a) ốc bươu vàng
b) mất cây-làm cho lá,thân cây lúa nổi lên trên mặt nước cây lúa đứt ngang thân
c) hậu quả của bệnh đối với cây trồng:làm giảm 15-20% năng xuất lúa
d) biện pháp phòng trừ
1. Biện pháp thủ công:
- Bắt và thu gom ổ trứng bằng tay: Nên bắt ốc sớm và liên tục, bắt lúc sáng sớm hoặc chiều mát.
- Đặt lưới mắt cáo bằng kim loại, bằng lưới nilon hay bằng tre nứa ở chỗ dẫn nước để ngăn chặn ốc lây lan, đồng thời cũng dễ thu gom.
- Vét rãnh trên ruộng để khi tháo nước, rút nước trong ruộng nhằm tập trung ốc ở rãnh để bắt hoặc phun thuốc.
- Phát động chiến dịch tiêu diệt OBV trên địa bàn, bắt ốc và thu gom ổ trứng đem tiêu hủy.
- Điều tiết chế độ nước bằng cách rút nước định kỳ, giữ mực nước thấp 2 - 3cm nhằm hạn chế ốc di chuyển, phá hại.
2. Biện pháp dẫn dụ sinh học:
Dùng một số loại thức ăn ưa thích như: Dây lá khoai lang, lá khoai sọ, lá đu đủ, lá chuối, sơ mít bó thành mớ thả xuống nước dọc theo bờ để dẫn dụ ốc đến bám xung quanh rồi thu bắt hoặc dùng cây xương rồng, chặt thả xuống nước, nhựa cây độc làm ốc bị say, nổi lên mặt nước giúp thu nhặt ốc dễ dàng hơn.
Dựa vào đặc tính ẩn nấp ban ngày của OBV, cắt cỏ xanh đem đắp thành mô nhỏ khắp ruộng. Chiều mát thu gom ốc bươu vàng tiêu hủy, làm liên tục trong nhiều ngày.
Khi OBV sinh sản có thể cắm nhiều cọc dọc theo bờ ruộng để thu hút ốc đến đẻ trứng và diệt trừ các ổ trứng.
3. Biện pháp hóa học:
Phun hoặc rắc thuốc trên những ruộng có mật độ ốc ≥ 3 com/m2 bằng một số thuốc loại: Clodan super, Oosaka, Samole, Tomahawk, Cap Gold, Holor, Pazol... ... Thời gian phun trừ hoặc rắc thuốc từ sau khi cấy đến giai đoạn đẻ nhánh, nên sử dụng thuốc vào chiều tối hoặc sáng sớm đây là lúc ốc hoạt động mạnh nhất, giữ mực nước trong ruộng từ 2 - 3 cm khi phun hoặc rắc để hiệu quả đạt cao nhất.
Tuy nhiên, các loại thuốc trừ ốc thường có độ độc cao ảnh hướng trực tiếp đến các động vật thủy sinh và nguồn nước sinh hoạt vì vậy cần ưu tiên sử dụng biện pháp thủ công để phòng trừ ốc, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc hóa học