Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 10
03/04 15:37:40

Anh/Chị hãy viết một bài văn nghị luận khoảng 500 chữ bàn luận về ý nghĩa về đạo lý tôn sự trọng đạo

(CẦN GẤP, TRƯỚC 16H15) Anh/Chị hãy viết một bài văn nghị luận khoảng 500 chữ bàn luận về ý nghĩa về đạo lý tôn sự trọng đạo.
2 trả lời
Hỏi chi tiết
55
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong xã hội hiện nay, đạo lý tôn sự trọng đạo đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một cộng đồng văn minh, lịch sự và phát triển. Đạo lý tôn sự trọng đạo không chỉ là một giá trị truyền thống mà còn là nền tảng để xây dựng mối quan hệ tôn trọng, đoàn kết và hòa bình giữa con người.

Tôn sự trọng đạo là việc tôn trọng và tuân thủ các giá trị đạo đức, đạo lý, quy tắc xã hội và pháp luật. Khi mỗi người tuân thủ và tôn trọng đạo lý, họ sẽ tạo ra một môi trường sống lành mạnh, hòa bình và phát triển. Tôn sự trọng đạo còn giúp tạo ra một cộng đồng văn minh, nơi mọi người sống hòa thuận, tôn trọng lẫn nhau và giữ gìn giá trị truyền thống.

Để thực hiện tôn sự trọng đạo, mỗi người cần phải tuân thủ các quy tắc xã hội, đạo đức và pháp luật. Họ cần biết tôn trọng người khác, không xâm phạm đến quyền lợi của người khác, không gây ra xung đột và tranh cãi vô ích. Tôn sự trọng đạo còn đòi hỏi mỗi người phải biết lắng nghe, chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống hàng ngày.

Ngoài ra, tôn sự trọng đạo còn giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực và hiệu quả. Khi mỗi người trong tổ chức tuân thủ đạo lý và tôn trọng lẫn nhau, họ sẽ làm việc hiệu quả hơn, tạo ra sự đoàn kết và phát triển bền vững cho tổ chức. Đồng thời, tôn sự trọng đạo còn giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực, nơi mọi người được đánh giá và đối xử công bằng.

Tóm lại, đạo lý tôn sự trọng đạo đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một cộng đồng văn minh, lịch sự và phát triển. Để thực hiện tôn sự trọng đạo, mỗi người cần phải tuân thủ các quy tắc xã hội, đạo đức và pháp luật, tôn trọng người khác và hỗ trợ lẫn nhau. Chỉ khi mỗi người hiểu và thực hiện đạo lý tôn sự trọng đạo, chúng ta mới có thể xây dựng một xã hội hòa bình, phát triển và bền vững.
1
0
Viet
03/04 16:31:31
+5đ tặng

Ngạn ngữ Trung Quốc có câu “Một gánh sách không bằng một người thầy tốt”. Tại sao vậy? Học là một công việc cả một cuộc đời con người và không có điểm dừng. Trong hành trình đó sẽ có nhiều lúc ta gặp khó khăn, thắc mắc thì người thầy, người cô sẽ là người giúp đỡ, giải gỡ những băn khoăn cho chúng ta.

Thầy cô không là người vĩ đại nhưng lại có vai trò vô cùng to lớn trong việc tiếp thu thêm tri thức và nâng cao nhân cách làm người của mỗi người chúng ta. Từ lẽ đó mà nhân dân ta thường có câu “Tôn sư trọng đạo” là không sai.

Tôn sư trọng đạo là một đạo nghĩa, một nhân cách làm người, chỉ cho chúng ta cách đối nhân xử thế với người đã giúp đỡ chúng ta như người cha, người mẹ thứ hai. Vậy thế nào là tôn sư? Thế nào là trọng đạo?

Tôn trong tôn sư nghĩa là tôn kính, kính trọng. Sư trong tôn sư là người thầy, người cô. Tôn sư chính là một lời khuyên nhủ, một lời răn dạy mỗi người chúng ta đều phải tôn trọng và kính yêu mỗi người thầy, mỗi người cô đã dạy cho ta biết chữ, biết cách làm người và biết cách sống cho đúng đạo nghĩa.

Tôn trọng thầy cô cũng như tôn trọng chính cha mẹ của chúng ta. Từ đó, với hai từ tôn sư, ta có thể hiểu được vai trò của thầy tại sao lại to lớn đến như vậy, lại vĩ đại đến mức độ chúng ta cần tôn trọng. Thế còn trọng đạo? Trọng trong trọng đạo cũng như tôn trong tôn sư đều chỉ đến sự tôn kính, tôn trọng của ai đó dành cho một người nào đó mà mình kính yêu, quý mến.

Đạo trong trọng đạo là đạo lý, đạo đức. Trọng đạo nghĩa là chúng ta phải tôn trọng người đã dạy cho chúng ta đạo đức, hiểu được đạo lý làm người, đối nhân xử thế trong cuộc sống. Người đó không là ai khác ngoài người thầy, người cô, những người lái đò dìu dắt, đưa đón chúng ta cập đến đến bến bờ của tương lai.

Trọng đạo ở đây còn có nghĩa là tôn trọng đạo đức làm người. Tóm lại, tôn sư trọng đạo là một cụm từ của ông cha ta thời xưa dùng để khuyên răn con cháu nên tôn trọng và kính yêu người thầy, người cô – những người ngày đêm không ngại khó khăn mà thắp sáng lên ánh đèn soi rọi trên con đường đến thành công của chúng ta.

Tại sao người làm thầy, người làm cô lại có ý nghĩa và vai trò lớn lao đến như vậy? Có một ai đó đã từng nói ” Cho tôi một con cá thì tôi sẽ ăn hết nó trong một ngày.

Nhưng nếu dạy tôi cách câu cá thì tôi sẽ được ăn cá suốt đời”. Vai trò của người thầy cũng như vậy đấy. Thầy không có phép màu nhiệm, không có đũa thần giúp chúng ta trở nên thông minh hơn, sáng tạo hơn nhưng thầy là người có thể dạy cho chúng ta cách câu cá để ta có thể vững bước chân trên mọi nẻo đường, không bao giờ “chết đói”.

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam sẽ còn lưu giữ mãi theo năm tháng nhằm khuyên nhủ con người nên tôn trọng người thầy cũng như tôn trọng nghề giáo.

Trên đất nước này, trên thế giới có rất nhiều nghề khác nhau nhưng tại sao con người nên tôn trọng nghề giáo nhất. Đó là vì nghề giáo không như những ngành nghề khác, nghề giáo là nghề “trồng người”. Tạo ra những con người có tri thức, có văn minh, có đạo đức, đó chính là nhiệm vụ lớn lao và cao cả nhất trong mọi ngành nghề.

Một đất nước có những con người thông minh, sáng tạo lại vừa có đạo đức thì đất nước ấy sẽ trở nên phát triển vượt bậc. Do đó, nghề giáo cũng như vai trò người làm thầy, người làm cô là cao cả, là vĩ đại và tôn sư trọng đạo là một trong vô vàn truyền thống văn hóa của dân tộc ta có ý nghĩa lớn lao và sâu sắc nhất.

Cùng sự ra đời của truyền thống tôn sự trọng đạo thì đã có rất nhiều câu thơ, câu nói dân gian được ra đời như “Nhất tự vi sư bán tự vi sư” nghĩa là một chữ cũng là thầy và nữa chữ cũng là thầy.

Dù một chữ hay nữa chữ thì vẫn là thầy đã dạy. “Tam nhân đồng hành tất hữu vi sư ” ba người cùng đi trên một con đường thì sẽ có một người đóng vai trò là người thầy dìu dắt hai người còn lại đi trên con đường đó.

Hay rất nhiều câu nói khác nhau được ra đời như John Steinbeck đã từng nói ” Một thầy giáo tuyệt vời cũng chính là một nghệ sĩ tuyệt vời và trên thế giới chỉ có số ít những người như vậy. Dạy học là nghệ thuật vĩ đại nhất vì đó là sự kết hợp giữa lý trí và tinh thần.”

Tôn sư trọng đạo không chỉ là truyền thống của riêng dân tộc ta mà còn là lời khuyên, sự răn dạy của người xưa dành cho con cháu ngày nay, không tùy thuộc vào khu vực nào, quốc gia nào đều phải thực hiện tôn sư và trọng đạo.

Bác sĩ Helen Caldicott đã có một quan điểm về người thầy “Tôi tin rằng giáo viên là người quan trọng và chịu nhiều trọng trách nhất của xã hội vì những nỗ lực trong nghề nghiệp của họ ảnh hưởng tới số phận của trái đất”. Vai trò của người thầy không bất cứ thứ gì, không mọi ngành nghề nào sánh bằng.

Người thầy là người cha, người cô là người mẹ và thầy cô là người lái đò đưa chúng học trò cập đến bến bờ tương lai với niềm vui và hạnh phúc. Thầy cô là những người rất giản dị thôi nhưng vai trò của thầy cô là vô cùng lớn lao, là vô cùng cao cả. Suốt một đời học sinh chỉ mong gặp được một người giáo viên tốt và suốt đời của người làm thầy, làm cô cũng chỉ hy vọng chúng học trò được nên người và một lời cảm ơn chân thành từ chúng ta.

Đơn giản là thế! Đã nhắc đến công ơn của thầy cô thì ta không thể không nhớ đến những người thầy vĩ đại như thầy Chu Văn An, thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm, thầy Cao Bá Quát, thầy Nguyễn Đình Chiểu,…Trong đó ta không thể nào không nhớ đến hình ảnh của thầy Nguyễn Tất Thành – Người vừa xây dựng đất nước vừa dạy trò để nên người như Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp.

Tôn sư trọng đạo không gì khác hơn ngoài việc khuyên răn mỗi người chúng ta nên tôn trọng, kính yêu thầy cô giáo. Thế nhưng, ngày nay lại có rất nhiều học sinh không nghĩ như vậy. Họ không coi trọng, lễ phép với thầy cô, nhiều lúc làm loạn trong lớp học, không chú ý nghe theo sự răn dạy, sự chỉ bảo của thầy cô mà ngược lại họ có những hành động đáng xấu hổ như nói xấu thầy cô, chửi bới,..

Rất nhiều hành động đáng xấu hổ như vậy đang ngày càng diễn ra không chỉ ở riêng đất nước chúng ta mà nó đã lan rộng trên khắp thế giới và chúng ta cần phê phán, khuyên răn hay làm bất cứ điều gì có thể để ngăn cản những trường hợp như vậy.

Một khía cạnh khác rằng thầy cô ngày nay có lẽ một phần đã quên đi trọng trách của người làm thầy, quên đi nhiệm vụ lớn lao của sự nghiệp “trồng người”. Usinxki đã từng nói: “Nhân cách của người thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với học sinh, sức mạnh đó không thể thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào khác”.

Người làm thầy, người làm cô thì điều đầu tiên cần là nhân cách. Ngày nay, có một số thầy cô đã quên đi nhiệm vụ cao cả đó mà tước bỏ nhân cách của một người làm thầy để làm ra những điều đáng xấu hổ như thực hiện những hành vi đồi trụy với học trò của mình hay chỉ đơn giản là hạ hạnh kiểm hoặc điểm thi của học trò nào đó nếu không đi học thêm ở nhà người thầy đó,…

Có rất nhiều trường hợp như vậy đã xảy ra và đang làm cho nền giáo dục của nước ta ngày càng đi xuống một cách trầm trọng. Vì vậy, chúng ta cần phải ngăn cản, phê phán những hành vi như vậy, cả thầy và trò, để đưa nền giáo dục về đúng bản chất thực sự của nó – tôn sư trọng đạo, hiếu nghĩa với cha mẹ, giúp ích cho đất nước.

Ngày 20 tháng 11 hằng năm đã được chọn là ngày để ghi nhớ công vinh của thầy cô giáo. Trong ngày này, những cô cậu học trò sẽ dâng tặng cho thầy cô những món quà vô cùng dung dị như một cành hoa, một con điểm tốt hay chỉ đơn giản là một lời cảm ơn cũng đủ để thầy cô nhận thấy được tấm lòng chân tình của chúng ta. Hy vọng ngày 20 tháng 11 hằng năm đều là những kỉ niệm tốt đẹp, vui vẻ giữa thầy và cô, là khoảng khắc mà chúng học trò như tôi sẽ thực hiện truyền thống tôn sư trọng đạo một cách ý nghĩa nhất.

“Hôm nay ngồi nhớ lại
Ngày đầu tiên đến trường
Nhớ thầy tôi ngày ấy
Với tấm lòng luyến thương!”

Thầy cô mãi là cha mẹ thứ hai của chúng ta và tôn sư trọng đạo luôn là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Hãy cùng nhau phát huy và giữ gìn truyền thống tốt đẹp này, bạn nhé!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Phương
03/04 16:53:48
+4đ tặng

“Tôn s­ư trọng đạo” không chỉ còn là vấn đề đạo đức mà còn là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Khi nào cuộc sống còn cần kiến thức, con người còn văn minh thì người thầy còn được tôn trọng. Mà chắc chắn rằng, con người không thể quay trở về với điểm xuất phát với cảnh sống ăn lông ở lỗ được. Vì thế, dù thời kì lịch sử nào, dù xã hội nào “Tôn sư trọng đạo” vẫn là truyền thống vô cùng tốt đẹp, và vô cùng cần thiết, cần được tiếp tục phát huy và gìn giữ. Đó là yếu tố quan trọng làm nên nền tảng đạo đức của xã hội văn minh.

Nhân dân ta từng có những câu nói vô cùng giản dị mà chứa đựng những ý nghĩa rất sâu sắc về vấn đề Đạo và Thầy. Những câu nói ấy vừa tôn vinh người Thầy, vừa nhắc nhở con người phải biết sống cho phải đạo làm người. Thầy là người vạch đường chỉ lối cho một người “Không thầy đố mày làm nên”. Vì thế vị trí của người thầy được đặt ngang hàng với vị trí của cha mẹ, “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”. Chúng ta vẫn luôn tự nhắc mình:

Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

Người làm thầy trong bất cứ xã hội nào luôn được xã hội tôn trọng “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Bởi vậy, “tôn sư trọng đạo” không còn là một vấn đề quan niệm sống hay quan niệm về cách cư xử mà đã trở thành một phạm trù đạo đức. Thời xưa Platôn, Aritxtôt, Khổng Tử… từ người thầy đã trở thành những bậc thánh trong lòng học trò. Ngày nay, người thầy tuy không có vị trí tuyệt đối như thế song thầy vẫn là người được xã hội tôn trọng và “nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Dù ở phương Đông hay phương Tây, dù mối quan hệ thầy trò có bình đẳng đến đâu, gần gũi đến đâu thì danh giới thầy trò, vị trí đáng kính của người thầy vẫn không hề bị mai một.

Trên thực tế, vấn đề “tôn sư trọng đạo” ngày nay đã có nhiều điều đáng phải bàn. Các thầy cô giáo dù phải đứng trước bao nhiêu khó khăn của cuộc sống vẫn đang ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền thụ cho học sinh những tri thức quý giá nhất. Còn học sinh, bên cạnh những học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính yêu và tôn trọng thầy cô giáo, đã có không ít bạn chót quên đi đạo nghĩa thầy trò. Những học sinh ấy đã vô tình hoặc cố ý vi phạm đạo làm trò, làm đau lòng các thầy cô giáo. Đã có những câu chuyện đau lòng mà chúng ta không muốn nhắc đến như hiện tượng học trò xúc phạm thầy cô giáo, vô lễ với những người đang ngày đêm dạy bảo mình những điều hay lẽ phải, truyền đạt cho mình những tinh hoa tri thức nhân loại. Xã hội đã, đang và sẽ tiếp tục lên án những học sinh đó.

“Tôn sư trọng đạo” là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của loài người. Nếu trẻ em là tờ giấy trắng thì người cầm cây bút viết lên những tờ giấy trắng ấy những tráng thẳng hàng, rõ nét, rõ chữ nhất chính là thầy cô giáo. Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri thức nhân loại cho thế hệ sau là biểu hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế “tôn sư” không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. “Đạo” cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, ở những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn đề đạo đức xã hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết, coi trọng tinh thần ham học hỏi, đề cao truyền thống ham học.

Để xã hội ngày càng văn minh con người ngày càng phải chú ý đến chuyện học hành, tiếp thu tri thức. Vì thế, vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại đã thay đổi, từ người truyền đạt tri thức đã chuyển thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với tri thức. Vai trò của người thầy ít nhiều thay đổi nhưng vị trí của người thầy thì không hề suy giảm. Thầy vẫn là thầy và ngày càng quan trọng hơn. Vì vậy, dù xã hội có đi đến đâu, xã hội ấy vẫn có những người muốn học và vẫn có những người thực hiện nhiệm vụ dạy bảo người đi sau. Trong cuộc sống ngày nay, khi mà vấn đề học hành ngày càng phức tạp và sự xuống cấp về đạo đức xã hội đang khiến nhiều người có lương tâm trách nhiệm phải quan tâm suy nghĩ thì vấn đề “tôn sư trọng đạo” càng phải tiếp tục được kế thừa và phát huy hơn nữa.

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống đạo đức vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Đứng trước những hiện tượng đáng suy nghĩ hiện nay về vấn đề đạo đức học đường, chúng ta cần phải có những hoạt động cần thiết để nhắc nhở mỗi người nhìn lại thái độ và cách ứng xử của mình đối với những người làm thầy trong xã hội này. Tôn sư trọng đạo cần phải được quan tâm hơn nữa.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Ngữ văn mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo