Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích bài thơ đề đền Sầm Nghi Đóng

phân tích bài thơ đề đền sầm nghi đóng
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
87
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài thơ "Đề đền sầm nghi đóng" của nhà thơ Nguyễn Bính là một tác phẩm nổi tiếng trong văn học Việt Nam, thể hiện tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc. Bài thơ được viết vào thời kỳ phong kiến, khi đất nước đang chịu sự áp bức của thực dân Pháp.

Trong bài thơ, Nguyễn Bính mô tả hình ảnh của đền sầm nghi đóng, nơi mà những người anh hùng đã hy sinh vì nước, để khích lệ tinh thần của người Việt Nam trong việc đấu tranh bảo vệ đất nước. Ông nhấn mạnh tinh thần đoàn kết, sự hy sinh và lòng yêu nước của những người anh hùng đã làm nên truyền thống vĩ đại của dân tộc.

Bài thơ cũng thể hiện sự tự hào về lịch sử và truyền thống của dân tộc Việt Nam, khẳng định rằng dù có gặp khó khăn và thử thách, người Việt vẫn sẵn sàng hy sinh và chiến đấu để bảo vệ đất nước. Đồng thời, bài thơ cũng gợi lên tinh thần tự do, độc lập và tự chủ của dân tộc.

Tóm lại, bài thơ "Đề đền sầm nghi đóng" là một tác phẩm mang tính chất tư tưởng cao, khích lệ tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc, góp phần thúc đẩy tinh thần đoàn kết và chiến đấu của người Việt Nam trong việc bảo vệ đất nước.
0
0
Mina
16/03/2024 19:41:46
+5đ tặng

Sầm Nghi Đống là một tướng trong đội quân xâm lược nhà Thanh do Tôn Sĩ Nghị thống lĩnh sang đánh nước ta. Mùa xuân 1789, khi vua Quang Trung tiến quân vào Thăng Long, sầm Nghi Đống đang trấn thủ ở đồn Ngọc Hồi bị đánh tan tành. Y đã treo cổ tự tử, kết thúc đời làm tướng của mình. Thể theo nguyện vọng của Hoa kiều, và truyền thống nhân đạo của dân tộc ta, vua Quãng Trung cho phép lập một đền thờ. Trước khi chết, hẳn viên tướng họ Sam không ngờ rằng mấy chục năm sau có một người phụ nữ Việt Nam đã ngạo mạn đề vào đền mấy câu thơ sau:

Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo

Kìa đền Thái thú đứng cheo leo

Ví đây đổi phận làm trai được

Thì sự anh hùng há bấy nhiễu.

Bài thơ không những thể hiện cái nhìn khinh rẻ một viên tướng xâm lược, mà còn nói lên khát vọng của bản thân tác giả và phụ nữ nói chung về sự bình đẳng nam nữ.

Hai câu đầu của bài thơ nói về ngôi đền. Đền là một nơi để thờ, lễ bái thành kính. Nhưng  đây nhà thơ tỏ ra mình không hề có ý định đến vãn cảnh, càng không phải để lễ đền. Vì một lí do nào tình cờ bà đi ngang và tiện thể nhìn qua:

Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo.

“Ghé mắt” nghĩa là không phải quay sang để nhìn cho rõ mà chỉ là nhìn nghiêng, nhìn chéo, có thể chỉ “liếc” qua. Đã “ghé mắt” lại “trông ngang”! Trông ngang vì nó chỉ ngang tầm với mình thôi mặc dù đó la “viên tướng”. Nhờ cái bảng treo, nữ sĩ mới biết đây là đền của “Thái thú”. Cách nhìn, cách thấy của Hồ Xuân Hương tỏ ra khinh thị, ngạo mạn. Ngôi đền dưới con mắt của Hồ Xuân Hương tiếp tục hiện ra với những nhận xét thật độc đáo:

Kìa đền Thái thú đứng cheo leo.

Nhà thơ có vẻ ngạc nhiên: “Kìa”. Hóa ra đó là đền sầm Nghi Đống, quan Thái thú xâm lược. Ngôi đền được xây trên cao, nhưng nó chẳng tạo ra được sự uy nghi, hùng vĩ đối với nữ sĩ, không thể khiến bà đứng ngước lên một cách kính cẩn mà bà chỉ thấy nó “đứng cheo leo”. Câu thơ đem đến cho người đọc cảm giác ngôi đền đó chẳng có gì vững chãi, đàng hoàng. Chữ “kìa” đầu câu, còn nói lên điều kinh ngạc của nhà thơ: đối với con người này, tại sao lại lập đền thờ? Tại sao lại biến ông ta thành “thần thánh’? Thực ra ở y có gì đáng để thờ như vậy đâu!... Tiếp đến hai câu sau, Hồ Xuân Hương không còn úp mở gì nữa và tỏ rõ thái độ “khinh ra mặt”:

Ví đây đổi phận làm trai được

Thì sự anh hùng há bấy nhiêu.

Đem chính mình ra so sánh với một ông thần là một điều “báng bổ bất kính”, nhưng còn coi mình hơn ông thần ấy thì sự bất kính lên đến đĩnh cao. Đại từ ngôi thứ nhất “đây” thường chỉ dùng để xưng hô trong trường hợp những người ngang hàng, hoặc là thân mật hoặc là coi thường. Đối với những người được thờ cúng coi như thánh, thần mà xưng như thế thì rất “xược”. Ý thơ thật là độc đáo và táo bạo! Nhà thơ đã lột trần chân tướng và giá trị thật của sầm Nghi Đống rằng hắn không đáng măt nam nhi! Chưa cần nói đến tội xâm lược mà ngay việc cầm quân, hẩn cũng tỏ ra không đủ tài, đủ sức chỉ huy, đến nỗi quân sĩ bị đối phương đánh tan tác, cuối cùng phải treo cổ tự tử cho khỏi nhục! Kẻ “anh hùng” đã tùng ra trận mạc đang được thờ trong đền kia thực ra còn không có tài không bằng một người đàn bà! Chỉ can dùng cụm từ “há bấy nhiêu”, Hồ Xuân Hương đã chỉ ra sự nghiệp một đời của “quan Thái thú” thảm hại đến nhường nào.

Với bốn câu thơ, Hồ Xuân Hương đã hạ bệ được một ông thần gọn gàng, duyên dáng mà cũng đanh đá, nghịch ngợm làm sao!

Hồ Xuân Hương luôn tự ý thức được tài năng, phẩm chất, giá trị của mình, ngay trong thái độ đối với các bậc mày râu. Với phong cách trào phúng, bà đã phê phán sự bất tài, sự kém cỏi của các bậc tự xưng là “quân tử”, “anh hùng”. Giá trị tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ nằm ở chỗ, nó không dừng ở việc đánh giá, chê bai một viên tướng giăc mà nhà thơ muốn nói lên một tâm sự bức thiết hơn: khát vọng bình đắng nam và nữ.

Đề đền Sầm Nghi Đống là một bài thơ độc đáo không chỉ vì giá trị tư tưởng và cách đặt vấn đề táo bạo của nó, mà còn vì nghệ thuật thơ xuất sắc... Bài thơ này xứng là thơ của “bà chúa thơ Nôm”. Cẩch sử dụng từ thuần Việt, sắc sảo, sinh động, có sức gợi tả sâu sắc, kết cấu chặt chẽ, đầy kịch tính, gây nhiều hứng thú cho người đọc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×