn phân tích phẩm chất anh hùng của 3 cô gái trong nhưng ngôi sao xa xôi

viết đoạn văn phân tích phẩm chất anh hùng của 3 cô gái trong nhưng ngôi sao xa xôi
3 trả lời
Hỏi chi tiết
59
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong bộ phim Những Ngôi Sao Xa Xôi, có ba cô gái chính là Cinderella, Belle và Mulan, mỗi người mang đến một phẩm chất anh hùng đặc biệt.

Cinderella được biết đến với lòng kiên nhẫn và sự nhẫn nại. Dù phải chịu đựng sự hành hạ từ bà mẹ kế và hai cô chị ghẻ, Cinderella vẫn không bao giờ từ bỏ niềm tin vào tình yêu và hạnh phúc. Cô luôn kiên trì và không bao giờ từ bỏ ước mơ của mình, điều này thể hiện sự kiên định và lòng nhân ái của một anh hùng.

Belle được biết đến với sự thông minh và lòng dũng cảm. Cô không chỉ là một cô gái xinh đẹp mà còn là một người phụ nữ độc lập và sáng suốt. Belle không ngần ngại đối diện với Quái vật để bảo vệ người cha yêu quý và tìm ra sự thật về con người bí ẩn đằng sau vẻ ngoài hung dữ. Sự thông minh và lòng dũng cảm của Belle đã giúp cô vượt qua mọi khó khăn và trở thành một anh hùng đích thực.

Mulan được biết đến với sự gan dạ và lòng trung hiếu. Cô đã dũng cảm đóng giả làm người đàn ông để thay cha vào quân ngũ và chiến đấu để bảo vệ gia đình và đất nước. Mulan không chỉ là một chiến binh xuất sắc mà còn là một người con hiếu thảo, luôn quyết tâm và kiên trì trong mọi tình huống. Sự gan dạ và lòng trung hiếu của Mulan đã khiến cô trở thành một anh hùng vĩ đại trong lòng người xem.

Tất cả ba cô gái Cinderella, Belle và Mulan đều mang đến những phẩm chất anh hùng đặc biệt, từ lòng kiên nhẫn, thông minh, dũng cảm đến gan dạ và lòng trung hiếu. Họ là những người phụ nữ mạnh mẽ và đáng ngưỡng mộ, là nguồn cảm hứng cho những ai tin vào giấc mơ và lòng nhân ái.
1
0
Đức
07/03 20:30:40
+5đ tặng

"Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê - một trong những truyện ngắn hay và tiêu biểu nhất nói về thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, truyện xoay quanh cuộc sống chiến đấu của ba cô gái trong một tổ trinh sát phá bom ở một cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Ba nữ thanh niên xung phong Phương Định, Thao, Nho cũng là những đại diện tiêu biểu nhất của thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Ba nữ thanh niên xung phong: Phương Định, Thao, Nho đã làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, họ đều là những người con gái còn rất trẻ. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom của địch gây ra cản trở đường giao thông đi lại, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và tìm cách phá bom. Họ ở nơi cao điểm nên là nơi tập trung bom đạn và nhiều sự nguy hiểm nhất, không những thế công việc của họ lại càng đặc biệt nguy hiểm. Máy bay địch luôn lảng vảng thăm dò ở trên và có thể thả bom bất cứ lúc nào, họ vẫn phải chạy đi chạy lại ngoài đường ngay giữa ban ngày. Sau mỗi trận bom, họ phải lao ra trọng điểm, đo và ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào bới, đếm những quả bom chưa nổ và dùng những khối thuốc nổ đặt vào cạnh nó để phá. Phá bom đâu phải đơn giản, công việc đó như là đối đầu với thần chết, chỉ trong gang tấc thôi có thể mất đi tính mạng, nếu không có một tinh thần thép cùng sự bình tĩnh và dũng cảm kiên cường thì không thể làm được. Tuy nhiên với cả ba cô gái, công việc ấy đã trở thành công việc thường ngày - diễn ra hàng ngày thậm chí mấy lần trong một ngày, số lần họ rà phá bom là số lần họ đối mặt với thần chết chỉ trong gang tấc.

Trong hoàn cảnh khắc nghiệt và nguy hiểm nơi chiến trường ấy, ta tưởng như các cô gái sẽ hoàn toàn bị vùi dập, mệt mỏi và chán nản. Nhưng không, cuộc sống của họ có mùi của bom đạn khét mù nhưng vẫn có màu hồng, màu hồng của những niềm vui hồn nhiên, những lúc nghỉ ngơi thanh thản, nghĩ về ước mơ, hoài bão. Hơn thế hoàn cảnh càng nhắc nhở họ phải đoàn kết, gắn bó và sát cánh bên nhau cùng sống, cùng hoàn thành nhiệm vụ. Là những cô gái còn rất trẻ, cá tính và hoàn cảnh riêng không giống nhau nhưng ở họ đều có những phẩm chất chung của những chiến sĩ thanh niên xung phong ở chiến trường: đó là tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ, là lòng dũng cảm không sợ gian khổ hy sinh, tình đồng đội luôn gắn bó. Ở họ còn có những nét chung của các cô gái trẻ: Hay mơ mộng, nhạy cảm và ôm nhiều cảm xúc, ấp ủ nhiều ước mơ. Cả ba đều giữ lại những nét cá tính con gái của mình mặc cho hoàn cảnh sống và chiến đầu giữa chiến trường, bom đạn vẫn là nơi họ vẽ ra khoảng trời riêng của mình. Nho "hoa tay" chẳng có nhưng cứ rảnh lại ngồi thêu thùa, chị Thao hát chẳng sai lời thì cũng sai tông sai nhạc ấy vậy mà lại cặm cụi ngồi chép lời bài hát vào sổ tay. Còn Phương Định, nàng thơ của Hà Nội rất mộng mơ hay ngồi hát vu vơ, thường đứng trước gương rồi ngắm chính bản thân mình.

Cả ba cô gái cùng sống với nhau như ba chị em gái trong gia đình, mặc dù rất gắn bó với nhau nhưng vẫn khác nhau về tính nết, tính cách. Đầu tiên là nhân vật Phương Định - chính là người kể truyện, Định vốn là cô học sinh thành phố, nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng và hay sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư giữa gia đình và thành phố của mình. Là con gái Hà Nội vào chiến trường, kỉ niệm thanh bình trước chiến tranh ở Hà Nội luôn sống lại trong cô ngay giữa chiến trường, nó vừa là niềm khao khát, vừa là dòng nước mát làm dịu tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường. Phương Định thích hát "Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát...", cô yêu mến những người đồng đội trong tổ và cả đơn vị mình, dành tình yêu và niềm cảm phục cho tất cả những người chiến sĩ cô đã gặp trên con đường vào mặt trận.

Đặc biệt, trong lần phá bom ở cuối bài, tác giả đã dành phần lớn để diễn tả tâm lí của Phương Định, tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ, hiện lên một thế giới nội tâm phong phú nhưng trong sáng, không phức tạp. Thứ hai là nhân vật chị Thao, là người chị lớn tuổi hơn trong số ba cô gái, chị Thao ít nhiều cũng đã có sự từng trải, vậy nên trong con người chị không dễ dàng hồn nhiên, mơ mộng, chị khác nhiều so với cái tuổi trẻ bồng bột ban đầu mà đã trưởng thành hơn cả về suy nghĩ và dự định tương lai, tuy nhiên vẫn không mất đi những rung động và khao khát, hoài bão của tuổi trẻ. Chị gan dạ và dũng cảm lắm nhưng có lẽ vì lý do tâm lí nào đó mà chị rất sợ nhìn thấy máu, có lẽ đó cũng là điểm yếu duy nhất của chị. Cuối cùng là nhân vật Nho - như là cô em út trong gia đình ba chị em gái, Nho bé người, mảnh khảnh, không khéo tay nhưng lại thích thêu thùa, cô thường hay nhớ về quê nhà nhất là khi nhận được lá thư của một người bạn. Nho là cô gái giàu tình cảm, luôn lo lắng và suy nghĩ cho người khác, khi thấy hai người kia lên cao điểm mãi chưa về cô sốt ruột bồn chồn. Trong con người vóc dáng nhỏ bé, mỏng manh ấy lại có tinh thần chiến đấu luôn sẵn sàng, trên người có vô số vết thương to nhỏ nhưng quyết không nằm trong quân y, muốn chạy trên cao điểm phá bom cùng đồng đội. Trong lần phá bom ở cuối truyện, ta thấy Nho bị thương, quả bom phát nó làm hầm của cô sập xuống, cô bị vùi trong đất, mệt lả "Máu túa ra từ cánh tay Nho, túa ra, ngấm vào đất... Da xanh đi, mắt nhắm nghiền,quần áo đầy bụi" nhưng vẫn đùa vui coi như bị xúi quẩy, coi cái chết nhẹ tựa như không.

Bằng cách sử dụng hệ thống ngôn ngữ, cả lời trần thuật và đối thoại, linh hoạt, tự nhiên và đậm chất trẻ trung, tác giả Lê Minh Khuê đã tạo nên một sức hấp dẫn ở truyện ngắn ở chính ba cô gái thanh niên xung phong. Cuộc sống chiến đấu cùng tâm lí, tình cảm và suy nghĩ của ba cô gái đại diện cho thế hệ trẻ trên tuyến đường Trường Sơn, tuy có không ít những mất mát, éo le nhưng lại thể hiện được chủ nghĩa anh hùng, vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng và những phẩm chất cao cả của con người Việt Nam trong cuộc chiến tranh yêu nước, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và độc lập tự do của dân tộc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
+4đ tặng
Những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn là biểu tượng cho thế hệ trẻ những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hình ảnh của họ đã được tác giả Lê Minh Khuê dựng lại qua hình ảnh của ba cô gái Nho, Thao, Phương Định trong tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi" của mình. Như chúng ta đã biết, Nho, Thao, Phương Định là những nữ trinh sát mặt đường, làm việc trên một cao điểm của tuyến đường trọng điểm Trường Sơn. Họ phải sống trong "một hang dưới chân cao điểm" nơi mà máy bay Mỹ rè rè ném bóng hàng giờ. Nhiệm vụ của các cô là "đo khối lượng đất lấp hố bom, đếm bom chưa nổ, và khi cần thì phá bom". Nhiệm vụ ấy phải được thực hiện ngay sau những đợt máy bay Mỹ ném bom xuống cao điểm nên vô cùng nguy hiểm, vất vả và khó khăn. Thế nhưng, các cô gái ấy vẫn ngời sáng những vẻ đẹp anh hùng. Họ vô cùng dũng cảm, dù phải "chạy trên cao điểm cả ban ngày", đối mặt với thần chết từng giờ từng phút. Họ cũng là những cô gái có trách nhiệm rất cao với công việc của mình. Chỉ cần nghe tiếng bom nổ là họ lao ra ngay cao điểm, mặc kệ nguy hiểm, bởi họ hiểu tầm quan trọng của công việc mình làm, của tuyến đường trọng điểm họ đang làm nhiệm vụ. Họ là những cô gái trẻ, chỉ mới 17, 18, thế nên tâm hồn họ lúc nào cùng hồn nhiên và trong sáng vô cùng. Thao, Nho, Phương Định còn có tình đồng đội thắm thiết, họ hiểu nhau, nắm bắt được từng sở thích, nỗi sợ của nhau, lo lắng khi đồng đội bị thương. Chị Thao biết Phương Định thích hát, còn Phương Định lại biết chị Thao rất điệu "áo lót của chị cái nào cũng thêu chỉ màu" nhưng lại rất sợ "thấy máu, thấy vắt". Còn Nho, cô là em út của cả đội, Phương Định yêu quý cô, coi cô như cô em gái nhỏ, "như một cây kem trắng". Khi Nho bị thương, Phương Định và Thao đã chăm sóc cô hết lòng, pha sữa cho cô uống, băng bó vết thương cho cô. Thế nhưng, mỗi cô gái lại mang trong mình những nét đẹp riêng. Thao thì điệu đà nhưng trong công việc thì "cương quyết, táo bạo" khiến ai cũng phải "gờm". Mỗi khi nghe thấy tiếng bom là chị "bình tĩnh đến phát bực", phân công công việc rõ ràng cho đồng đội và chạy ngay ra ngoài cao điểm thực hiện nhiệm vụ của mình. Còn Nho, cô là em út, lúc nào cũng ngây thơ, trong sáng, thích ăn kẹo và cũng dũng cảm vô cùng. Bị thương, nhưng cô không hề kêu ca, cũng không hề than trách. Còn Phương Định - người con gái Hà thành xinh đẹp, rất yêu ca hát, thuộc nhiều bài từ "dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng", "Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô" hay "dân ca Ý trữ tình giàu có", ... Cô là người con gái gan dạ, dũng cảm, một mình đối mặt với quả bom to trên đồi cũng không hề sợ hãi. Cô "đàng hoàng" thằng người bước tới cạnh quả bom và phá nó nhanh chóng, chính xác. Lê Minh Khuê đã tái hiện hình ảnh của những cô gái thanh niên xung phong Trường Sơn hết sức sống động, chân thực thông qua những ngôn từ trẻ trung cũng như cách kể chuyện theo ngôi kể thứ nhất rất tự nhiên. Ba cô gái Nho, Thao, Định là những đoá hoa xinh đẹp, biểu tượng cho thế hệ trẻ ở Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước năm nào.
0
0
+3đ tặng
Tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi" của nhà văn Lê Minh Khuê viết về 3 cô gái, ba nữ thanh niên xung phong gan dạ, dũng cảm làm việc trên tuyến đường Trường Sơn. Họ là những bông hoa xinh đẹp của núi rừng đại ngàn mặc dù phải sống và chiến đấu trong một hoàn cảnh vô cùng nguy hiểm và khắc nghiệt. Thao, Nho, Phương Định là ba cô gái thuộc "tổ trinh sát mặt đường", làm việc trên một cao điểm ở tuyến đường huyết mạch Trường Sơn. Họ phải sống trong "một hang dưới chân cao điểm" và thực hiện nhiệm vụ "đo khối lượng đất lấp hố bom, đếm bom chưa nổ và khi cần thì phá bom". Cuộc sống và nhiệm vụ nguy hiểm là thế nhưng ba cô gái ấy vẫn ánh lên những vẻ đẹp rạng ngời. Họ vô cùng can đảm, gan dạ, trong bất cứ tình huống nào, chỉ cần nghe thế tiếng "máy bay trinh sát rè rè. Phản lực gầm gào lao theo sau" là họ chuẩn bị tinh thần chạy ngay ra cao điểm để thực hiện nhiệm vụ. Cả 3 cô gái đều có trách nhiệm cao với công việc của mình. Bởi họ hiểu rõ tầm quan trọng của nhiệm vụ của mình, chỉ khi đường thông, những chiếc xe chở vũ khí đạn dược mới có thể tiến vào miền Nam an toàn. Vậy nên dù có phải "chạy trên cao điểm cả ban ngày", họ vẫn luôn mạnh mẽ, dũng cảm, đối mặt với thần chết. Với họ, cái chết nơi chiến trường này "mờ nhạt và không cụ thể" bởi trong họ là lý tưởng cống hiến hết mình cho Tổ quốc, giải phóng miền Nam. Ba cô gái luôn quan tâm nhau, cùng nhau kề vai sát cánh chiến đấu, và tình đồng đội, đồng chí của họ cứ thế sâu đậm tự khi nào. Họ hiểu rõ nhau từ sở thích đến nỗi sợ, từ những điều nhỏ bé nhất. Như Thao hiểu rõ Phương Định thích hát đến nhường nào, còn Phương Định lại hiểu rõ Thao sợ máu, sợ vắt đến nhường nào. Thậm chí, Phương Định còn biết Thao là một cô gái rất điệu đà, "áo lót của chị cái nào cũng thêu chỉ màu". Nhưng họ - ba cô gái ấy vẫn mang trong mình những nét đẹp riêng. Thao thì luôn "cương quyết, táo bạo" trong công việc, là một người đội trường vững vàng. Nho thì trẻ trung, ngây thơ như một đứa trẻ nhỏ, nhưng trong công việc thì gan dạ, dũng cảm vô cùng. Còn Phương Định, người con gái Hà Nội kiên trung, xinh đẹp, thích hát, luôn thực hiện nhiệm vụ của mình hết sức chính xác và nhanh chóng. Ba cô gái được Lê Minh Khuê xây dựng bằng cảm hứng hào hùng những năm tháng kháng chiến cứu quốc, bằng những lời văn trẻ trung, chân thực và sống động và bằng cách kể chuyện tự nhiên, chân thành. Nho, Thao, Phương Định sẽ mãi là những biểu tượng của tuổi trẻ rạng ngời trên tuyến đường Trường Sơn máu lửa năm nào.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư