Văn bản "Câu chuyện cuối cùng" của Mã A Lềnh là một truyện ngắn kể về chuyến đi săn của Páo Tủa và người bạn Náng. Do mải mê bắn chim mà không may Páo Tủa suýt bắn nhầm cậu bé và rút ra bài học cho riêng mình.
Nhân vật chính trong truyện là Páo Tủa. Trong lần đi săn Páo Tủa suýt bắn nhầm cậu bé. Khi đó “Páo Tủa cảm thấy mình đang bốc khói nghi ngút, hơi thở và máu trong người đều đông cứng”. Sau lần đó đã nói với bố “Bố ơi! Con không thích chơi súng nữa đâu! Bố cất, hoặc bán đi. Nếu bán được tiền, bố mua cho con một cây khèn, bố nhá!” qua đó có thể thấy cho thấy Páo Tủa thấy được sự nguy hiểm và hậu quả nghiêm trọng khi dùng súng săn. “Không còn súng, Páo Tủa cảm thấy nhẹ nhõm, thanh thản biết bao”. Chi tiết này cho thấy Páo Tủa là cậu bé có suy nghĩ chín chắn, có tâm hồn nhân hậu. Qua ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, gần gũi, mộc mạc, cách xây dựng tình huống truyện kịch tính, hấp dẫn và sự miêu tả tâm lí nhân vật chân thực, tinh tế tác giả đã gửi gắm cho đọc giả một bài học sâu sắc từ câu chuyện. Thông qua việc đi săn mà Páo Tủa suýt bắn nhầm cậu bé mà Páo Tủa đã nhận thức được việc bắn súng là nguy hiểm và vi phạm pháp luật. Từ đó cho thấy Páo Tủa có suy nghĩ chín chắn, có tâm hồn nhân hậu.
Cuối câu chuyện tác giả có miêu tả ngôi làng“Ngôi làng của Páo Tủa cheo leo, vắt vẻo trên sườn núi cao khuất trời mây, bởi có tiếng khèn mời gọi nên khách từ phương trời xa đang lũ lượt tới. Và lớn thêm chút nữa, Páo Tủa cũng sẽ mang tiếng khèn ra khỏi làng để khoe với bạn bè muôn phương.” tác giả muốn gửi thông điệp tới thế hệ trẻ hãy yêu những nét đẹp của quê hương mình, cùng nhau lan tỏa những giá trị truyền thống, nét đặc sắc của dân tộc mình tới bạn bè trong nước và quốc tế. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập trên tất cả lĩnh vực trong đó có văn hóa. Do đó chúng ta cần xác định những bản sắc, nét đẹp riêng của mình để tạo sự khác biệt với bạn bè thế giới. Để làm được điều này, mỗi người dân Việt Nam bất kể đến từ đâu, dân tộc nào cũng đều có trách nhiệm giữ gìn bản sắc của dân tộc mình. Không phải từ những việc làm lớn lao mà là những hành động nhỏ bé như chơi các trò chơi dân gian, nghe những bài hát Việt, hay như nhân vật Páo Tủa trong truyện giữ gìn tiếng khèn của dân tộc mình với bạn bè muôn phương. Thế hệ trẻ là những người làm chủ tương lai của đất nước. Do đó để thế hệ trẻ nhận thức được tầm quan trọng của giữ gìn bản sắc văn hóa, nâng cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, dù có đi đâu, sống ở nơi nào, con người đó vẫn luôn là người dân nước Việt.
Thông qua câu chuyện "Câu chuyện cuối cùng" của Mã A Lềnh tác giả đã thể hiện rõ nét được những thay đổi trong suy nghĩ, nhận thức của người dân tộc miền núi. Và cũng thông qua câu chuyện tác giả cũng muốn gửi gắm tới con người về bản sắc văn hóa dân tộc của con người Việt Nam.