Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích và đánh giá chủ đề về nhân vật của tác phẩm Mây Trắng còn bay của Bảo Ninh

phân tích và đánh giá chủ đề về nhân vật của tác phẩm Mây Trắng còn bay của Bảo Ninh
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
987
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong tác phẩm "Mây Trắng còn bay" của tác giả Bảo Ninh, nhân vật chính là một cựu chiến binh tên là Kien. Kien là một nhân vật phản ánh rõ nét những hậu quả của chiến tranh và những đau thương mà con người phải chịu đựng sau khi trải qua những trận đánh đẫm máu.

Kien được mô tả là một người lính dũng cảm, đã trải qua nhiều trận chiến khốc liệt và chứng kiến nhiều cảnh tượng đau lòng trong cuộc chiến. Sau khi chiến tranh kết thúc, Kien trở về với cuộc sống bình thường nhưng không thể thoát khỏi những ám ảnh, nỗi đau và mất mát mà anh đã trải qua. Anh sống trong một thế giới tâm lý hỗn loạn, không thể tìm thấy sự bình yên và hạnh phúc.

Nhân vật Kien được xây dựng rất chân thực và đầy đau thương, khiến người đọc cảm thấy đồng cảm và thấu hiểu cho những người lính đã phải chịu đựng những nỗi đau không thể nói thành lời sau chiến tranh. Tác giả Bảo Ninh đã thành công trong việc tái hiện cuộc sống của nhân vật Kien và làm cho độc giả cảm nhận được tầm quan trọng của việc giữ gìn hòa bình và tránh xa chiến tranh.

Tóm lại, nhân vật Kien trong tác phẩm "Mây Trắng còn bay" là một hình ảnh sống động về những hậu quả của chiến tranh và những đau thương mà con người phải chịu đựng. Nhân vật này đã góp phần làm nên giá trị nghệ thuật của tác phẩm và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả.
2
0
+5đ tặng

Trước hết là nhan đề truyện “Mây trắng còn bay”. Tác giả lựa chọn hình ảnh “mây trắng” để đặt tên cho tác phẩm. Và trong truyện có đến 5 lần hình ảnh này được xuất hiện tạo nên không gian bồng bềnh, hư ảo; mặt khác còn gợi sự thanh thản, bình yên. Hình ảnh “mây trắng” trong trạng thái động “còn bay” còn mang ý niệm cho sự chảy trôi của cuộc đời, của quá khứ vẫn chưa ngủ yên..

Về kết cấu, ta thấy mở đầu truyện là khung cảnh máy bay cất cánh trong mưa, khi thời tiết xấu và sự căng thẳng, nuối tiếc của các hành khách trong khoang máy bay thì kết thúc truyện là sự lặng yên của các nhân vật, là khung cảnh “đại dương khí quyển ngời sáng”, là hình ảnh “Tổ quốc tôi trên trời cao”. Kết thúc truyện với đoạn văn giàu chất thơ có tác dụng nâng chất văn xuôi trong câu chuyện lên, phả vào nó một vùng cảm xúc ấm áp, xao lòng… Kết cấu còn thể hiện cái nhìn lạc quan của nhà văn, thể hiện tinh thần cao đẹp và niềm tin vào sự bất tử của những chiến sĩ phi công bảo vệ vùng trời của Tổ quốc.

Trong truyện có bốn nhân vật nhưng tác giả chú trọng miêu tả và làm nổi bật hai nhân vật là tay vận comple và bà cụ. Nhân vật trung tâm của truyện ngắn này là nhân vật bà cụ. Các chi tiết miêu tả ngoại hình “Hình vóc bé nhỏ, teo tóp của bà như chìm lấp vào thân ghế”, “lưng còng, hai bàn tay gầy guộc” khắc hoạ rõ nét vẻ ngoài lam lũ, vất vả, khắc khổ của người mẹ, người phụ nữ Việt Nam xưa. Từ cử chỉ “bà cụ chẳng dám hỏi han gì thêm. Bà ngồi im, ôm chặt trong lòng một chiếc làn mây… bà không muốn nhận khay đồ ăn, “Tất cả các thứ hộp thứ gói trên khay bà dồn hết vào chiếc làn mây. Bà chẳng ăn chút gì… bà cũng chỉ xin một cốc nước lọc.” đến lời nói sử dụng nhiều từ ngữ đưa đẩy “các bác kìa, bác nhỉ, thưa các bác…” hay “Thảo nào hai lượt tàu bay “những” triệu bạc… Các chú cho già “thì có” khiến cho nhân vật bà cụ hiện lên với những nét đặc trưng tiêu biểu của tầng lớp nông dân ở làng quê Việt Nam: xởi lởi, cởi mở, tiết kiệm, chắt chiu. Nhưng qua đó cũng hiện lên một mảnh đời cơ cực, nhọc nhằn, vất vả. Ta vừa buồn cười khi bà chẳng dám ăn đồ ăn trên máy bay vì sợ tốn tiền, hay khi bà nhờ cô tiếp viên mở giúp cái cửa sổ máy bay cho thoáng nhưng ta lại càng thương bà cụ hơn khi biết đây là lần đầu tiên trong cuộc đời, người mẹ ấy đi máy bay, bà bày đồ cúng cho con trên máy bay, trên vùng trời con mình là chiến sĩ phi công hy sinh gần 30 năm trước. Khi chứng kiến cái dáng vẻ sợ sệt, van lơn, khẩn khoản của bà cụ với tay vận complet, ta lại càng thương cảm, xót xa.
Về sự kiện cốt truyện, phần đầu truyện, dường như tác giả chỉ kể lại những mẩu đối thoại ngắn ngủi, đơn thuần của bà cụ với các nhân vật khác khiến ta có cảm giác như nghe những màn đối thoại rời rạc, bình thường. Cho đến khi, tiếng nạt của tay vận comple vang lên với bà cụ, tiếng nạt đó không chỉ khiến nhân vật tôi giật mình mà còn là sự đánh thức sự chú ý của bạn đọc. Đến đây, diễn biến của truyện được đẩy lên đến cao trào nhưng cũng chính là sợi dây giúp bạn đọc liên kết tất cả các sự việc xảy ra trước đó: tại sao bà cụ nhắc đến hai chiếc vé máy bay được “các chú không quân cùng đơn vị với con trai già cho”, tại sao bà cụ lại hỏi máy bay sắp qua sông Bến Hải hay chưa? Đọc đến sự việc bà cụ van nài tay vận comple thì người đọc đã tự có được câu trả lời cho mình. Chỉ đến phần cuối của truyện ngắn, mọi bí mật mới được hé lộ. Vì vậy, câu chuyện càng trở nên bất ngờ, hấp dẫn và đọng lại được nhiều suy ngẫm.

Ở phần cuối của truyện, chi tiết “Tôi xoài người sang giữ lấy cái khung ảnh. Tấm ảnh được cắt ra từ một mảnh báo, đã cũ xưa, nhưng người phi công trong ảnh còn rất trẻ.” thực sự là một chi tiết đắt giá. Trong suốt tác phẩm, nhân vật tôi chủ yếu là người đứng ngoài, quan sát kể lại câu chuyện thì đến đây nhân vật tôi đã trực tiếp tham gia vào câu chuyện bằng hành động cụ thể “xoài người ra giữ lấy cái khung ảnh”. Hành động này không chỉ là hành động giúp đỡ bà cụ mà còn khẳng định sâu sắc hơn tình cảm cảm thông, trân quý đối với các bà mẹ có con hi sinh trong chiến đấu và lòng biết ơn những người lính của tác giả. Hơn nữa hình ảnh trong tờ báo “đã xưa cũ”, anh phi công “còn rất trẻ” còn có tác dụng phản ánh hiện thực khốc liệt: chính chiến tranh đã cướp đi tuổi trẻ, cướp đi sự sống của những con người quả cảm ấy và chính chiến tranh đã để lại nỗi đau dai dẳng cho người ở lại. Qua đó, ta thấy được chi tiết này vừa có giá trị hiện thực, vừa có giá trị nhân đạo, nó góp phần quan trọng vào việc thể hiện chủ đề của truyện.

Truyện ngắn “Mây trắng còn bay” là tiếng nói cảm thông, thương cảm với những bà mẹ có con hi sinh trong chiến tranh, xót xa với số phận con người thời chiến – khi họ ngã xuống ở cái tuổiđẹp nhất, hi sinh cuộc đời đểđem lại hoà bình cho dân tộc. Đồng thời tác phẩm là tiếng nói tố cáo chiến tranh, là tiếng nói phê phán lối sống ích kỉ, cá nhân của những người thời bình thờơ trước những hi sinh của những ngườiđã ngã xuống trong thời chiến. “Mây trắng còn bay” còn là sự chiêm nghiệm của tác giả về cuộc đời, vết thương chiến tranh chẳng bao giờ xoá bỏ được, nó còn mãi cùng với sự chảy trôi của cuộc đời như “mây trắng” vẫn bay. Truyện ngắn là bài học về lối sống uống nước nhớ nguồn, là sự trân trọng những hi sinh thầm lặng của con người trước, trong và sau chiến tranh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×