LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích nhân vật tôi trong truyện ngắn "Người ăn xin"

Phân tích nhân vật tôi trong truyện ngắn "Người ăn xin"
 
3 trả lời
Hỏi chi tiết
893
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong truyện ngắn "Người ăn xin", nhân vật tôi được mô tả là một người đàn ông già, đói khát và tuyệt vọng. Anh ta sống một cuộc sống khó khăn, phải ăn xin mỗi ngày để kiếm sống. Tuy nhiên, dù trong hoàn cảnh khó khăn, tôi vẫn giữ được lòng tự trọng và lòng nhân đạo. Anh ta không hề xin cầu hay thỉnh cầu mà chỉ đơn giản là đứng đó, nhìn người qua lại và hy vọng có ai đó sẽ chia sẻ một phần nào đó của họ.

Tôi được mô tả là một người rất kiên nhẫn và nhẹ nhàng. Dù bị người khác coi thường và phủ nhận, tôi vẫn không tỏ ra tức giận hay thù hận. Thay vào đó, tôi vẫn giữ vững niềm tin vào con người và hy vọng vào sự tử tế của họ. Tôi là một người rất đáng thương, nhưng cũng rất mạnh mẽ và kiên cường trong cuộc sống khó khăn.
1
1
Tiến Dũng
13/03 21:49:44
+5đ tặng

Truyện ngụ ngôn "Người ăn xin" là một trong những câu chuyện hay. Đọc truyện , em ấn tượng với nhân vật "tôi" bởi đó là một cậu bé giàu lòng nhân ái và biết đối nhân xử thế đối với mọi người xung quanh .

Câu chuyện giữa cậu bé và người ăn xin diễn ra ở trên đường phố , nơi có nhiều người qua lại , sẽ không có ai để ý , quan tâm đến một người ăn xin già lọm khọm. Bối cảnh này thuận lợi cho việc bộc lộ rõ ràng tính cách của cậu bé , từ đó , giúp người ta trân trọng cậu bé hơn

Đọc truyện ta thấy , cậu bé là người biết yêu thương , sẻ chia , một lòng muốn giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống. Nhân vật "tôi" gặp người ăn xin già một cách tình cờ. Hình ảnh người ăn xin hiện lên với "đôi mắt đỏ hoe , nước mắt giàn giụa , đôi môi tái nhợt , áo quần lả tả " . Tình cảnh của người ăn xin thật sự rất đáng thương và rất cần sự giúp đỡ. Ông cụ chìa tay xin "tôi" , mong cậu xót thương và cho ông một chút gì đó để ông vơi bớt những vất vả , khổ cực trong cuộc sống. Trước lời khẩn cầu của ông cụ , cậu đã lục tìm khắp người , nhưng thật trớ trêu , trên người cậu "không có lấy một xu , cũng chẳng có một chiếc khăn tay". Ánh mắt và sự chờ đợi của ông lão đã khiến cậu lúng túng và nhói lòng. Phải chăng , chính tấm lòng bao dung , chân thành , không giả dối trong cậu trỗi dậy nên cậu bé mới có thái độ như vậy ? . Đứng trước tình thế oái oăm đó , cậu bé chẳng biết làm thế nào , chỉ biết nắm lấy đôi bàn tay gầy guộc , xanh xao , nóng hổi của ông "Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông" . Cậu lấy hết cam đảm để nói với ông cụ "Xin ông đừng giận cháu , cháu không có gì để cho ông cả". Những cử chỉ , lời nói ấm áp , tràn đầy tình yêu thương của cậu còn đáng giá hơn tiền bạc , vật chất đối với ông lão . Chính cái nhìn đầy cảm thông , hành động và lời nói ấm lòng của nhân vật "tôi" đã khiến trái tim lạnh giá của người ăn xin trở nên ấm áp vô cùng. Bởi vậy , dù không nhận được từ cậu bé một món quà bằng vật chất , mà đối với người ăn xin , điều đó vô cùng cần thiết , nhưng ông đã nói "Cháu ơi , cảm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho lão rồi ". Ở đây , chúng ta thấy ông lão vô cùng trân trọng tấm lòng nhân hậu của cậu bé - là phần thưởng cao quý nhất đối với trái tim ấm áp của cậu bé. 

Đọc truyện ta thấy , mặc dù còn nhỏ nhưng nhân vật "tôi" đã biết cách đối nhân xử thế . Từ cách xưng hô đối với người ăn xin của cậu bé , cái nắm tay chân thành , tình cảm hay là lời xin lỗi thật lòng với cử chỉ lúng túng , rụt rè , ngại ngùng cho thấy cậu bé rất trân trọng người ăn xin mà không phân biệt sang hèn . Đó là cách cư xử có văn hoá của người nhỏ tuổi đối với người lớn tuổi hơn mình . Lời cảm ơn của ông lão ăn xin cùng với nụ cười và đôi tay siết chặt , đôi mắt ướt đẫm thể hiện cảm xúc mãnh liệt với cách cư xử của cậu bé. Phải chăng , cái mà ông lão và cậu bé nhận được chính là sự tôn trọng , thấu hiểu , sẻ chia , ấm áp tình người . Điều đó còn quý hơn bội phần những đồng tiền lẻ ban phát cho nhau nhưng thái độ của người cho lại thật đáng trách. 

Câu chuyện được kể ở ngôi thứ nhất , nhân vật "tôi" là người trực tiếp kể , tham gia các sự việc trong câu chuyện nên lời kể chân thực , tạo độ tin cậy cao cho người đọc . Tác giả đặt nhân vật trong tình huống éo le và thử thách . Để từ đó ,  nhân vật được nổi bật các nét phẩm chất đáng quý . Tác giả làm nổi bật tính cách , phẩm chất của nhân vật "tôi" qua hành động , cử chỉ , lời nói đối thoại . Cách đặt nhan đề thú vị , gợi sự tò mò cho người đọc muốn khám phá . Những cử chỉ , hành động , việc làm của nhân vật "tôi" là tiêu biểu đại diện cho những người có trái tim yêu thương , muốn sẻ chia , muốn giúp đỡ người khác trong xã hội . Tình yêu thương của cậu bé dành cho người ăn xin thật đáng trân trọng , khiến người đọc ngưỡng mộ và noi theo.

Câu chuyện người ăn xin để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu nặng về tình người trong xã hội . Từ đó , giúp mỗi người đọc có thể sống biết yêu thương , biết sẻ chia hơn với những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Ngân Nguyễn Thị
13/03 21:49:47
+4đ tặng

Người ăn xin là một truyện ngắn thành công của Tuốc - ghê - nhép. Với một cốt truyện nhẹ nhàng nhưng mang tính giáo dục cao, câu chuyện đã gửi gắm cho người đọc rất nhiều những điều ý nghĩa về cuộc sống. Truyện đã xây dựng thành công nhân vật tôi, một chàng thanh niên tuy ít tuổi nhưng rất giàu lòng nhân ái, biết đối nhân xử thế.

    Người ăn xin có một cốt truyện rất đơn giản, xoay quanh nhân vật tôi và người ăn xin. Họ tình cờ gặp nhau trên đường, người ăn xin chìa tay xin tôi một chút gì đó. Tuy không có gì trong tay nhưng nhân vật tôi đã thật tử tế nắm lấy đôi tay người ăn xin và tặng ông những tình cảm thật ấm áp chân thành. Cốt truyện đơn giản, xoay quanh hai nhân vật và một tình huống đời thường, song cần đó cũng để để các nhân vật bộc lộ những nét phẩm chất và tính cách của mình.

    Nhân vật tôi gây ấn tượng với người đọc bởi một trái tim rất ấm áp, chân thành. Khi chứng kiến tình cảnh của ông lão tay run run và đôi mắt đỏ hoe, tôi đã động lòng trắc ẩn. Sự nhân hậu, chân thành đã khiến tôi phải trăn trở trước hoàn cảnh éo le của ông lão ăn xin đáng thương. Tôi lục lọi khắp các túi để tìm kiếm chút gì đó cho ông lão nhưng không có gì. Cuối cùng tôi đã đáp lại ông lão bằng một cái nắm tay thật chặt “Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả”. Đúng nhân vật tôi đã không có gì để cho ông lão nhưng kỳ thực tôi đã cho ông lão rất nhiều. Đó là sự cảm thông, chia sẻ, là trái tim ấm áp giúp ông lão vơi bớt những nỗi bất hạnh, thiệt thòi trong cuộc đời mình. Ngần ấy thôi cũng đã rất đủ trước xã hội đang thiếu vắng tình người.

    Nhân vật tôi được khắc họa qua người kể chuyện ngôi thứ nhất. Với người kể chuyện này tác phẩm trở nên chân thật hơn, đáng tin hơn. Nhân vật - nhà văn - người kể chuyện đồng hiện làm một, từ đó cũng dễ dàng bộc lộ, đánh giá, nhận xét những thứ xung quanh mình. Tình tiết truyện nhẹ nhàng nhưng lại rất giàu ý nghĩa, từ đó giúp người đọc hiểu sâu hơn về nhân vật và những ý đồ nghệ thuật được tác giả gửi gắm.

    Dù là một mẩu truyện rất ngắn song “Người ăn xin” của Tuốc - ghê - nhép vẫn xây dựng thành công nhân vật tôi. Qua nhân vật này tác giả nhắn nhủ con người trong cuộc sống này hãy luôn tin yêu và dành cho nhau những tình cảm tốt đẹp nhất.

0
0
Lê Duy
13/03 21:50:30
+3đ tặng
Truyện ngụ ngôn "Người ăn xin" là một trong những câu chuyện hay. Đọc truyện , em ấn tượng với nhân vật "tôi" bởi đó là một cậu bé giàu lòng nhân ái và biết đối nhân xử thế đối với mọi người xung quanh .Câu chuyện giữa cậu bé và người ăn xin diễn ra ở trên đường phố , nơi có nhiều người qua lại , sẽ không có ai để ý , quan tâm đến một người ăn xin già lọm khọm. Bối cảnh này thuận lợi cho việc bộc lộ rõ ràng tính cách của cậu bé , từ đó , giúp người ta trân trọng cậu bé hơnĐọc truyện ta thấy , cậu bé là người biết yêu thương , sẻ chia , một lòng muốn giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống. Nhân vật "tôi" gặp người ăn xin già một cách tình cờ. Hình ảnh người ăn xin hiện lên với "đôi mắt đỏ hoe , nước mắt giàn giụa , đôi môi tái nhợt , áo quần lả tả " . Tình cảnh của người ăn xin thật sự rất đáng thương và rất cần sự giúp đỡ. Ông cụ chìa tay xin "tôi" , mong cậu xót thương và cho ông một chút gì đó để ông vơi bớt những vất vả , khổ cực trong cuộc sống. Trước lời khẩn cầu của ông cụ , cậu đã lục tìm khắp người , nhưng thật trớ trêu , trên người cậu "không có lấy một xu , cũng chẳng có một chiếc khăn tay". Ánh mắt và sự chờ đợi của ông lão đã khiến cậu lúng túng và nhói lòng. Phải chăng , chính tấm lòng bao dung , chân thành , không giả dối trong cậu trỗi dậy nên cậu bé mới có thái độ như vậy ? . Đứng trước tình thế oái oăm đó , cậu bé chẳng biết làm thế nào , chỉ biết nắm lấy đôi bàn tay gầy guộc , xanh xao , nóng hổi của ông "Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông" . Cậu lấy hết cam đảm để nói với ông cụ "Xin ông đừng giận cháu , cháu không có gì để cho ông cả". Những cử chỉ , lời nói ấm áp , tràn đầy tình yêu thương của cậu còn đáng giá hơn tiền bạc , vật chất đối với ông lão . Chính cái nhìn đầy cảm thông , hành động và lời nói ấm lòng của nhân vật "tôi" đã khiến trái tim lạnh giá của người ăn xin trở nên ấm áp vô cùng. Bởi vậy , dù không nhận được từ cậu bé một món quà bằng vật chất , mà đối với người ăn xin , điều đó vô cùng cần thiết , nhưng ông đã nói "Cháu ơi , cảm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho lão rồi ". Ở đây , chúng ta thấy ông lão vô cùng trân trọng tấm lòng nhân hậu của cậu bé - là phần thưởng cao quý nhất đối với trái tim ấm áp của cậu bé.Đọc truyện ta thấy , mặc dù còn nhỏ nhưng nhân vật "tôi" đã biết cách đối nhân xử thế . Từ cách xưng hô đối với người ăn xin của cậu bé , cái nắm tay chân thành , tình cảm hay là lời xin lỗi thật lòng với cử chỉ lúng túng , rụt rè , ngại ngùng cho thấy cậu bé rất trân trọng người ăn xin mà không phân biệt sang hèn . Đó là cách cư xử có văn hoá của người nhỏ tuổi đối với người lớn tuổi hơn mình . Lời cảm ơn của ông lão ăn xin cùng với nụ cười và đôi tay siết chặt , đôi mắt ướt đẫm thể hiện cảm xúc mãnh liệt với cách cư xử của cậu bé. Phải chăng , cái mà ông lão và cậu bé nhận được chính là sự tôn trọng , thấu hiểu , sẻ chia , ấm áp tình người . Điều đó còn quý hơn bội phần những đồng tiền lẻ ban phát cho nhau nhưng thái độ của người cho lại thật đáng trách.Câu chuyện được kể ở ngôi thứ nhất , nhân vật "tôi" là người trực tiếp kể , tham gia các sự việc trong câu chuyện nên lời kể chân thực , tạo độ tin cậy cao cho người đọc . Tác giả đặt nhân vật trong tình huống éo le và thử thách . Để từ đó ,  nhân vật được nổi bật các nét phẩm chất đáng quý . Tác giả làm nổi bật tính cách , phẩm chất của nhân vật "tôi" qua hành động , cử chỉ , lời nói đối thoại . Cách đặt nhan đề thú vị , gợi sự tò mò cho người đọc muốn khám phá . Những cử chỉ , hành động , việc làm của nhân vật "tôi" là tiêu biểu đại diện cho những người có trái tim yêu thương , muốn sẻ chia , muốn giúp đỡ người khác trong xã hội . Tình yêu thương của cậu bé dành cho người ăn xin thật đáng trân trọng , khiến người đọc ngưỡng mộ và noi theo.Câu chuyện người ăn xin để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu nặng về tình người trong xã hội . Từ đó , giúp mỗi người đọc có thể sống biết yêu thương , biết sẻ chia hơn với những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Tiếng Việt Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư