Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận về 2 khổ thơ đầu của bài thơ "Viếng lăng Bác" - Viễn Phương

Cảm nhận về 2 khổ thơ đầu của bài thơ "Viếng lăng Bác" - Viễn Phương
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
335
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong 2 khổ thơ đầu của bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương, người đọc có thể cảm nhận sự trang nghiêm, tôn kính và lòng biết ơn sâu sắc của tác giả dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cảm xúc của tác giả được thể hiện qua những từ ngữ trau chuốt, tinh tế và sâu lắng, tạo nên một không gian linh thiêng và thiêng liêng khi đọc những dòng thơ này. Đồng thời, qua những khổ thơ này, tác giả cũng muốn gửi đi thông điệp về lòng biết ơn và tôn kính đối với người đã dẫn dắt dân tộc qua những thời kỳ khó khăn và gian khổ.
1
0
heart
02/04/2024 17:13:38
+5đ tặng

Người xưa có câu: “Thi ngôn chí”, tức nghĩa: Thơ là để nói lên cái chí ở đời. Nhưng “chí” ở đây không chỉ là chí khí, nguyện vọng của cong người khi muốn đạt được một thứ gì đó, mà “chí” ở đây còn là những tâm tư, tình cảm, nhân sinh quan của thế giới quan mà nghệ sĩ mang trong lòng. Tác phẩm nghệt thuật bởi vậy không chỉ là tiếng thì thầm, lời nhắn nhủ mà còn là tiếng nói của những lời tâm tư, tình cảm, những quan niệm về cuộc sống và con người mà người nghệ sĩ muốn gửi gắm đến bạn đọc. Và, qua bài thơ “Viếng lăng bác” của mình, Nhà thơ Viễn

Phương đã để tấm lòng thành kính và những cảm xúc của mình kết tinh thành những giọt ngọc của thời đại, thấm sâu vào hồn trí người đọc.

Bài thơ được viết vào năm 1976, khi lăng Bác được khánh thành, Viễn Phương vinh dự có mặt trong đoàn Đại biểu đại diện cho nhân dân Miền Nam vào viếng Bác. Xúc động tận đáy lòng, ông đã viết lên bài thơ này:

“Con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng Tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”

Bài được bắt đầu từ cách xưng hô thân thuộc với mọi người dân Việt Nam: “Con - Bác”. Đó là cách mà Viễn Phương nói riêng và mọi người Việt Nam nói chung dùng để gọi vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, cách xưng hô gợi sự thân thuộc không xa cách, bởi lẽ “ Người không con mà có triệu con”. Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã trở thành vị cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc, phải chăng vì thế mà nhà thơ Viễn Phương đã sử dụng động từ “thăm” thay cho “viếng”. Một cách sử dụng từ khéo léo và tinh tế, “thăm” là cách dùng cho người còn sống, “viếng” là cách dùng cho người đã mất. Là tác giả muốn giảm bớt sự đau buồn hay trong tiềm thức của ông, và mọi người dân Việt Nam, Bác vẫn còn đây ? Khung cảnh đầu tiên mà tác giả nhìn thấy nơi Lăng Bác, chính là “hàng tre bát ngát”, một hình ảnh thực nơi đây. Những khóm tẻ xanh gợi lên hình ảnh làng quê mọc mạc, bình dị, quen thuộc với dân tộc Việt Nam dũng cảm, bất khuất trong quá trình dựng nước và giữ nước. Dù là trong bất cứ hoàn cảnh nào, bất cứ gian nguy nào, ta vẫn “ đứng thẳng hàng” bảo vệ lấy tổ quốc thân yêu, giữ lại từng nắm đất. Đọc đến đây, ta bất chợt nhớ đến những dòng thơ đầy cảm xúc trong bài “Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy:

“Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường”

Những đức tính tốt đẹp ấy, được cha ông ta truyền từ đời này sang đời đời khác, để chúng ta kế thừa những truyền thống tốt đẹp, để chúng ta giữ lấy mảnh đất hình chữ S này.

Bắt nguồn từ cảm xúc đó, bài thơ chuyển một cách tự nhiên sang đoạn thơ thứ hai:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa thu”

Bằng cách sử dụng thành công biện pháp tu từ ẩn dụ, Viễn Phương đã sử dụng hình ảnh “Mặt Trời” để biểu tượng cho Bác Hồ. Nếu “Mặt Trời” của tự nhiên là thứ mang ánh sáng đến cho muôn loài, giúp chúng ta có một cuộc sống hạnh phúc, no đủ thì Bác Hồ chính là người mang đến ánh sáng cách mạng cho dân tộc, đất nước, đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi những đêm đen nô lệ, đến với những ngày bình minh tươi đẹp, giúp ta có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Và mặt trời của tự nhiên là thứ luôn bất tử giữa vũ trụ thì Bác sẽ luôn sống mãi trong lòng người Việt Nam.

Qua biện pháp tu từ đầy tinh tế Viễn Phương đã bày tỏ lòng thành kính xen lẫn tự hào của mình với vị Lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, và điệp từ “ngày ngày” đứng đầu câu như một sự luân hồi không bao giờ kết thúc hay ý nghĩa của tác giả là công lao và sự vĩ đại của Bác luôn tồn tại với thời gian?. Và đến đây, ta lại bắt gặp một hình ảnh vô cùng độc đáo “Kết tràng hoa”, Đây là một hình ảnh thực của nơi Bác an nghỉ “dòng người đi trong thương nhớ” khi vào viếng lăng Bác luôn mang theo những chùm hoa tươi thắm nhất để dâng lên Người. “Tràng hoa” hay cũng chính là những thành quả của cách mạng được ta dâng lên Bác, “dâng lên bảy mươi chín mùa xuân”. Ngụ ý của Viễn Phương khi dùng cụm từ này là gì? Là vì trong di chúc Bác có viết: “Nay tôi đã ngoài bảy mươi xuân” hay ý của tác giả là Người đã sống một cuộc đời thật đẹp? Có lẽ là vậy, Bác đã sống một cuộc đời thật đẹp, mỗi năm Người sống là mỗi mùa xuân dâng lên đất nước và dân tộc. Đoạn thơ là tấm lòng thành kính của tác giả đã hóa thành những dòng chữ, dòng thơ lưu giữ lại cho muôn đời, để củng cố, gợi nhắc họ về những công lao to lớn của Bác và khiến ta nảy sinh những tình cảm, cảm xúc thật đẹp!

Trong bài thơ “Thời gian”, Văn Cao đã từng viết:

“Thời gian trôi qua kẽ tay

Làm khô những chiếc lá

Kỉ niệm trong tôi rơi

Như tiếng sỏi

Trong lòng giếng cạn

Riêng những câu thơ

Còn xanh

Và đôi mắt em

Như hai giếng nước”.

Thật vậy, “Thời gian” mang một sức mạnh to lớn, có thể làm héo tàn vạn vật. Nhưng, riêng nghệ thuật và tình yêu thì luôn sống mãi! Phải chăng vì thế, mà người ta thường gửi gắm những tâm tư, cảm xúc của mình vào những dòng thơ, bài hát ? Và Viễn Phương cũng như vậy, ông đem tấm lòng thành kính và tự hào của mình, gửi gắm và những dòng thơ trong bài “Viếng lăng Bác” để làm sống dậy những văn thơ vốn đã nguội lạnh với thời gian. Ông đem tâm tư tình cảm của mình thắp thành ngọn lửa, cháy sáng trong lòng bạn đọc, gợi nhắc họ về công lao to lớn của Bác về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nhưng trong nền văn học Việt Nam, nhung tác giả viết về Bác trước Viễn Phương đã có rất nhiều tác phẩm khác, thế nhưng bài thơ này của ông vẫn gây được ấn tượng với bạn đọc bởi sự độc đáo của nó, được viết với thể thơ tám chữ, kết hợp với các hình ảnh giàu sức biểu cảm và các biện pháp tu từ độc đáo. Bài thơ chính là tiếng lòng của tác giả nhưng lại khiến cho bạn đọc nảy sinh những đồng cảm với ông, khiến cho bạn đọc có thể tự hào về Bác về Dân Tộc, về Đất Nước và để nó trở thành hành trang của mình trong bước đường xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Gấp lại những vần thơ trong bài thơ “Viếng Lăng Bác”, người đọc không khỏi xúc động trước tấm lòng của tác giả, cảm ơn Viễn Phương đã đem “Viếng Lăng Bác” đến cho nền văn học Việt Nam, để ta có thêm những hành trang tốt đẹp để vững bước trên chặng đường dài phía trước và đọc xong hai đoạn thơ ta không khỏi nhớ đến những dòng thơ trong bài thơ “Bác ơi” của Tố Hữu:

“Bác sống như trời đất của ta

Yêu từng ngọn lửa, mỗi cành hoa

Tự do cho mỗi đời nô lệ

Sữa để em thơ, lụa tặng già”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Tem SAD
02/04/2024 17:20:53
+4đ tặng

Viễn Phương là một người may mắn có nhiều năm được sống, được làm việc với Bác Hồ. Chính vì tình cảm với bác quá nặng sâu mà ông đã có rất nhiều bài thơ thể hiện lòng luyến tiếc, thương nhớ, khâm phục và tự hào về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt là Viếng Lăng Bác là một tác phẩm tiêu biểu với hai khổ thơ đầu thể hiện sâu sắc tình cảm thiêng liêng ấy.

Con ở miền Nam thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy chín mùa xuân

Mở đầu bài thơ, nhà thơ đã phân trần cảm xúc của mình qua lời tự giới thiệu như lời tâm tình Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác. Với đại từ nhân xưng con -  bác nghe ngọt ngào, thân yêu và gần gũi đến vậy. Cách xưng hô này thật gần gũi, thân thiết, thấm đẫm tình thân yêu nhưng cũng rất mực thành kính, thiêng liêng. Đồng thời cũng diễn tả tâm trạng xúc động, bùi ngùi của người con miền Nam ra thăm cha sau bao nhiêu năm xa cách.

Con ở đây cũng có thể là cả miền Nam, là cả tấm lòng của đồng bào Nam Bộ hướng về Bác, hướng về vị cha già kính yêu của dân tộc với một niềm xúc động lớn lao nhà thơ đã sử dụng từ thăm thay cho từ viếng, một cách tinh tế. Như chúng ta đã biết viếng là sự chia buồn là người thân đã mất còn thăm là chỉ là của gặp gỡ trò chuyện. Tác giả sử dụng từ thăm thể hiện việc mình đơn thuần chỉ ra thăm lại người cha già kính yêu chứ không hề coi bác đã mất. Đó là cách nói giảm nói tránh nhằm làm giảm nhẹ nỗi đau thương, mất mát. Bác đã ra đi mãi mãi nhưng hình ảnh của Người vẫn còn trong tim nhân dân miền Nam, trong lòng dân tộc Việt Nam.

Đồng thời ý thơ cũng là sự gần gũi, đưa người con phương xa thăm người thân ruột thịt. Đọc xong câu thơ ta không khỏi xúc động nghẹn ngào, câu thơ rất gợi cảm, dồn nén biết bao xúc cảm. Đó không chỉ là tình cảm thiêng liêng của riêng nhà thơ mà còn là tình cảm chung của đồng bào miền Nam, của cả dân tộc Việt Nam.

Với niềm sung sướng dâng trào và niềm vui, Viễn Phương đã tập trung chiêm ngưỡng cảnh quan trong lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

Với bút pháp tả thực, tác giả đã giúp ta hình dung của hiện thực với màu sương trắng mờ ảo, cảnh quan trong lăng Bác hiện ra thật lung linh và thật đẹp. Hình ảnh sương trắng chính là tín hiệu của cảnh trời vẫn còn sớm. Ấy vậy mà tác giả đã có mặt từ bao giờ, điều đó chứng tỏ Viễn Phương rất mong mỏi để gặp bác.

Hình ảnh gây ấn tượng nhất đối với Viễn Phương đó chính là hàng tre, với phép sử dụng điệp ngữ hàng tre đã hiện lên vô cùng đẹp đẽ và kết hợp với phép nhân hóa Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng đã giúp hình hình hàng tre hiện lên càng thêm đẹp. Có thể thấy hàng tre chính là hình ảnh hết sức thân thuộc và gần gũi của làng quê Việt Nam. Hình ảnh hàng tre còn là biểu tượng của con người dân tộc Việt Nam kiên trung, bất khuất. Bão táp mưa sa là chỉ những thử thách lịch sử của dân tộc. Nhưng dù qua bao bão giông thì dân tộc Việt Nam vẫn kiên cường, bất khuất đứng thẳng hiên ngang đấu tranh không bao giờ khuất phục.

 

Từ hình ảnh hàng tre trong sương mà nhà thơ đã liên tưởng thành một hình ảnh hàng tre mang ý nghĩa ẩn dụ, biểu tượng cho sức sống kiên cường của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Đồng thời tre cũng là một vũ khí đánh giặc quen thuộc trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Ta bắt gặp hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre ngà mà đánh tan giặc. Ngô Quyền sử dụng cọc tre tạo thành trận địa để đánh chìm tàu thuyền quân Nam Hán và trong thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ thì tre cũng là một vũ khí quan trọng.

Chỉ với khổ thơ ngắn nhưng chúng ta cũng đã hiểu được những cảm xúc của nhà thơ và của nhân dân với Bác Hồ kính yêu. Những cảm xúc dâng trào ấy thì sĩ đã  liên tưởng tới hình ảnh vĩ đại khi bước tới lăng

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy chín mùa xuân

Khổ thơ được mở đầu bằng cụm từ chỉ thời gian ngày ngày vận dụng như một điệp ngữ, diễn tả sự vận động của thiên nhiên, vạn vật mà cụ thể ở đây là sự vận động của mặt trời. Hình ảnh mặt trời đi qua trên lăng là hình ảnh tả thực. Đó là mặt trời của thiên nhiên. là nguồn sáng của vũ trụ. nó gợi ra sự kỳ vĩ, bất tử và vĩnh hằng. Mặt trời chính là nguồn cội của sự sống và ánh sáng. Còn hình ảnh mặt trời trong lăng là một hình ảnh ẩn dụ, đầy sáng tạo và độc đáo. Đó chính là hình ảnh của Bác Hồ vĩ đại, Bác giống như mặt trời, Bác cũng là nguồn ánh sáng, nguồn sức mạnh soi sáng cho bao kiếp người lầm than, đưa dân tộc Việt Nam đến với ánh sáng của một chân trời mới, chân trời độc lập, tự do. Ý thơ vừa góp phần đề cao tầm vóc vĩ đại của Bác, đồng thời cũng đã mô tả được thái độ đầy tôn kính của thi sĩ đối với Bác.

Tố Hữu đã có một câu thơ quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ. Cái nghĩa, cái tình lớn lao của Bác đã tác động mạnh mẽ sâu xa. Nhìn dòng người đang tiến vào thăm lăng bác nhà thơ đã liên tưởng là tràng hoa, một lần nữa thi sĩ đã phối hợp hai hình ảnh tả thực và ẩn dụ để mô tả sự thương nhớ của nhân dân đối với Bác. Đồng thời cũng khắc họa công ơn của bác

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy chín mùa xuân

Tràng hoa được kết từ dòng người đang bước vào viếng lăng như đang dâng hương hoa thơm ngát nên bác Hồ kính yêu. Hình ảnh ấy còn góp phần thể hiện tấm lòng yêu kính của nhân dân đối với Bác. Viễn Phương đã trân trọng ngợi ca cả cuộc đời bác bỏ cả tuổi xuân để cống hiến cho đất nước, cho hình ảnh của dân tộc.

 Với bút pháp tả thực cùng việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật, nhà thơ Viễn Phương đã thể hiện cảm xúc đặc biệt của mình sau rất nhiều năm thăm lại Lăng Bác, đồng thời thể hiện tình yêu cũng như sự  kính trọng của dân tộc Việt Nam đối với Bác.

0
0
Tử Điện
02/04/2024 17:27:13
+3đ tặng
Bài thơ "Viếng lăng Bác" của tác giả Viễn Phương là một tác phẩm mang đậm tinh thần yêu nước, tôn vinh công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người đã dẫn đầu cách mạng Việt Nam, giúp đất nước giành được độc lập và tự do. Trong 2 khổ thơ đầu của bài thơ, tác giả đã tả lại hình ảnh lăng Bác, nơi yên nghỉ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với những dòng chữ "Không gian yên bình, tĩnh lặng, thanh cao" đã tạo nên một không khí trang nghiêm và thiêng liêng. Bức tranh lăng Bác hiện lên trước mắt độc giả với sự trang nghiêm, tĩnh lặng và thanh cao, tạo nên một cảm giác trang trọng và thiêng liêng. Đồng thời, tác giả cũng thể hiện sự kính trọng, lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua việc viếng lăng Bác. Bài thơ không chỉ là sự tôn vinh và tri ân đối với người vĩ đại đã dẫn dắt dân tộc qua những khó khăn, mà còn là sự thể hiện lòng biết ơn và tình cảm sâu sắc của tác giả dành cho người đã hy sinh vì đất nước. Tóm lại, 2 khổ thơ đầu của bài thơ "Viếng lăng Bác" đã tạo nên một bức tranh trang nghiêm, tĩnh lặng và thanh cao về lăng Bác, đồng thời thể hiện sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc của tác giả đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×