LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích đoạn trích "Bà và cháu mùa giáp hạt"

phân tích đoạn trích bà và cháu mùa giáp hạt















 
1 trả lời
Hỏi chi tiết
460
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Đoạn trích "Bà và Cháu" trong tác phẩm "Mùa giáp hạt" của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư là một tình huống đầy cảm xúc giữa bà và cháu. Trong đoạn trích này, cháu gái đến thăm bà và mang theo một hộp quà nhỏ. Bà không mở quà ngay mà thay vào đó, bà hỏi cháu về cuộc sống của mình, về công việc và gia đình của cháu.

Từ cách diễn đạt của tác giả, chúng ta có thể thấy sự yêu thương, quan tâm và sự gần gũi giữa bà và cháu. Bà không chỉ quan tâm đến quà mà cháu mang đến mà còn muốn biết thêm về cuộc sống của cháu. Điều này thể hiện sự quan tâm và tình cảm chân thành của bà đối với cháu.

Đoạn trích này cũng thể hiện sự đổi thay trong mối quan hệ giữa các thế hệ. Dù có sự chênh lệch về tuổi tác và trải nghiệm, nhưng bà và cháu vẫn có thể chia sẻ và hiểu được nhau. Điều này thể hiện sự gắn kết và tình cảm gia đình mạnh mẽ.

Tóm lại, đoạn trích "Bà và Cháu" trong "Mùa giáp hạt" là một tình huống đầy cảm xúc, thể hiện sự quan tâm, yêu thương và gắn kết trong mối quan hệ gia đình.
42
0
Altrøx
21/03 20:06:44
+5đ tặng

     Nhân vật vốn là linh hồn của tất cả các tác phẩm văn học. Xây dựng các nhân vật tác giả thường gửi gắm vào đó rất nhiều những trăn trở về cuộc đời, giá trị của cuộc sống. Đọc Mùa giáp hạt của Phan Đức Lộc tôi xúc động mãi với hình ảnh người bà - người phụ nữ tảo tần, thương con, thương cháu, cả đời hy sinh, lam lũ vất vả với mong muốn giản dị cháu có được bữa cơm no ấm.

      Cốt truyện khá đơn giản: đó là vào những ngày giáp hạt nhà hết gạo, lúa chưa được gặt, người bà lại chạy vạy xuôi ngược để lo từng bữa ăn cho đàn cháu nhỏ. Bữa cơm nhà cứ khó nuốt dần, gạo ít hơn khoai sắn, củ chuối càng nhiều hơn, thế nhưng bữa cơm không khi nào thiếu tiếng cười của sự ấm áp hạnh phúc. Trên nền bối cảnh đó là hình ảnh người bà - linh hồn của tác phẩm với bao vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, để lại những dấu ấn đậm nét trong lòng người đọc.

      Mùa giáp hạt là vào khoảng tháng 3, tháng 4 cho đến đầu tháng 5 hàng năm, lúc đó lương thực của vụ trước đã hết, lúa vụ mới chưa đến ngày thu hoạch. Nhiều gia đình đông con, ít ruộng sẽ gặp cảnh hết gạo và nhà của tôi - đứa cháu trong câu chuyện cũng thế. Tôi cảm nhận được tình cảnh đó khi nghe thấy tiếng bơ đong gạo của bà cọ xát vào đáy chum sành vang lên loạc xoạc trong gian bếp nhỏ. Rồi lại thấy dáng hình thân thương, khắc khổ của bà đứng nhìn về cánh đồng với đôi mắt đầy lo âu, một tháng rưỡi nữa mới đến vụ thu hoạch, làm sao để những đứa trẻ nhà mình qua cơn đói đây. Bà thương cháu rồi lại động viên cháu “Sắp hết gạo rồi, các cháu ráng chịu khổ một chút. Hồi bà còn bé như các cháu, đến mùa giáp hạt, ngay cả khoai sắn cũng không có mà ăn...” Những câu nói đã cho thấy cuộc đời khốn khổ, nhọc nhằn từ bé của bà chưa được một ngày có bữa no ấm, hạnh phúc. Nay khi đã đã gần bước sang tuổi tám mươi vẫn còn chịu cảnh bần hàn, cơ cực, phải nuôi nấng đàn cháu nhỏ thay con. Thương bà, sau bữa cơm, tôi dặn đứa em không được vòi vĩnh, làm nũng bà.

      Rồi ngày gạo hết sạch cũng đến, bà chẳng ngại mang chum sang nhà hàng xóm để vay từng bơ gạo về cho các cháu ăn. Dẫu quê còn nghèo và hàng xóm cũng không khá giả nhưng tình người nơi thôn quê ấm áp, sẵn sàng san sẻ cho nhau từng bát gạo để qua cơn đói. Để chống chọi qua hơn một tháng giáp hạt bà nấu cháo với rau má, sẵn, khoai… Đứa em tôi không quen ăn cháo rau má nên nôn thốc, nôn tháo. Bà thương chúng tôi đến trào nước mắt, lại lật đật nhóm gạo thổi cơm. Có những bữa để dành phần cơm cho cháu ăn chỉ ăn củ chuối và cười bảo: “Lúc trưa bà ăn cơm giờ vẫn còn no lắm. Với lại bà thích ăn củ chuối hơn.” Người bà với phẩm chất thật đẹp đẽ, thương con, thương cháu, sẵn sàng hy sinh, nhịn ăn, nhịn mặc để nhường cho cháu miếng cơm manh áo. Vẻ đẹp của người bà trong câu chuyện lại làm người đọc nhớ đến hình ảnh của người bà trên trang thơ của Xuân Quỳnh:

Cứ hàng năm hàng năm

Khi gió mùa đông tới

Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

Để cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới

      Có thể thấy bà chính là hiện thân cho vẻ đẹp của những người phụ nữ Việt Nam từ bao đời: vất vả, cực nhọc cả đời nhưng không bao giờ than thân, trách phận mà vẫn thương con cháu vô điều kiện, sẵn sàng hy sinh và làm tất cả để mang đến hạnh phúc cho con cháu.

      Hình ảnh người bà trong tác phẩm được cảm nhận qua một vài chi tiết như lời nói, hành động đặc biệt qua những nhận xét, đánh giá của nhân vật tôi vì thế càng chân thật, đậm nét hơn trong lòng độc giả. Qua đó người đọc hình dung về hình ảnh của một người bà đã già với dáng người khẳng khiu, gầy guộc và lam lũ vì cuộc đời nhưng tình yêu thương dành cho con cháu thì vẫn luôn ấm nóng.  

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư