Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đoạn trích trên được làm theo thể thơ gì?

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau:
Ta đã đi qua những năm tháng không ngờ
Vô tư quá để bây giờ xao xuyến
Bèo lục bình mênh mang màu mực tím
Nét chữ thiếu thời trôi nhanh như dòng sông…

Ta lớn lên bối rồi một sắc hồng
Phượng cứ nở hoài như đếm tuổi
Như chiều nay, một buổi chiều dữ dội
Ta nhận ra mình đang lớn khôn…

Biết ơn những cánh sẻ nâu đã bay đến cánh đồng
Rút những cọng rơm vàng về kết tổ
Đã dạy ta với cánh diều thơ nhỏ
Biết kéo về cả một sắc trời xanh…

Biết ơn mẹ vẫn tính cho con thêm một tuổi sinh thành
“Tuổi của mụ” con nằm trong bụng mẹ
Để con quý yêu tháng ngày tuổi trẻ
Buổi mở mắt chào đời, phút nhắm mắt ra đi…
(Trích chương I Lời chào, trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, NXB Văn nghệ giải phóng, 1974) • Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Đoạn trích trên được làm theo thể thơ gì?
A.Thể thơ tự do B.Thể thơ lục bát C.Thể thơ bảy chữ D.Thể thơ tám chữ
Câu 2. Sắc hồng trong câu thơ Ta lớn lên bối rồi một sắc hồng là của sự vật nào?
A. Hoa mào gà B. Hoa phượng C. Chim sẻ D. Cánh diều
Câu 3. Từ nào sau đây không phải từ láy?
A. xao xuyến B. mênh mang C. thiếu thời D. bối rối
Câu 4. Vì sao nhân vật trữ tình biết ơn những cánh sẻ nâu?
A. Đã rút những vọng rơm vàng về kết tổ
C. Giúp ta biết quý yêu tháng ngày tuổi trẻ
B. Đã dạy ta với cánh diều, kéo về cả sắc trời xanh
D. Giúp ta nhận ra mình đã lớn khôn
Câu 5. Hiểu thế nào về cụm từ “tuổi của mụ”?

A. Tuổi của mẹ

C. Tuổi được tính từ trong bụng mẹ

B. Tuổi trưởng thành
D. Tuổi trẻ của mỗi người

Câu 6. Câu thơ: “Nét chữ thiếu thời trôi nhanh như dòng sông…” sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. So sánh

B. Nhân hoá

C. Nhân hoá và so sánh
D. Ẩn dụ và so sánh
Câu 7. Ý nào nhận xét không đúng về các hình ảnh được nhắc đến trong đoạn trích?
A. Là những hình ảnh đẹp đẽ, trong sáng về những năm tháng tuổi niên thiếu

B. Là những hình ảnh gần gũi, quen thuộc với mỗi người

C. Là những hình ảnh kì vĩ, lớn lao trong những năm tháng ta đã đi qua

D. Là những hình ảnh gợi cảm xúc về thủa thiếu thời

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

Câu 8. Nêu hiệu quả của phép điệp được sử dụng trong hai khổ cuối đoạn trích.

Câu 9. Nhận xét về tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình thể hiện qua đoạn trích.

Câu 10. Em hãy rút ra thông điệp ý nghĩa nhất từ đoạn thơ trên. Lí giải.

Làm giúp mình với các bạn pls mai mình thi rồi
 

1 trả lời
Hỏi chi tiết
580
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Câu 1: A. Thể thơ tự do
Câu 2: B. Hoa phượng
Câu 3: D. bối rối
Câu 4: B. Đã dạy ta với cánh diều, kéo về cả sắc trời xanh
Câu 5: C. Tuổi được tính từ trong bụng mẹ
Câu 6: A. So sánh
Câu 7: C. Là những hình ảnh kì vĩ, lớn lao trong những năm tháng ta đã đi qua

Câu 8: Phép điệp được sử dụng trong hai khổ cuối đoạn trích giúp tạo ra hình ảnh sâu sắc về sự trưởng thành và biết ơn đối với những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống.

Câu 9: Nhân vật trữ tình trong đoạn trích thể hiện tình cảm biết ơn và sự nhận ra về quá trình trưởng thành của bản thân. Anh ta cảm thấy biết ơn những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống và nhận ra rằng mình đang trưởng thành hơn.

Câu 10: Thông điệp ý nghĩa nhất từ đoạn thơ trên là việc biết ơn những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống và nhận ra quá trình trưởng thành của bản thân. Đời sống đầy ý nghĩa không chỉ đến từ những điều lớn lao mà còn từ những điều nhỏ nhặt xung quanh chúng ta.
0
0
+5đ tặng

Câu 1. A. Thể thơ tự do

 

Câu 2. D. Những người chiến sĩ bộ đội biên phòng

 

Câu 3. D. So sánh và liệt kê

 

Câu 4. B. Vui tươi, lạc quan vượt lên hoàn cảnh.

 

Câu 5. A. Thiên nhiên khắc nghiệt.

 

Câu 6. C. Kiên cường vượt qua hoàn cảnh thiếu thốn.

 

Câu 7. C. Chờ đợi và hoài nghi

 

Câu 8. D. A và B

 

Câu 9. Tác giả thể hiện tình cảm yêu quý, tôn trọng và kiên cường với đảo Sinh Tồn, nơi họ sinh sống và làm nhiệm vụ.

 

Câu 10. Bài học sâu sắc nhất qua bài thơ là tinh thần kiên cường, bản lĩnh và lòng yêu quý đất nước của những người lính đảo, dù đối diện với nhiều khó khăn và thử thách.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo