Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
1, Mở bài
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm:
- Lâm Thị Mỹ Dạ là một trong những nhà thơ nữ hiếm hoi của thơ ca cách mạng.
- Bài thơ được viết năm 1972, thể hiện lòng biết ơn, trân trọng đối với sự hi sinh của thế hệ thanh niên xung phong trong những năm chiến tranh.
2, Thân bài
a, Lí giải sự xuất hiện của “khoảng trời hố bom”
- Giọng điệu tự sự: “Chuyện kể rằng” – bài thơ mang sắc thái tự sự, như ngồi ôn lại một câu chuyện.
- Nhắc lại sự hi sinh cao cả của cô gái:
+ Đại từ nhân xưng tôi – em: nói về người liệt sĩ với thái độ yêu thương, thân tình.
+ Hành động của cô gái: để ngăn không địch ném bom phá tuyến đường, để đoàn xe quân sự ra trận kịp thời, cô đã thắp lửa đánh lạc hướng địch, chấp nhận hi sinh.
- Hình ảnh biểu tượng cao đẹp: “lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa”, “hứng lấy luồng bom”, thể hiện sự hi sinh một cách tự nguyện, thầm lặng. Chỉ có tình yêu nước, yêu tự do mới khiến con người quên đi sợ hãi, không ngần ngại nhận lấy cái chết.
- Hình ảnh “hố bom nhắc chuyện người con gái”: vừa là hình ảnh đau thương của chiến tranh để lại, vừa là nhân chứng cho sự hi sinh cao cả của cô gái mở đường.
b, Sự thương xót, cảm hứng bi tráng khi nhớ đến cô gái đã hi sinh
- Hình ảnh so sánh: Ví cô gái đã hi sinh như một “khoảng trời” nằm trong đất.
- Ba hình ảnh hoán dụ:
+ Tâm hồn cô như “sao sáng ngời”
+ Da thịt cô như “mây trắng”
+ Trái tim cô tỏa sáng như mặt trời
⇒ Những hình ảnh gắn với vẻ đẹp và sự tự do. Tinh thần yêu nước và lí tưởng cao đẹp của cô vẫn luôn dõi theo những người đang sống, soi sáng con đường tư tưởng cho họ.
⇒ Tuy sự hi sinh nào cũng là có đau thương, nhưng qua việc sử dụng những hình ảnh trên, tác giả vừa ca ngợi tâm hồn cao đẹp của cô gái mở đường, vừa nói cô gái đã hóa thân vào thiên nhiên, gợi ra sự ý niệm về sự bất tử của người anh hùng.
c, Sự biết ơn, ngợi ca của Tổ quốc dành cho cô gái (khổ thơ 3, 5, 6)
Sự trân trọng, ngợi ca, biết ơn trải khắp bài thơ, điển hình ở:
- Hình ảnh “hố bom – khoảng trời”: Mưa lấp đầy hố bom như tình yêu thương của nhân dân, đất nước xoa dịu nỗi đau mất mát, hi sinh của người con gái.
- Sự bất tử của cô gái được nhắc lại nhiều lần:
+ Hình ảnh cái chết “xanh khoảng trời con gái”: cô hi sinh khi tuổi còn trẻ, cái chết hóa thành bất tử.
+ Sự hi sinh của cô cùng bao chiến sĩ khác đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại, làm nên thắng lợi của dân tộc.
+ Những người còn sống, thế hệ sau này mãi nhớ ơn của những người đã nằm xuống: “soi lòng mình”, “mỗi người có gương mặt em riêng”. Những câu thơ thể hiện sự tiếp nối, nhớ ơn gương anh hùng.
3, Kết bài
- Giá trị nội dung: bài thơ ca ngợi, biết ơn sự hi sinh của những thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn.
- Giá trị nghệ thuật: thể thơ tự do, giọng thơ bi tráng, giàu cảm xúc; sử dụng nhiều hình ảnh biểu tượng giá trị.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |