Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới

Quê hương

Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay

Quê hương là con diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng

Quê hương là con đò nhỏ

Êm đềm khua nước ven sông

Quê hương là cầu tre nhỏ

Mẹ về nón lá nghiêng che

Quê hương là đêm trăng tỏ

Hoa cau rụng trắng ngoài hè

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ…

Sẽ không lớn nổi thành người.

1. Lựa chọn đáp án đúng cho các câu từ 1 đến 7

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A. Tự do

B. Năm chữ

C. Sáu chữ

D. Bảy chữ

Câu 2 Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ ?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 3: Các biện pháp tu từ được sủ dụng chủ yếu trong bài thơ là

A. nhân hóa, điệp ngữ

B. Điệp ngữ, so sánh

C, ẩn dụ, hoán dụ

D. ẩn dụ, so sánh.

Câu 4. Cụm từ được nhắc lại nhiều nhất trong bài thơ là

A. con đò

B. chùm khế

C. con diều biếc

D. quê hương

Câu 5. Những hình ảnh được dùng để so sánh trong bài thơ là những hình ảnh như thế nào??

A. Bình dị, gần gũi, thân thương.

B. Rộng lớn, kì vĩ, tráng lệ.

C. Bao la, sơn thủy hữu tình.

D. Lung linh, rực rỡ, huyền ảo.

Câu 6. Nội dung của bài thơ Quê hương là gì?

A. Tình yêu quê hương là tình cảm tự nhiên, sâu sắc gắn với những điều bình dị, gần gũi, thân thuộc nhất nuôi dưỡng ta khôn lớn, trưởng thành.

B. Tình cảm gia đình là tình cảm tự nhiên, sâu sắc khiến ta có động lực, có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.

C. Tình yêu quê hương, đất nước chính là yêu cha mẹ, gia đình, người thân, yêu vẻ đẹp của quê hương.

D. Tình yêu quê hương gắn với những cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.

Câu 7. Tình cảm của nhà thơ đối với quê hương?

A. Tự hào về vẻ đẹp của quê hương

B. Yêu mến vẻ đẹp của quê hương

C. Yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của quê hương

D. Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương

2. Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu sau:

Câu 8. Nêu cái hay của các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ?

Câu 9: Em có đồng tình với quan điểm của tác giả qua hai câu thơ sau không? Vì sao?

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người.

Câu 10. Nếu có người nói với em rằng: quê em chỉ là vùng quê nghèo khó thì có gì đáng để yêu quý, tự hào thì em sẽ làm gì?

0 trả lời
Hỏi chi tiết
62
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi

Đáp án:


1. Lựa chọn đáp án đúng cho các câu từ 1 đến 7


Câu 1. B. Năm chữ


Câu 2. B. Miêu tả


Câu 3. D. ẩn dụ, so sánh


Câu 4. D. quê hương


Câu 5. A. Bình dị, gần gũi, thân thương.


Câu 6. A. Tình yêu quê hương là tình cảm tự nhiên, sâu sắc gắn với những điều bình dị, gần gũi, thân thuộc nhất nuôi dưỡng ta khôn lớn, trưởng thành.


Câu 7. C. Yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của quê hương



2. Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu sau:


Câu 8. Cái hay của các biện pháp tu từ trong bài thơ là tạo nên hình ảnh sâu sắc, gần gũi, giúp người đọc cảm nhận được tình cảm sâu lắng về quê hương.


Câu 9. Câu thơ "Quê hương nếu ai không nhớ, Sẽ không lớn nổi thành người" thể hiện sự quan trọng của tình yêu quê hương trong việc nuôi dưỡng và phát triển con người. Em có thể đồng tình với quan điểm này vì quê hương chính là nguồn cảm hứng, là nơi gắn bó với tuổi thơ và những giá trị tinh thần quý báu.


Câu 10. Nếu có người nói với em rằng quê em chỉ là vùng quê nghèo khó, em có thể trả lời rằng quê hương không chỉ là về vật chất mà còn về tinh thần, về những giá trị văn hóa, truyền thống mà em tự hào và yêu quý. Em sẽ khẳng định tình yêu và tự hào với quê hương của mình.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư